daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1. Mục tiêu tổng quát 4
2.2. Mục tiêu cụ thể 4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Nguồn gốc cây đậu tương 5
1.1.2. Đặc tính thực vật học của đậu tương 6
1.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương 8
1.1.4. Các yêu cầu về sinh lý sinh thái của cây đậu tương 10
1.2. Cơ sở thực tiến 11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới 11
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới 11
1.2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương ở việt Nam 18
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 18
1.2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 24
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 24
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25
2.4. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 26
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 26
2.4.1.1. Vị trí địa lý 26
2.4.1.2. Địa hình 27
2.4.1.3. Khí hậu 28
2.4.1.4. Tài nguyên đất 31
2.4.1.5. Tài nguyên nước - thuỷ lợi 33
2.4.1.6. Tài nguyên khoáng sản 33
2.4.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của huyện Nam Đàn 34
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn 35
2.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 35
2.4.2.2 Các lĩnh vực xã hội 38
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Thực trạng sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện 42
3.1.1. Thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên địa bàn huyện Nam Đàn 42
3.1.2. Thực trạng về giống trên địa bàn huyện Nam Đàn 43
3.1.3. Thực trạng về tiêu thụ đậu tương trên địa bàn 44
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây đậu tương theo kết quả điều tra 45
3.2.1. Tình hình chung của các hộ điều tra 45
3.2.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu tương của các hộ điều tra 46
3.2.2.1 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 sào đậu tương ở các nhóm hộ điều tra 46
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương theo các nhóm hộ 48
3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô của các hộ điều tra 49
3.2.3.1. tình hình đầu tư chi phí sản xuất 1 sào ngô của các hộ điều tra của các hộ điều tra 49
3.2.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô của các hộ điều tra 51
3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất đậu tương trên địa bàn nghiên cứu 52
3.3.1. Thuận lợi 53
3.3.2. Khó khăn 53
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất đậu tương 54
3.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 54
3.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông 55
3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 55
3.4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách 55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 56
1. Kết luận 56
2. Khuyến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều vận hội mới đồng thời cũng có nhiều thách thức lớn. Ngành nông nghiệp nước ta phải cạnh tranh với những nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới, đặc biệt là khi rào cản thuế quan không còn giá trị, thì sự cạnh tranh diễn ra càng khốc liệt hơn. Tăng năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng là đòi hỏi cấp thiết của nông nghiệp nước ta, đồng thời chúng ta phải xây dựng cho được chiến lược phát triển nền nông nghiệp hiện đại có tính bền vững cao.
Cây đậu tương của Việt Nam đứng sau cây lúa , ngô, khoai. Khi nhu cầu lương thực được thoả mãn thì đậu tương trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Cây đậu tương (tên khoa học Glycine max. L) thuộc cây họ đậu, là cây công nghiệp ngắn ngày. Nó được xem là “cây thần diệu”, còn đươcc ví là “vàng mọc từ đất”... sở dĩ cây đậu tương được đánh giá cao như vậy là do giá trị kinh tế của nó. Giá trị kinh tế chủ yếu của cây đậu tương được quyết định bởi các thành phần dinh dưỡng quan trọng chứa trong hạt đậu tương bao gồm Protein chiếm khoảng 40%, lipít 18- 25%, gluxit 10-15%. Trong hạt đậu tương có chứa đầy đủ và cân đối các loại axít amin, đặc biệt là các axit amin không thể thay thế cần thiết cho cơ thể con người như Triptophan, leuxin, Izolơxin, valin, lizin, methiomin. Ngoài ra còn có các muối khoáng như: Ca, Fe, Mg, Na, P, K…, các vitamin B1, B2, D, K, E…. Protein của đậu tương có phẩm chất rất tốt, có thể thay thế hoàn toàn đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, vì nó chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể . Đậu tương còn được chế biến thành 600 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại thức ăn cổ truyền: đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành... tới các loại thực phẩm, chế phẩm hiện đại như: Kẹo, bánh đậu tương, bacon đậu tương, hotdogs đậu tương, đậu hũ cheese, các loại thịt nhân tạo... (Trần Đình Long, 2000) tất cả các loại sản phẩm đều thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Kết quả nghiên cứu của Bùi Tường Hạnh -1997 cho thấy trong hạt đậu tương có chất IZOFLAVONE có tác dụng làm giảm đáng kể lượng Cholesterol trong máu khi sử dụng sản phẩm làm từ đậu tương. Trong công nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo... (Đoàn Thị Thanh Nhàn và CS 1996) đậu tương còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm dược, ngành công nghiệp ép dầu. Trong điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm như nước ta thì đậu tương dễ đưa vào hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ với cây trồng khác góp phần nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá cây trồng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là chiến lược thâm canh tăng vụ. Một tác dụng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng của cây đậu tương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đó là khả năng cố định đạm do vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum sống cộng sinh ở rễ cho nên đậu tương là một trong những cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt. Các nốt sần ở bộ rễ cây đậu tương được coi như những “nhà máy phân đạm tí hon”, bởi những vi khuẩn trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm khí trời, làm giàu đạm cho đất, không gây ô nhiễm môi trường, mặt khác nó còn làm sạch bầu khí quyển giúp không khí trong lành hơn. Sau một vụ thu hoạch cây đậu tương đã trả lại cho đất một lượng đạm đáng kể khoảng 50-80 kg đạm/ha, ngoài lượng đạm rễ cây cung cấp cho đất thì thân lá của cây đậu tương cũng là nguồn đạm có tác dụng tốt làm tăng thêm độ xốp, màu mỡ cho đất. Cây đậu tương có vai trò quan trọng trong việc luân canh , cải tạo đất, tăng độ phì cho đất (Lê Hoàng Độ và cộng sự-1997). Sản phẩm đậu tương không chỉ có giá trị trong xuất khẩu thu đổi ngoại tệ, mà nó còn là động lực thúc đẩy nghành chăn nuôi trong nước phát triển. Trước những lợi ích lớn lao do cây đậu tương mang lại, hơn nữa nhu cầu sử dụng sản phẩm từ đậu tương trong nước ngày càng tăng. Cho nên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc phát triển cây đậu tương theo hướng tăng cả về diện tích và năng suất. Trong đó tăng năng suất là vấn đề cốt lõi, năng suất có tăng thì mới giảm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, cần nhanh chóng đi sâu nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giống, nhằm tạo ra các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng thích ứng rộng.
Ở Nghệ An, Nam Đàn là một huyện vừa đồng bằng, vừa có đồi núi điều kiện phát triển đa dạng hàng năm sản xuất ra từ 85 - 90 vạn tấn lương thực có nhiều vùng sản xuất hàng hoá như vùng Thiên Nhẫn phát triển cây chanh đem lại hiệu quả cao, vùng Đại Huệ phát triển cây hồng. Có đường quốc lộ chạy qua nối liền cửa khẩu Lào với Thành phố Vinh rất thuận lợi cho sự giao lưu hàng hoá, có dòng Sông Lam chạy qua tạo nên 2 vùng bãi phù sa màu mỡ cho 9 xã với tổng diện tích đất bãi 942 ha thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, dâu tằm và đặc biệt là cây đậu tương. Tuy nhiên, hiện nay tại Nam Đàn, cây đậu tương chưa được chú trọng sản xuất, mặc dù nhu cầu sử dụng hạt đậu tương của người dân Nam Đàn lớn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện Nam Đàn_Nghệ An’’.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng thực hành kỹ thuật đánh giá cảm quan Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top