leekireong

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM - THỰC TẠI VÀ GIẢI PHÁP
 
2
mặt khác, những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương mại lại muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ô nhiễm môi trường, còn các công ty lại muốn giảm tối  đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về  bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó đã nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn thể xã hội. Vì tất cả những điều đối lập nói trên là tất yếu nên các nhà quản lý buộc phải làm sao để cân bằng lợi ích của công ty với lợi ích của các cổ đông (shareholders) và những người có quyền lợi liên quan (stakeholders), bao gồm nhân viên, khách hàng và toàn thể cộng đồng
2

Cho  đến nay, các nhà nghiên cứu  đã  đưa ra rất nhiều khái niệm về  đạo  đức kinh 
doanh, trong đó khái niệm sau có thể  được coi là đơn giản nhất:  Đạo  đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh
3
. Định nghĩa này khá chung chung, vì thế cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan 
trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào những nguyên tắc đạo đức có thể điều chỉnh; Hay những ai có thể được coi là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào? 
Ý thức  được sự phức tạp của vấn  đề, giáo sư Phillip V. Lewis từ trường  Đại học 
Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứuvà trong ý thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo dức kinh doanh như sau: 
“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc 
luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”
4

Như vậy, theo khái niệm này, đạo đức kinh doanh bao gồm những vấn đề sau: 
Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hay các luật lệ được đưa ra để thực hiện 
nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức.Ví dụ như: Nếu Luật Lao động của một quốc gia quy định phụ nữ có quyền ngang với đàn ông trong công việc, sẽ có thể ngăn chặn sự phân biệt giới tính của những người thuê lao động khi tuyển dụng. 
Hành vi đúng với đạo đức - hành vi cá nhân phù hợp với lẽ công bằng, luật pháp và 
các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp lý và trung thực. Một 
                                                      
2
 Vickers, Mark R., “Business Ethics and the HR Role: Past, Present, and Future”, Human Resource Planning, 
January 1, 2005. 
3
 Brenner, S. N. (1992), "Ethics Programs and Their Dimensions". Journal of Business Ethics, 11,391-399 
4
 Phillip V. Lewis (1985), “Defining 'Business Ethics': Like Nailing Jello to a Wall”, Journal of Business Ethics 4 
(1985) 377-383. 0167-4544/85/.15 
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức li
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top