whiteshark_mio

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 9
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................ 14
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................. 15
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 15
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 16
7. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 16
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 17
NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................... 18
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu......................................... 18
1.1. Các khái niệm............................................................................................................ 18
1.1.1. Khái niệm can thiệp sớm.................................................................... 18
1.1.2. Khái niệm trẻ tự kỷ ............................................................................ 19
1.1.3. Khái niệm đánh giá ............................................................................ 19
1.1.4. Khái niệm mô hình............................................................................. 20
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................. 20
1.2.1. Lý thuyết hệ thống ............................................................................. 20
1.2.2. Lý thuyết vai trò................................................................................. 21
1.3. Khái quát một số vấn đề chung về can thiệp sớm và tự kỷ.............................. 23
1.3.1. Một vài đặc điểm về can thiệp sớm ................................................... 23
1.3.2. Một vài đặc điểm về tự kỷ ................................................................. 26
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 35
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Nắng Mai ............. 35
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Nắng Mai ................................. 36
1.4.3. Thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên và trẻ học tại trung
tâm Nắng Mai................................................................................................... 36
1.4.4. Quy trình tiếp nhận và chương trình học ........................................... 37
1.4.5. Các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa ............................................ 39
Chƣơng 2. Thực trạng mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm
Nắng Mai.................................................................................................................. 40
2.1. Khái lƣợc hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ ở nƣớc ta............................ 40
2.1.1.Tình hình công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và đánh giá tự kỷ ở nước ta............ .41
2.1.2. Tình hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại nước ta ............................. 44
2.2.Thực trạng hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Nắng Mai 46
2.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của mô hình ....................................................... 46
2.2.2. Đối tượng của mô hình ...................................................................... 47
2.2.3. Cách thức quản lý và nguồn tài chính của mô hình........................... 47
2.2.4. Hoạt động của mô hình ...................................................................... 47
Chƣơng 3. Đánh giá kết quả hoạt động mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
tại trung tâm Nắng Mai.......................................................................................... 56
3.1. Những thành tựu đạt đƣợc của mô hình............................................................. 57
3.2. Hạn chế của mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Nắng
Mai ............................................................................................................................................ 67
3.3. Vai trò của gia đình trong mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.................... 70
3.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện mô hình can thiệp
sớm cho trẻ tự kỷ.................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 77
Kết luận.................................................................................................................... 77
Khuyến nghị ............................................................................................................ 79
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là mầm non tương lai của mỗi dân tộc.
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội
và của mọi gia đình. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã và đang trở
thành phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới và của Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối
tượng bảo trợ xã hội nói chung và chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết
tật nói riêng, phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các gia đình, góp
phần quan trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội và ổn định tình hình chính trị -
xã hội tại các địa phương. Trong những năm qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật
được xây dựng, ban hành như: Luật Người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-
CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Người khuyết tật; Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/08/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-
2020; Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối
nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020; năm 1990, Việt Nam là quốc
gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền
trẻ em của Liên Hợp quốc.,...điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
tới việc chăm lo giáo dục cho người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.
Tuy nhiên, sự quan tâm của Đảng mới chỉ dừng lại ở người khuyết tật trong đó có
trẻ khuyết tật nói chung mà chưa có chính sách, chế độ ưu đãi cụ thể nào dành cho
người tự kỷ. Đây đang là một thiệt thòi lớn với người tự kỷ ở nước ta.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam có
khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó ước lượng tính có khoảng 1,2 triệu trẻ
em khuyết tật [19] với số lượng TTK chiếm một phần không nhỏ và có xu hướng
ngày càng tăng.

Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc hội
chứng tự kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp,
học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.
Hiện nay, tự kỷ đã trở thành một vấn đề mang tính xã hội và được phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Úc. Ở những
nước này, tự kỷ đã được xã hội hóa và hầu như mọi công dân đều có những hiểu
biết nhất định về hội chứng này.
Tại Việt Nam, đây vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu. Hiện nay chưa có một số liệu thống kê hay điều tra khảo sát dịch tễ nào
về tự kỷ nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì số trẻ bị tự kỷ được phát hiện
có xu thế ngày một gia tăng so với các bệnh và dạng khuyết tật khác thường gặp ở
trẻ em. Theo nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi chức năng
Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 – 2007 cho thấy: số lượng TTK đến
khám năm 2007 tăng gấp 50 lần năm 2000; số TTK đến điều trị năm 2007 tăng gấp
33 lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai
đoạn 2004 – 2007 so với năm 2000. Ngoài ra, chưa kể số TTK đến khám tại các
bệnh viện khác trên cả nước. Theo nhận định của các chuyên gia, đây chỉ là bề nổi
của "tảng băng chìm" vì còn có rất nhiều TTK chưa được khám và điều trị kịp thời.
[26]
Phát hiện và can thiệp sớm giúp cho TTK có nhiều cơ hội phát triển bình
thường và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, vệc can thiệp sớm TTK hiện nay còn nhiều
bất cập. Đó là nhận thức của cộng đồng và cha mẹ có con tự kỷ còn hạn chế, giáo
viên dạy hòa nhập ở trường mầm non không có nhiều hiểu biết về hội chứng tự kỷ,
đặc biệt là thiếu kỹ năng trong lĩnh vực giao tiếp, tương tác và dạy kỹ năng cho
TTK. Ở cơ sở khám và chẩn đoán TTK chưa có công cụ đánh giá chuẩn. Các công
cụ đánh giá được sử dụng khác nhau, hầu hết là nhập ngoại từ Mỹ, Úc, Nhật... chưa
được Việt hóa nên kết quả đánh giá có khác biệt, gây khó khăn cho phụ huynh TTK
thậm chí gây mất lòng tin vào các chuyên gia. Thêm vào đó, các mô hình CTS cho
TTK đã được thành lập, tuy nhiên mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn như Hà

Nội, Hồ Chí Minh, chưa có độ bao phủ rộng rãi ở các tỉnh thành khác trong cả
nước.
Từ những lý do trên tui lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá mô hình can
thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Nắng Mai” nhằm xem xét tính hiệu quả của
mô hình từ đó góp phần đưa mô hình tới các tỉnh thành khác trong cả nước.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Năm 1992, Baron – Co hen, Allen và Gilber nghiên cứu công cụ sàng lọc tự
kỷ trên hơn 12000 trẻ có độ tuổi 18 tháng, sau đó chọn được 9 dấu hiệu đặc hiệu
được dùng dưới dạng bộ câu hỏi khẳng định có tên “Bảng kê dấu hiệu tự kỷ ở trẻ
mới biết đi” (Checklist for Autism in Toddler – CHAT). Bộ câu hỏi này có tính đặc
hiệu cao nghĩa là trẻ có những dấu hiệu này thì nguy cơ bị tự kỷ cao, nhưng nó lại
có độ nhạy thấp, nghĩa là nếu trẻ bị tự kỷ nhẹ thì có thể các dấu hiệu trên sẽ không
quan sát thấy, dẫn tới dễ bỏ sót trẻ bị nhẹ hay không điển hình. Vì vậy, năm 2001
Robin, Fein, Barton & Green bổ sung vào công cụ sàng lọc này thêm 14 câu hỏi
thuộc các lĩnh vực: rối loạn vận động, quan hệ xã hội, bắt chước và định hướng. Bộ
câu hỏi có tên MCHAT 2001, được dùng để sàng lọc TTK trong độ tuổi 18 – 24
tháng [19]
Một nghiên cứu có ứng dụng tích cực trong can thiệp sớm cho TTK là Ứng
dụng phân tích hành vi (Aplies Behavior Analyis – ABA) của Tiến sĩ Ivar Lovaas
năm 1990, ở Đại học Los Angeles – California. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để hình
thành một phương pháp can thiệp hành vi, được dùng để phát huy tối đa khả năng
học của TTK. ABA là một chương trình can thiệp tới hành vi của trẻ một cách toàn
diện trong mọi lĩnh vực liên quan. Tác giả đó thử nghiệm chương trình can thiệp
sớm cho trẻ nhỏ dựa vào gia đình của trẻ. Các lĩnh vực đó có thể là: xã hội, giao
tiếp, tự chăm sóc, vui chơi…Cấu trúc ABA gồm hai thành phần chính: dạy thử
nghiệm các kỹ năng riêng biệt và thay đổi hành vi. Các nghiên cứu đều cho thấy sự
giáo dục phù hợp nhất đối với TTK là can thiệp hành vi sớm và tích cực. [23]

Andrew Bandy (nhà Tâm lý Nhi) và Lori Frost (nhà Âm ngữ trị liệu) nghiên
cứu phương pháp PECS (Hệ thống giao tiếp thông qua trao đổi tranh) ứng dụng vào
CTS cho TTK. Tác giả đưa ra một loạt sử dụng các chiến lươc sử dụng để giúp trẻ
tự kỷ có được các kỹ năng giao tiếp. Phương pháp này chỉ tập trung vào giúp trẻ
giao tiếp không lời, cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu khi trẻ có thể giao
tiếp và thể hiện nhu cầu của chúng, thông thường các hành vi có thể giảm nhẹ và trẻ
trở nên vui vẻ hơn chứ chưa tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.
[17]
Nhìn chung, các nghiên cứu về tự kỷ trên thế giới chủ yếu được thực hiện ở
các nước phát triển như: Anh, Pháp, Thụy Điển và đặc biệt là ở Mỹ. Những nghiên
cứu này đã đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân tự kỷ, đưa ra các tiêu chí sàng
lọc hay xác định tự kỷ, phương pháp dạy cho TTK.
2.2. Những nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ chỉ được quan tâm khoảng 15 năm trở lại đây,
trước đó có những nghiên cứu chưa thực sự đi sâu nghiên cứu và trị liệu. Nơi tiến
hành trị liệu và quan tâm đầu tiên về trẻ tự kỷ là trung tâm N-T của cố bác sĩ
Nguyễn Khắc Viện. Tại đây vào những năm 90 của thế kỷ trước đã có nhiều cuộc
hội thảo liên quan đến hội chứng tự kỷ, bước đầu tiến hành trị liệu cho trẻ theo
phương pháp phân tích tâm lý (Phân tâm học) dưới sự truyền đạt kinh nghiệm của
bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý trị liệu Pháp.
Nghiên cứ u và tri ̣liêu ̣ TTK ở Việt Nam thưc ̣ sự đươc ̣ phát triển và mở rôn ̣ g
vào những năm đầu của thế kỷ 21. Các khoa tâm thần của một số b ệnh viên ̣ trên
toàn quốc bắt đầu có những báo cáo và nghiên cứu v ề trẻ tự kỷ (đăc ̣ biêṭ ở Hà Nôị
và Thành phố Hồ Chí Minh). Trẻ tự kỷ đã bướ c đầu đươc ̣ tri ̣liêu ̣ bằng phương pháp
giáo dục đặc biệt tại các trung tâm chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở các trường
giáo dục chuyên biệt của các tỉnh và thành phố trên c ả nước.
Tác giả Nguyễn Bích Hạnh, đã xuất bản cuốn sách “Trẻ tự kỷ - phát hiện sớm
và can thiệp sớm. Tác giả đã nêu ra vấn đề cơ bản về cách phát hiện sớm và can

thiệp sớm một cách chung nhất chưa nêu ra cách làm cụ thể ở một nội dung nào
trong can thiệp sớm cho TTK.
Năm 2004, tác giả Đỗ Thị Thảo với đề tài “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo
viên và cha mẹ có con tự kỷ trong chương trình can thiệp sớm tại Hà Nội”. Tác giả
nghiên cứu kế hoạch hỗ trợ giáo viên dạy trẻ và kế hoạch hỗ trợ cha mẹ tại gia đình.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài “Sử dụng phương pháp
TEACH trong giáo dục trẻ tự kỷ tại Hà Nội”. Tác giả nghiên cứu về phương pháp
TEACCH, tác giả cho chúng ta thấy được một góc nhìn về vấn đề định hướng và
điều trị trẻ tự kỷ thông qua giao tiếp, cách vận dụng phương pháp TEACCH vào
trong chương trình can thiệp sớm cho TTK.
Luận án tiến sĩ cấp Nhà nước: “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành
phố Hồ Chí Minh” (2009) do Ngô Quang Điệp thực hiện đã chỉ ra rằng: TTK là trẻ
có rối loạn phát triển lan tỏa, rối loạn này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển
tâm lý – nhân cách của trẻ. Luận án đã đưa ra các khái niệm tự kỷ, tiêu chuẩn chẩn
đoán hội chứng tự kỷ, nguyên nhân của hội chứng tự kỷ, và một số phương pháp trị
liệu cho TTK. Luận án cũng chỉ ra được thực trạng mức độ nhận thức của TTK tại
thành phố Hồ Chí Minh, phân tích và làm rõ một số đặc điểm trong nhận thức của
TTK và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến nhận
thức của TTK. Kết quả tác động thực nghiệm đã khẳng định thành công của phương
pháp tiếp cận trị liệu hành vi trong điều trị TTK tại môi trường gia đình.
Nghiên cứu “Những khoảnh khắc lóe sáng trong tương tác mẹ con của trẻ có
nét tự kỷ ở Việt Nam” (2009) của tác giả Nguyễn Minh Đức. Đây là luận án tiến sỹ
bảo vệ xuất sắc tại Đại học Pari. Tác giả cũng là một nhà trị liệu đã có hơn 20 năm
kinh nghiệm trị liệu cho trẻ bị rối nhiễu tâm lý và trẻ có nét tự kỷ tại Trung tâm N
T Nguyễn Khắc Viện trước khi làm luận án tiến sỹ. Cũng theo định
hướng theorico-clinique, với phương pháp quan sát theo chiều dọc và thực nghiệm
kiểm chứng, tác giả đã rút ra những kết luận mới về việc sử dụng thế mạnh của
người mẹ nhằm tạo ra những khoảnh khắc lóe sáng trong tương tác mẹ - con từ đó

giúp cho trẻ có nét tự kỷ tiến triển . Kết quả của luận án này đã được ứng dụng
trong hoạt động trị liệu tại Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện.
Từ tháng 3/2009 đến 2/2010, một nghiên cứu có tên “Hỗ trợ cho gia đình có
trẻ khuyết tật ở châu Á” đã được thực hiện ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Mục đích
của nghiên cứu này là chỉ ra nhu cầu của gia đình có trẻ rối loạn phát triển trước và
trong độ tuổi đến trường, đưa ra thực trạng phát hiện và can thiệp sớm và những
nhân tố ảnh hưởng đến trẻ có rối loạn phát triển, khảo sát về nhận thức của cha mẹ
với chương trình hỗ trợ hiện tại họ đang nhận được dành cho trẻ có rối loạn phát
triển. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra tỉ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam cụ thể ở là ở hai tỉnh
thành Hà Nội và Hồ Chí Minh, tình trạng việc phát hiện sớm và chẩn đoán sớm trẻ
khuyết tật đồng thời đưa ra kết quả việc can thiệp và giáo dục sớm cho trẻ.
Nghiên cứu “Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng tại
Bệnh viện Nhi đồng 1” do bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, Đơn vị Tâm Lý, bệnh viện Nhi
Đồng 1 thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các công cụ chẩn
đoán như: DSM-IV, M-CHAT, Test Brunet-Lézine, Capute và CARS. Về chương
tình can thiệp, tác giả chủ trương hướng dẫn cho các phụ huynh có con bị tự kỷ thực
hiện phương pháp TEACCH và More Than Words (Floor time). Về thực trạng, kết
quả nghiên cứu trên 324 trẻ tự kỷ cho thấy có 34% tự kỷ điển hình, 64% tự kỷ
không điển hình và 2% trẻ có hội chứng Asperger. Tỷ lệ giới tính là nam-nữ
5/1(nam chiếm 83% và nữ là 17%). Với nghiên cứu này, tác giả cho thấy một phần
thực trạng của TTK và bước đầu hướng dẫn can thiệp trị liệu cho phụ huynh.
Tiếp theo là nghiên cứu: “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của Trẻ
tự kỷ tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương” do bác sỹ Quách Thúy Minh
và các cộng sự tại BV. Nhi Trung ương thực hiện. Nghiên cứu đã tiến hành trên 45
TTK bằng cách thực hiện quan sát lâm sàng, làm các trắc nghiệm tâm lý như thang
đánh giá mức độ tự kỷ, test Denver và tiến hành điều trị tâm vận động và sử dụng
hóa dược cho trẻ. Kết quả trị liệu cho thấy có 55.5% trẻ tăng khả năng giao tiếp
bằng mắt, 64.1% giảm tăng động và 77.8% giảm xung động. Với nghiên cứu này,
các tác giả tập trung vào mục tiêu trị liệu hành vi bất thường cho TTK.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

poi01poi01

New Member
Re: [Free] Đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Nắng Mai

chết link r ad ơi :((
 

rica17

Well-Known Member
Trích dẫn từ voquoctoan201195:
chết link r ad ơi. cho mình xin lại link dc k ạ :3


link vẫn ngon nhé, bạn nên kiểm tra lại mạng của mình
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang Khoa học Tự nhiên 0
D mô phỏng phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) và áp dụng pinch technology để đánh giá hệ thống thu hồi nhiệt Khoa học Tự nhiên 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan bằng bộ câu hỏi fact hep Y dược 1
D Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top