daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là ngành cung cấp lượng protein động vật chủ yếu trong bữa ăn
hàng ngày của mỗi gia đình. Đó là hình thức đang được phát triển rộng rãi nhất là
ở nông thôn, khi mà người dân có thể tận dụng diện tích đất trống quanh nhà cũng
như nguồn thức ăn tự nhiên phong phú để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện
nay, hình thức chăn nuôi truyền thống như chuồng trại nằm bên cạnh nhà ở, thậm
chí ở một số nơi người ta nuôi súc vật trong nhà, hay thải chất bẩn trực tiếp ra sông
không những gây mùi hôi khó chịu, làm mất vẻ mỹ quan môi trường, làm ô nhiễm
những dòng sông, kênh rạch. Phân và nước thải từ các hộ chăn nuôi thải ra chưa
qua xử lý trở thành mối nguy trực tiếp tới sức khoẻ con người và cả vật nuôi, cũng
là môi trường lý tưởng cho ruồi nhặng phát triển. Mật độ ruồi nhặng cao chẳng
những gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, chúng còn là những ký chủ trung gian
truyền nhiều bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Bên
cạnh đó, mùi hôi thối của phân gia cầm, gia súc cũng là mối phiền toái đáng kể
không những cho chính hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến các hộ dân sống gần
khu vực chăn nuôi. Nhiều nhà khoa học cho biết, mùi hôi thối của phân có thể làm
ảnh hưởng sức khoẻ, tâm trạng hay căng thẳng, giận dữ, suy nhược, mệt mỏi,
nhầm lẫn và có liên quan tới nhiều triệu chứng bệnh ở người như chảy nước mắt,
đau xoang mũi, ngạt mũi, đau họng, khó thở, viêm da, ngứa, đau khớp...
Trước thực trạng đó, để ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả và bền vững, đòi
hỏi phải có các biện pháp xử lý hữu hiệu. Thực tế, có rất nhiều dự án nghiên cứu
của nhiều tổ chức, cá nhân về việc giải quyết chất thải từ hoạt động chăn nuôi để
giảm nguy cơ ô nhiễm cũng như tận dụng lại chất thải chăn nuôi làm nguồn
nguyên liệu phục vụ cho hoạt động nông nghiệp khác. Trong đó, việc tận dụng
chất thải chăn nuôi để tạo ra biogas là một giải pháp hiệu quả nhất không những
giảm được nguy cơ ô nhiễm, giải quyết được bài toán năng lượng phục cho sinh
hoạt, mà còn là giải pháp kinh tế cho những người dân ở nông thôn.
Nhận định được ý nghĩa từ mô hình biogas, tác giả thực hiện đề tài “ Đánh
giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy môĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung
MSSV: 107108060 Trang 2
hộ gia đình ở tỉnh An Giang” hướng đến mục tiêu xây dựng mô hình hầm ủ
biogas từ chất thải chăn nuôi, nhằm góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm đang đe
dọa môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng
nông thôn mới ở địa phương.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát tiềm năng sử dụng chất thải chăn nuôi xây dựng mô hình hầm ủ biogas
quy mô hộ gia đình cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Chất thải chăn nuôi của các loại gia súc, gia cầm và các hình thức tái sử dụng
lượng chất thải này ở tỉnh An Giang.
- Các công trình hầm ủ biogas đang được sử dụng ở tỉnh An Giang.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng quan về chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Tổng quan về biogas và các dạng hầm ủ biogas.
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.
- Khảo sát thực tế về quy mô, sản lượng chăn nuôi gia súc gia cầm hiện nay
trên địa bàn.
- Thu thập số liệu về số lượng chất thải chăn nuôi và các hình thức sử dụng chất
thải chăn nuôi của các hộ gia đình hiện nay.
- Thu thập số liệu về các loại năng lượng đang được các hộ gia đình sử dụng.
- Khảo sát tình hình sử dụng các công trình biogas hiện có.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình hầm ủ biogas cũng như cải tiến thực
trạng sử dụng hầm ủ hiện có tại tỉnh An Giang.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình thực hiện đề tài có một số giới hạn sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung
MSSV: 107108060 Trang 3
- Địa bàn khảo sát: Tập trung khảo sát 1 thành phố và 2 huyện trên tổng số
1 thành phố, 2 thị xã: Châu Đốc, Tân Châu và 8 huyện: Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu
Thành, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn của tỉnh An Giang.
- Thời gian nghiên cứu từ 01 tháng 04 đến 01 tháng 07 năm 2011.
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu tổng quan về chất thải chăn nuôi, về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội tỉnh An Giang.
6.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Lập phiếu điều tra, khảo sát thực tế nhằm thu thập số liệu về tình hình chăn
nuôi, các hình thức tái sử dụng chất thải chăn nuôi ở các hộ gia đình. Tham khảo ý
kiến người dân về phương án sử dụng chất thải chăn nuôi xây dựng hầm ủ biogas
nhằm tiết kiệm năng lượng cho sinh hoạt.
6.2 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu khảo sát được. Xử lý các số liệu
và đánh giá vấn đề dựa trên các khía cạnh về môi trường và kinh tế. Từ đó đề xuất
những giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả mô hình hầm ủ biogas ở địa
phương.ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung
MSSV: 107108060 Trang 4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI VÀ HẦM Ủ BIOGAS
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
1.1.1 Định nghĩa về chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi như
phân, nước tiểu, xác xúc vật,….Chất thải trong chăn nuôi được chia làm ba loại:
chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Trong chất thải chăn nuôi có nhiều
các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký sinh trùng có thể gây bệnh cho
động vật và con người.
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi
Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, xác xúc vật chết, thức ăn dư thừa
của vật nuôi, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác, độ ẩm từ 50% - 83% và
tỷ lệ NPK cao.
Chất thải lỏng ( nước thải) có độ ẩm cao hơn, trung bình khoảng 93%-
98% gồm phần lớn là nước thải của vật nuôi, nước rửa chuồng và phần phân
lỏng hòa tan.
Chất thải khí là các loại khí sinh ra trong quá trình chăn nuôi, quá trình
phân hủy của các chất hữu cơ- ở dạng rắn và lỏng.
1.1.3 Phân loại chất thải chăn nuôi
1.1.3.1 Chất thải rắn
Phân và nước tiểu gia súc
Lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào
giống, loài, tuổi, khẩu phần thức ăn, trọng lượng gia súc. Theo Nguyễn Thị Hoa
Lý ( 1994), lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong ngày đêm trung bình
như sau:
** Nhận xét
Qua khảo sát, tại các hộ chăn nuôi thì 100% các hầm ủ đều không có lắp bộ
phận lọc khí, 100% các hầm ủ đều được đặt ngầm để tiết kiệm mặt bằng xây
dựng. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hầm ủ biogas và chuồng nuôi rất ngắn
chỉ từ 2 đến 15m, các hộ chăn nuôi rút ngắn khoảng cách nhất có thể để tiết
kiệm chi phí xây đường ống dẫn chất thải từ chuồng nuôi cũng như thuận tiện
cho việc nhập nguyên liệu vào hầm chứa.
Trong 44 công trình biogas được khảo sát có đến 37 công trình là hầm ủ
kiên cố, chiếm 84.1%, còn lại 15.9% là túi ủ bằng nylon. Theo khảo sát được
biết, chi phí làm túi ủ biogas thấp hơn rất nhiều so với chi phí xây dựng hầm ủ.
Tuy nhiên, thời gian sử dụng của túi ủ ngắn và thường xảy ra những sự cố nhỏ
do sự phá hoại của chuột hay các loại côn trùng như kiến, gián,…
Dung tích hầm chứa được xây dựng với kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào số
lượng vật nuôi và khả năng kinh tế của từng hộ gia đình. Trong 37 hộ chăn
nuôi có sử dụng hầm ủ được khảo sát có 17 hầm với dung tích 6.6m3, chiếm
46%, 8 hầm ủ có dung tích 9.9m3 chiếm 22%, 4 hầm ủ có dung tích 5.9m3, 3
hầm có thể tích 16.6m3, 2 hầm có dung tích 19.9m3, 3 hầm ủ còn lại có dung
tích 26.5m3, 30 và 40m3.
Loại nguyên liệu được dùng để ủ biogas là 100% chất thải chăn nuôi, chất
thải của vật nuôi được trực tiếp thải vào bể phân giải. Ở một vài hộ gia đình có
xây dựng thêm 1 bể chứa để tách nước thừa trong việc vệ sinh chuồng và tắm
cho vật nuôi. Vì một số chất như thuốc sát trùng, thuốc tẩy, xà phòng, dầu mỡ
hay thuốc kháng sinh đều gây cản trở sự phát triển của các vi sinh vật trong
hầm ủ.
Các sản phẩm từ hầm ủ biogas hiện không được tái sử dụng cho bất kỳ hoạt
động sản xuất nào mà được đổ bỏ ra đồng ruộng, kênh rạch. Tuy nhiên trong
nước thải của hầm ủ có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất
khoáng như kali, photpho, canxi… là những phân bón có giá trị đối với nông
nghiệp. Nước thải được dùng để nuôi tảo hay phiêu sinh động vật (Moina) để
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá khái quát tiềm năng và đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo Kiến trúc, xây dựng 1
D Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Phú Yên Văn hóa, Xã hội 1
H Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lào Cai Luận văn Kinh tế 2
E Đánh giá tiềm năng tiết kiệm của Công ty Dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn tại cơ sở chế biến gỗ Huyện Lê Luận văn Kinh tế 0
D Triển khai phương pháp đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro trên đĩa 96 giếng và áp dụng với cây thuốc có tiềm năng khai thác Y dược 0
N Đánh giá hiện trạng và tiềm năng nuôi cá lồng bè tại khu vực Cống Yên, đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 0
T Đánh giá tính đa dạng di truyền nhờ chỉ thị phân tử RAPD - PCR và khả năng sinh tổng hợp sinensetin ở loài cây thuốc có tiềm năng xuất khẩu ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top