lonelyraindrop89
New Member
Download miễn phí Đánh giá việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1.Chế độ kế toán hiện hành về lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 2
1.1Trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3
1.1.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh 4
1.1.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính 6
1.2. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7
1.2.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh 7
1.2.2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư 11
1.2.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính 11
1.2.4 Báo cáo các luồng tiền trên cơ sở thuần 12
1.2.5 Các giao dịch không bằng tiền 12
2.Đánh giá việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành. 13
2.1 Kiểm soát dòng tiền trong các doanh nghiệp 15
2.1.1 Lập và dự báo dòng tiền trong tương lai 15
2.1.2 Quản lý tốt công nợ phải thu 16
2.1.3 Quản lý tốt công nợ phải trả 17
2.1.4 Loại bỏ khả năng thâm hụt ngân sách 18
2.2 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành 19
2.2.1 Ưu điểm và nhược điểm 19
2.2.2 So sánh với chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ quốc tế số 07 20
3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 21
3.1. Phân loại nội dung dòng tiền vào, ra 21
3.2. Điều chỉnh `thời gian lập 22
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-danh_gia_viec_lap_va_trinh_bay_bao_cao_luu_chuyen_tien_te_th.KpOTWmRQtZ.swf /tai-lieu/danh-gia-viec-lap-va-trinh-bay-bao-cao-luu-chuyen-tien-te-theo-che-do-ke-toan-hien-hanh-84106/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
(b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành;
(c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
(d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
(đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
(e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tương tự như đối với các doanh nghiệp khác, trừ các khoản tiền cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Các luồng tiền sau đây được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
(a) Tiền chi cho vay;
(b) Tiền thu hồi cho vay;
(c) Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
(d) Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
(đ) Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(e) Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(g) Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ;
(h) Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
(i) Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả;
(k) Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
(l) Tiền thu vào hay chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán;
(m) Tiền chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại;
(n) Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
(o) Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;
(p) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
(q) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.
1.2. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau:
(a) Phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hay ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:
- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:
+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;
+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;
+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
-Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế….
(b) Phương pháp gián tiếp: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp trực tiếp.
Việc xác lập như vậy cũng phù hợp bởi mục tiêu của phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuyển tiền để giúp người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hay không có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh. - Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
- Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng...
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
- Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp có thể nhận diện dễ dàng qua công thức sau:
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu = (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + Nợ phải trả + Khấu hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay).= Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân bổ - Nợ phải trả – Khấu hao – Dự phòng – Chi phí lãi vay.
Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng + Chí phí lãi vay + Hàng tồn kho – Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả trước phân bổ .
Qua công thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nếu được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều chỉnh tăng), Dự phòng (điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các chỉ tiêu này:
+ Đối với hàng tồn kho:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành hàng tồn kho).
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận hàng tồn kho được chuyển thành tiền).
+ Đối với Nợ phải thu:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành nợ phải thu). ° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải thu được chuyển thành tiền).
+ Đối với Chi phí trả trước:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước).° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền).
+ Đối với Nợ phải trả:
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền).
° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SD...