Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Đầu tiên có thể thấy rằng đến trước năm 2004 qui mô đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà là quá thấp. Năm 2001 Công ty chỉ đầu tư có 1758 (triệu đồng) cho nâng cấp thiết bị, xây mới nhà xưởng. Đây là một con số quá nhỏ bé so với doanh thu của Công ty trong cùng năm là 52000 triệu đồng ( chỉ chiếm chưa tới 1/35 ). Trong hai năm tiếp theo cũng như vậy, lượng vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản và thiết bị không có mấy tiến triển với 1800 (triệu đồng) cho năm 2002 và 2000 (triệu đồng) cho năm 2003. Nhìn vào tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị cũng không lấy gì làm khả quan. Tốc độ tăng vốn năm 2002 là gần như không đáng kể (2,38%), năm tiếp sau đó là 2003 thì vốn cũng chỉ tăng lên có 11,11% so với năm 2002 với số tăng tuyệt đối là 242 triệu đồng. Có thể thấy đến trước năm 2004 công tác đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Việt Hà chưa được quan tâm đúng mức so với qui mô sản xuất và tiềm lực sẵn có của Công ty. Nhận thấy đây là một vấn đề then chốt trong việc tăng cường khả năng sản xuất của Công ty nên trong năm 2004 Ban lãnh đạo Công ty Việt Hà đã thật sự có sự chuyển đổi về lượng trong công cuộc đầu tư tài sản cố định. Nếu như năm 2003 con số mới chỉ dừng lại ở 2000 (triệu đồng) (chiếm có 1/38 doanh thu trong năm) thì đến năm 2004 con số đó đã tăng vọt lên 5000 ( triệu đồng) với số tăng tuyệt đối là 3000 (triệu đồng) tương ứng với tốc độ tăng định gốc 150%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị của năm 2004 so với doanh thu năm đã tăng lên đáng kể, chiếm tới 1/19 tổng doanh thu. Đây là một con số đáng mơ ước ngay cả đối với những doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn. Sự tăng trưởng vượt bậc của số vốn đầu tư vào tài sản cố định không chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng mà hơn nữa nó chỉ ra rằng Công ty đã ngày càng quan tâm hơn đến nâng cao chất lượng dây chuyền công nghệ, qui mô nhà xưởng. Từ đó góp phần thu hút được các nhà đầu tư và tạo được lòng tin về khả năng của Công ty trong người tiêu dùng. Nhưng cũng cần thấy rằng đây là một sự tăng trưởng đột biến. Nó chưa thể hiện một sự tăng trưởng bền vững về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị. Công ty cần có sự ổn định trong việc duy trì con số tuyệt đối này với một tốc độ tăng vốn ổn định hơn.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-chuyen_de_dau_tu_nang_cao_kha_nang_canh_tranh_cua_cong_ty_sa_4oNH16SqYV.png /tai-lieu/chuyen-de-dau-tu-nang-cao-kha-nang-canh-tranh-cua-cong-ty-san-xuat-kinh-doanh-dau-tu-va-dich-vu-viet-ha-88252/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Hai là: áp lực cạnh tranh. Sản phẩm bia hơi của Công ty Việt Hà chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các sản phẩm bia hơi khác như bia hơi Hà Nội, bia Anchor, bia hơi của các cơ sở tư nhân,.. Đặc biệt là bia hơi Hà Nội, một sản phẩm được ra đời từ rất sớm và rất gắn bó với người dân Hà Nội. Trên thực tế thương hiệu bia hơi của Việt Hà không thể mạnh, vẫn còn kém so với bia Hà Nội trên thị trường các tỉnh thành phía Bắc. Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác trên phân khúc thị trường bia trung cấp mà Việt Hà đã chọn, cũng như các cơ sở bia hơi tư nhân bán sản phẩm với giá rẻ (do việc khoán thuế, trốn lậu thuế của Nhà nước).
Ba là: Chính sách thuế của Nhà nước. Sản phẩm bia hơi là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất áp dụng là 30%. Điều này đẩy giá bán tăng lên gây khó khăn cho việc tiêu thụ bia. So với một số loại nước giải khát thì thuế bia là cao (bia vẫn coi là mặt hàng xa xỉ, vì vậy vẫn chịu thuế tiêu thụ đặc biệt). Và lý do gây khóa khăn cho Công ty nói riêng, các doanh bia nói chung là chính sách thuế chưa mang tính ổn định cao. Mới đây là Nhà nước dự định tăng Thuế Tiêu thụ đặc biệt của bia hơi lên. Tuy nhiên, Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan dự thảo xây dựng lịch trình tăng thuế phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp mới tham gia thị trường.
Bốn là: Do tình hình kinh tế thế giới gần đây có nhiều biến đổi khó lường như một số ngân hàng tăng tỉ lệ lãi xuất, chiến tranh, nhất là sự leo thang của giá dầu trên thế giới đạt mức kỷ lục như hiện nay đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam làm cho giá cả nguyên vật liệu trong nước cũng theo đó biến động theo xu hướng tăng thêm, dẫn đến chi phí vận tải, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, vật tư tăng lên rất cao.
Những phân tích trên đã nêu bật được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như đe doạ đối với Công ty Việt Hà. Để xây dựng được chiến lược phù hợp, biện pháp đúng đắn nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng tốt cơ hội và đối phó với những đe doạ từ môi trường bên ngoài thì Công ty phải phối hợp logic giữa các yếu tố nội tại bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và những yếu tố khách quan bên ngoài (có hội, đe doạ). Sự phối hợp logic đó được thể hiện rõ trong ma trận SWOT. Việc phân tích ma trận này sẽ giúp Công ty Việt Hà đưa ra được các đối sách hợp lý hơn trong nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bia đầy cơ hội cũng như thách thức. Xuất phát từ việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Công ty Việt Hà để thấy rõ những điểm mạnh và những điểm yếu mà Công cần khắc phục từ đó là căn cứ để tác giả đề xuất những biên pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chương sau.
Bảng 4 : Ma trận SWOT Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Môi trường bên ngoài
Cơ hội (O)
+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây và gia tăng nhu cầu tiêu thụ bia của người dân.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong đó có ngành giao thông vận tải.
+ Sự thuận lợi của nguyên liệu đầu vào trong nước.
Đe doạ (T)
+ Sự biến động thị trường nguyên liệu nhập ngoại gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
+ áp lực cạnh tranh của các đối thử chính và đối thủ tiềm năng.
+ Chính sách thuế của Nhà nước.
+ Tình hình kinh tế thế giới khó lường ảnh hưởng đến tăng chi phí.
Điểm yếu (W)
+ Công tác đầu tư mới trang thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ chưa được quan tâm.
+ Khảo sát thị trườn chưa thật sự rộng rãi và thiếu tính chiến lược.
W/O
+ W: Máy móc thiết bị chưa tương xứng với quy mô của Công ty cũng như nhu cầu thị trường.
Marketing chưa thật sự có tính chiến lược,
+ O: nhu cầu cho sản phẩm bia là rất khả quan.
W/T
+ W: chế độ đãi ngộ đối với cán bộ có tài chưa thật sự thoả đáng.
Thiếu sự khảo sát rộng rãi với công tác Marketing.
+ T : Đối thủ cạnh tranh mạnh
Điểm mạnh (S)
+ Nguồn tài chính vững mạnh
+ Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi và đội ngũ công nhân tay nghề cao
+ Có sự quan tâm đầu tư cho bộ phận Marketing.
S/O
+ S: Hình ảnh bia Con Voi được truyền bá rông rãi trên các phương tiện truyền thông và có uy tín đối với người tiêu dùng.
+ O: Nhu cầu bia của người dân đang có xu hướng gia tăng.
S/T
+ S: Chất lượng đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật cao
Sản phẩm có uy tín tốt
+ T: Đối thủ cạnh tranh là rất mạnh.
Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Tổng quan về các hoạt động đầu tư của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Là một doanh nghiệp Nhà nước, không trông đợi ỷ lại vào Nhà nước với sự năng động, nhạy bén, ban lãnh đạo Công ty Việt Hà luôn phấn đấu, tìm mọi cách vươn lên trong nền kinh tế thị trường, quyết tâm không để rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn, phá sản mà đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Với sản phẩm chính là bia hơi Việt Hà và nước khoáng Opal, Công ty Việt Hà đã dần chinh phục được người tiêu dùng vì chất lượng tuyệt vời của các sản phẩm đó. Nhờ sự lãnh đạo nhiệt tình, năng động, sáng tạo của ban giám đốc, sự đóng góp quên mình của mỗi cá nhân người lao động, với chất lượng ngày càng tăng, do vậy uy tìn và thương hiệu, sản phẩm của Công ty được nhiều người biết và tin dùng. Công ty Việt Hà đã vượt qua mọi khó khăn có lúc tưởng chừng không qua khỏi, đã trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt; sản phẩm và vị thế của Công ty đã được khẳng định một cách vững vàng trên thị trường. Để có được những thành công như ngày hôm nay thì công tác đầu tư và quản lý đầu tư có hiệu quả đóng góp một phần không thể thiếu.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển và sắp xếp lại doanh nghiệp, Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà tiếp tục nhận thêm nhiều doanh nghiệp dưới hình thức sát nhập, quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này, do vậy ngày càng có nhiều dự án với quy mô và vốn lớn.
Công tác lập và thẩm đinh dự án đầu tư của Công ty đã và đang được tiến hành tương đối khoa học theo đúng các bước của một quá trình lập dự án đầu tư.(Bảng 5), (Bảng 6)
Bảng 5 : Phương pháp lập dự án đầu tư vận dụng ở Công ty Việt Hà.
TT
Nhiệm vụ
Nội dung
Trách nhiệm
1
Khảo sát thị trường
Dựa trên tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết hợp với nhu cầu về các mặt hàng giải khát của người dân theo từng mùa trong năm (chủ yếu là người lao động, thu nhập trung bình khá) để từ đó định hướng dòng sản phẩm.
Bộ phận nghiên cứu thị trường và Ban lãnh đạo Công ty
2
Khảo sát thiết bị
Sủ dụng khả năng chế tạo tốt nhất của cơ khí Việt Nam đồng thời nhập khẩu những thiết bị có chức năng công nghệ cao mà Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng.
Bộ phận kỹ thuật
3
Khảo sát công suất thiết kế
Công suất sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tính tới những hao tổn trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Bộ phận kỹ thuật
4
Xác định các nhu cầu khác
Địa điểm xây dựng (ở đâu, thuận lợi cho việc chuyên chở, sản xuất, diện tich phù hợp quy mô), loại nhà xưởng , chủng loại thiết bị
Các bộ phận chức năng có liên quan
5
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Tổng hợp lại những khảo sát đã thực hiện liên quan đến dự án, đưa ra những con số phân tích tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án sẽ mang lại.
Phòng kế hoạch đầu tư
6
Phê duyệt
Quyết định đầu tư vào dự án hay không
Ban lãnh đạo Công ty
7
Lựa chọn tổ chức tư vấn
Giúp tư vấn những vấn đề chuyên môn liên quan đến từng công việc, giai đoạn của dự án.
Phòng kế hoạch đầu tư
8
Kiểm tra đôn đốc việc lập dự án
Giám sát tiến độ lập dự án đầu tư
Phòng kế hoạch đầu tư
9
Lập ra dự án đầu tư
Chi tiết cụ thể những vấn đề đã nghiên cứu
Phòng kế hoạch đầu tư và tư vấn
Bảng 6 : Tiến trình thẩm định dự án của Công ty Việt Hà.
TT
Khâu
Trách nhiệm
1
Tiếp nhận hồ sơ
Văn phòng Công ty
2
Yêu cầu sửa lại hồ sơ
Trưởng phòng KHĐT
3
Thuê đơn vị thẩm định dự án
Tổng Giám đốc
4
Lập hôi đồng thẩm định lại kết quả của đơn vị thẩm định
Tổng Giám đốc
5
Tổ chức thẩm định kết quả
Hội đồng thẩm định
6
Báo cáo kết quả thẩm định lại
Hội đồng thẩm định
6
Công nhận, hủy bỏ hay sửa đổi kết quả thẩm định của đơn vị thẩm định
Trưởng phòng KHĐT
7
Phê duyệt
Tổng Giám đốc
8
Trình các cơ quan quản lý cấp phép
Tổng Giám đốc
Các dự án lớn chủ yếu của Công ty Việt Hà đã đang và dự định sẽ tiến hành bao gồm:
Bảng 7: Những dự án trọng điểm của Công ty Việt Hà
STT
Tên dự án
Địa điểm
Năm đầu tư
Năm kết thúc
1
Dự án đầu tư nhà máy bia Việt Hà II với công suất 75 triệu lít, hướn...