Burkhart

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

2.4. Xây dựng công ty Đầu tư tài chính Nhà nước ( ĐTTCNN) để xoá chủ quản đối với DNNN
Theo đó thì sự quản lý của cơ quan chủ quản Nhà nước với DNNN sẽ không còn. Thay vào đó là việc sử dụng các công ty ĐTTCNN để: Thứ nhất là đổi mới mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp trên nguyên tắc phân định rõ quyền quản lý Nhà nước và quyền chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ hai, chuyển đổi việc quản lý có vốn của Nhà nước từ cách hành chính hiện nay sang cách kinh doanh vốn phù hợp với cơ chế thị trường. Cụ thể là chuyển từ cơ chế bao cấp về vốn- cấp vốn không hoàn lại- sang đầu tư tài chính vào doanh nghiệp- tức là công ty hoá quan hệ tài chính Nhà nước và doanh nghiệp; chuyển quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp mang tính chất xin- cho sang quan hệ đối tác: Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp, là nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Thứ 3, đảm bảo cho doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước thực sự có quyền chủ động kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Theo tờ trình của Bộ tài chính, nguyên tắc chung là Nhà nước chỉ cấp vốn điều lệ, tức là giao vốn cho các công ty ĐTTCNN ( 100 đầu mối), còn lại khoảng 6000 DNNN được các nhà đầu tư vốn thông qua các công ty ĐTTCNN. Công ty ĐTTCNN là công ty tài chính, hoạt động theo luật DNNN, được Chính phủ uỷ quyền đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần, thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước về số vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp. Quyền này được quy định trong pháp luật và được cụ thể hoá bằng hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp về việc đầu tư vốn. Nguồn vốn của công ty ĐTTCNN dự kiến hình thành từ vốn Nhà nước giao cho công ty bao gồm: vốn Nhà nước hiện có tại các công ty đã cổ phần hoá, từ các DNNN độc lập thuộc các ngành, các bộ. Đây là kế hoạch được thực hiện từ năm 2002 đến 2005. Nếu phương án này được thực hiện thì sẽ là một cuộc cách mạng trong quản lý vốn Nhà nước, từ đó tạo ra một cú hích lớn cho hoạt động đầu tư.
2.5. Đổi mới cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước
Đổi mới mạnh mẽ cơ cấu DNNN thông qua các biện pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư và thành lập mới DNNN, đồng thời sắp xếp lại DNNN hiện có.
Tiến hành kiểm kê phân loại DNNN để làm cơ sở cho việc sắp xếp. Xuất phát từ quy hoạch ngành và lãnh thổ, củng cố tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp quan trọng, chuyển hướng kinh doanh đối với những doanh nghiệp không quy hoạch ngành nghề hay chính sách bảo vệ môi trường, pháp luật, hợp nhất những doanh nghiệp quá nhỏ vào các doanh nghiệp khác hay các Tổng công ty có liên quan về công nghệ hay thị trường, đẩy mạnh cổ phần hoá, bán đấu giá cho người lao động trong doanh nghiệp, chuyển thành doanh nghiệp tập thể hay cho đấu thầu quản lý đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với việc khẩn trương giảm số lượng các DNNN làm ăn kém hiệu quả, cần đẩy mạnh việc hình thành Tổng công ty là những tập đoàn kinh tế mạnh, là xương sống cho nền kinh tế. Nhà nước cần tiến hành tổng kết đánh gía một cách hệ thống thực trạng hoạt động của các DNNN để làm cơ sở cho phân loại cho doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp giữ 100% vốn, doanh nghiệp chỉ giữ cổ phần chi phối để có biện pháp kiện toàn về tổ chức tài chính cán bộ...Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoạt động kém hiệu quả cương quyết thực hiện biện pháp giải thể, sáp nhập hay thực hiện theo luật Phá sản doanh nghiệp.
ổn định và hoàn thiện tổ chức Tổng công ty: Kịp thời chấn chỉnh những mặt chưa hoàn thiện, bổ sung đủ cán bộ lãnh đạo và phân cấp trách nhiệm cho hội đồng quản trị theo đúng quy định hiện hành đồng thời nghiên cứu đề ngị của Chính phủ sửa đổi những quy định chưa phù hợp. Hội đồng quản trị không phải là chủ sở hữu mà được Nhà nước giao một số quyền thay mặt sở hữu ở DNNN tương đối lớn để phát huy trí tuệ tập thể và chịu trách nhiệm tập thể về bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước giao. Tăng cường hơn nữa vai trò của Tổng công ty trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, tổ chức phối hợp trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thành viên.
















Kết luận
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia hội nhập với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát huy các thế mạnh mở rộng thị trường, tranh thủ nắm bắt được công nghệ và tiến bộ kỹ thuật hiện đại của thế giới để phát triển nhanh và bền vững, tạo ra thế mạnh về chất lượng và giá thành sản phẩm khi thực hiện cạnh tranh. Hội nhập quốc tế cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng cạnh tranh, trình độ tay nghề người lao động, trình độ cán bộ quản lý.... Do vậy, doanh nghiệp của ta phải đủ mạnh để cạnh tranh thắng đối thủ trên “ sân chơi chung” bình đẳng. Thực tế này đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt Nam. Tổng công ty Xây dựng Thăng Long là một trong những doanh nghiệp Xây dựng cầu đường lớn nhất Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Tổng công ty đã nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động đầu tư và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả cao là một việc làm không đơn giản chút nào. Vì vậy, mặc dù có nhiều cố gắng song, hoạt động đầu tư của Tổng công ty cũng không tránh khỏi những tồn tại yếu kém cần khắc phục. Hy vọng rằng với các giải pháp đề ra sẽ giúp Tổng công ty ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
Do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành Thank cô giáo Phạm Thị Thêu và các thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.


Danh mục tài liệu tham khảo


1. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quang Phương- Giáo trình Kinh tế đầu tư- Bộ môn Kinh tế đầu tư
2. PGS. TS. Phan Công Nghĩa- Giáo trình Thống kê Đầu tư và Xây dựng- Khoa Thống kê- Bộ môn Thống kê kinh tế
3. Philip Koler- Giáo trình Quản trị marketing
4. Tạp chí Ngiên cứu Kinh tế số 264 tháng 5/2000
5. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6/2003
6. Tạp chí Xây dựng
7. Tạp chí Phát triển kinh tế
8. Tạp chí Thông tin lý luận
9. Tạp chí Giao thông Vận tải
10. Tạp chí Thị trường vốn
11. Các Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh và Báo cáo Đầu tư của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long


Mục lục

Trang
Lời nói đầu 5
Chương I: Lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh 7
I/ Đầu tư và đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 7
1. Đầu tư 7
1.1. Khái niệm đầu tư 7
1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư 7
2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8
2.1.Khái niệm 8
2.2. Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8
2.3. Vốn và nguồn vốn trong doanh nghiệp 9
2.4. Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 11
2.4.1. Đầu tư Xây dựng cơ bản 11
2.4.2. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ 12
2.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 13
2.4.4. Đầu tư phát triển marketing 15
2.4.5. Đầu tư vào hàng dự trữ 17
2.4.6. Đầu tư vào tài sản vô hình 17
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 18
2.5.1. Lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai 18
2.5.2. Lãi suất tiền vay 18
2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư 19
2.5.4. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 19
2.5.5. đoán của hãng về tình trạng nền kinh tế trong tương lai 19
2.6. Kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp 20

II/ Cơ sở lý luận về cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường 22
1. Quan niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 22
2. Các loại hình cạnh tranh 23
3. Các nhân tố tác động đến cạnh tranh 25
3.1. Sự đe doạ của các đối thủ tiềm ẩn 25
3.2. Nguy cơ từ những sản phẩm thay thế 26
3.3. Quyền lực của người mua 27
3.4. Quyền lực của nhà cung ứng 27
3.5. Cạnh tranh giữa các hãng trong ngành 28
4. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp 28
III/ Mối quan hệ giữa đầu tư và năng lực cạnh tranh của một
doanh nghiệp 30

Chương II: Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long trong thời gian qua 32
I/ Giới thiệu chung về Tổng công ty 32
1. Quá trình hình thành và phát triển 32
2. Chức năng nhiệm vụ 34
3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh 34
II/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng
Thăng Long trong thời gian qua 36
III/ Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
Xây dựng Thăng Long 39
1. Vốn và cơ cấu vốn của Tổng công ty 40
2. Cơ cấu đầu tư 46
3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 50
3.1. Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 50
3.2. Đầu tư sửa chữa máy móc thiết bị 52
3.3. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ 53
3.4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 55
3.5. Đầu tư xây dựng nhà xưởng 57
3.6. Các hoạt động đầu tư khác 59
4. Đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 60
4.1. Những thành tựu đạt được 60
4.2. Những mặt hạn chế trong công tác đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty 68

Chương III: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 71
I/ Cơ hội và thách thức đặt ra cho Tổng công ty trong thời gian
tới 71
II/ Mục tiêu, phương hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn
2000- 2010 73
1. Một số định hướng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 73
1.1. Chiến lược huy động vốn 73
1.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư thiết bị- công nghệ là
nội dung chủ yếu của hoạt động đầu tư trong thời gian tới 74
2. Định hướng phát triên sản xuất kinh doanh 75
III/ Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long 77
1. Nhóm giải pháp từ phía Doanh nghiệp 77
1.1. Giải pháp về thu hút vốn 77
1.2. Giải pháp về sử dụng vốn 80
1.2.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và
kế hoạch hoá đầu tư 80
1.2.2. Đổi mới cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư 80
1.2.3. Đổi mới cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư 81
1.2.4. Tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ 82
1.2.5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 85
1.2.6. Đầu tư thúc đẩy hoạt động marketing 88
1.2.7. Tăng cường quản lý chất lượng và tiến độ công trình 90
2. Một số kiến nghị từ phía Nhà nước 91
2.1. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp 90
2.2.Tăng cường đầu tư đổi mới và kiểm soát công nghệ trong Doanh
nghiệp Nhà nước 92
2.3.Đầu tư nâng cao trình độ cho những cán bộ chủ chốt 93
2.4.Xây dựng công ty Đầu tư tài chính Nhà nước để xóa chủ quản
đối với Doanh nghiệp Nhà nước 94
2.5.Đổi mới cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước 95
Kết luận 97
Danh mục tài liệu tham khảo 98










Lời nói đầu

Bước vào kỷ nguyên mới, thế giới hội nhập nền kinh tế quốc tế, nước ta cũng không ngoài vòng qui luật đó. Việt Nam đã đặt quan hệ với trên 170 nước trên toàn thế giới, ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, hội nhập thương mại AFTA khu vực Đông Nam á và tiến tới hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đó Đảng và Nhà nước đã có sự chỉ đạo sát sao để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có sự chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới với các hình thức đa phương, song phương, khu vực, hợp tác liên doanh như thế nào cho có lợi khi làm ăn hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội lớn về lực lượng môi trường toàn cầu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, tự do hoá thương mại, dịch chuyển dòng đầu tư và thương mại toàn thế giới cũng như ở châu á . Song nó cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Chấp nhận nền kinh tế hội nhập, là chấp nhận cạnh tranh ngay trên “sân nhà”. Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ dẫn tới những thời cơ, thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm gì để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Đối với ngành Giao thông Vận tải trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi xây dựng cơ sở hạ tầng cực kỳ lớn. Vì vậy ngành đã phát triển nhanh, có những Tổng công ty Xây dựng, Hàng hải, Hàng không...mạnh có vốn lớn, bề dày kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài làm ăn có hiệu quả, chắc chắn sẽ vững bước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Song đối với hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, quy mô nhỏ, vốn ít, bề dày kinh nghiệm còn mỏng. Quả là vấn đề đáng quan tâm khi phải đối mặt với các tập đoàn nước ngoài.
Tổng công ty Xây dựng Thăng Long là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải được thành lập năm 1973. Đây là doanh nghiệp xây dựng cầu đường lớn nhất Việt Nam. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đã đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Song đây không phải là một việc làm đơn giản chút nào. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tui đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Đề tài này tập trung đánh giá tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long trong thời gian qua từ đó thấy được những ưu điểm và nhược điểm để đưa ra những phương hướng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư và cạnh tranh.
Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.
Chương III: Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hiền Trần

New Member

Download miễn phí Đề tài Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp





 

Trang

Lời nói đầu 5

Chương I: Lý luận chung về đầu tư và cạnh tranh 7

 I/ Đầu tư và đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 7

1. Đầu tư 7

1.1. Khái niệm đầu tư 7

1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư 7

2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8

2.1.Khái niệm 8

2.2. Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 8

2.3. Vốn và nguồn vốn trong doanh nghiệp 9

2.4. Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 11

2.4.1. Đầu tư Xây dựng cơ bản 11

2.4.2. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ 12

2.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 13

2.4.4. Đầu tư phát triển marketing 15

2.4.5. Đầu tư vào hàng dự trữ 17

2.4.6. Đầu tư vào tài sản vô hình 17

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 18

2.5.1. Lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai 18

2.5.2. Lãi suất tiền vay 18

2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư 19

2.5.4. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 19

2.5.5. Dự đoán của hãng về tình trạng nền kinh tế trong tương lai 19

2.6. Kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp 20

 


/tai-lieu/de-tai-dau-tu-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-tong-cong-ty-xay-dung-thang-long-lam-chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-82766/


Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ách là 10.141,7 triệu đồng chiếm 8,155% tổng mức vốn đầu tư. Năm 2001, vốn Ngân sách giảm xuống còn 9.870 triệu đồng, giảm 2,68% so với năm 2000. Năm 2002, vốn Ngân sách là 8.920 triệu đồng giảm 9.62% so với năm 2001 và giảm 12,05% so với năm 2001. Năm 2003, vốn Ngân sách là 8.540 triệu đồng giảm 4,26% so với năm 2002 và giảm 15,79% so với năm 2000. Năm 2004, vốn Ngân sách thấp nhất từ trước đến nay chỉ có 7.124 triệu đồng, giảm 16,58% so với năm 2003 và giảm 29,75% so với năm 2000. Sự giảm sút vốn Ngân sách là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Tổng công ty nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp thường có tính thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước vì vậy, vốn Ngân sách thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức vốn đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với những qui luật cạnh tranh khắc nghiệt buộc các doanh nghiệp phải chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm dần và không còn đóng vai trò quyết định mà chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển.
Tuy nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ song nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng để định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Nguồn vốn tín dụng thương mại: Tổng mức vốn tín dụng thương mại trong giai đoạn này lên tới 219.309,5 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 31,77% tổng mức vốn đầu tư của Tổng công ty. Nguồn vốn này biến động cùng với sự biến động của tổng mức vốn đầu tư. Năm 2000, vốn vay thương mại là 40.162 triệu đồng chiếm 32,29% tổng mức vốn đầu tư. Năm 2001, khối lượng vốn là 80.211,5 triệu đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Nhưng từ năm 2002, vốn tín dụng thương mại có xu hướng giảm xuống. Đến năm 2004, khối lượng vốn chỉ còn 13.141 triệu đồng giảm 34,87% so với năm 2003 và chỉ bằng 1/3 so với năm 2000. Tuy giảm xuống song vốn tín dụng thương mại vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tổng mức vốn đầu tư. Việc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức vốn đầu tư cho thấy vốn huy động cho đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu vẫn là vốn vay. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố lãi suất. Song đây là một nguồn vốn không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Nguồn vốn tự có : Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ hai bộ phận là: Lợi nhuận giữ lại sau thuế và khấu hao cơ bản. Trong giai đoạn này, tổng mức vốn tự có đạt 166.486,17 triệu đồng chiếm 23,97% tổng mức vốn đầu tư, đứng thứ hai sau nguồn vốn tín dụng thương mại. Trong 2 năm 2000- 2001, nguồn vốn này có tốc độ tăng trưởng rất cao 129,08% nhưng lại giảm dần ở 3 năm sau. Đến năm 2004, nguồn vốn này chỉ đạt có 12.172,4 triệu đồng, giảm 37,91% so với năm 2003 và giảm 51,92% so với năm 2000. Sự giảm sút này không phải do kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty yếu kém mà do nhu cầu đầu tư giảm nên phần lợi nhuận trích ra để đầu tư cũng giảm theo. Đây là nguồn vốn quan trọng mà Tổng công ty cần khai thác triệt để hơn nữa trong thời gian tới vì nó giúp doanh nghiệp chủ động trong quyết định của mình, không bị lệ thuộc vào thế lực bên ngoài.
Nguồn vốn nước ngoài: Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, để có thêm vốn đầu tư, Tổng công ty đã tích cực huy động vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài của Tổng công ty chủ yếu bao gồm các nguồn ODA, FDI và vốn tham gia liên doanh, liên kết. Trong giai đoạn 2000- 2004, nguồn vốn này đạt 121.530,32 triệu đồng chiếm 17,61% tổng mức vốn đầu tư và có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Nếu như 2 năm đầu, vốn đầu tư bình quân đạt 32.891,31 triệu đồng và có tốc độ tăng trưởng rất cao 161,42% thì đến 3 năm sau, vốn bình quân giảm xuống còn 18.582,57 triệu đồng chỉ bằng 56,5% so với giai đoạn trước. Đây là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Nó không chỉ bổ sung thêm vốn mà qua đó, có thể tiếp thu những công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tác phong làm việc năng động sáng tạo của đối tác nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần chủ động hơn nữa trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài.
Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Cùng với việc huy động các nguồn vốn khác,Tổng công ty đã tranh thủ sự trợ giúp từ phía Nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi với mức lãi suất thấp và thời gian cho vay dài. Nguồn vốn này hiện đang có 63.120,72 triệu đồng chiếm 11,81% tổng mức vốn đầu tư và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư của Tổng công ty. Cũng giống như các nguồn vốn khác, nguồn vốn này tăng dần trong 2 năm 2000- 2001 và giảm dần ở 3 năm sau. Năm 2000, vốn tín dụng ưu đãi là 11.521,14 triệu đồng. Năm 2001, vốn tín dụng ưu đãi là 25.017,8 triệu đồng, tăng 117,15% so với năm 2000. Nhưng đến năm 2004, nguồn vốn này giảm xuống còn 6.215,28 triệu đồng, giảm 24,31% so với năm 2003 và giảm 46,05% so với năm 2000.Nguồn vốn này có ưu điểm là không phải mất một khoản chi phí lớn để chi trả tiền lãi mà thời gian cho vay lại kéo dài. Tuy nhiên nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng mức vốn đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần có kế hoạch huy động nguồn vốn này để hoạt động đầu tư được tiến hành hiệu quả hơn.
Nguồn vốn vay khác: Trong giai đoạn 2000- 2004, Tổng công ty đã huy động được 76.186,59 triệu đồng vốn vay khác chiếm 11,038% tổng mức vốn đầu tư. Không giống như các nguồn vốn nói trên, nguồn vốn này có xu hướng vận động khác hơn một chút cụ thể là: Trong 2 năm 2000- 2001, vốn đầu tư có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng đạt 28,16% và bắt đầu giảm xuống từ năm 2002. Nhưng đến năm 2004, nguồn vốn này lại có xu hướng tăng lên. Năm 2004, vốn đầu tư là 10.048,32 triệu đồng tăng 140,65% so với năm 2003. Trong nguồn vốn này thì một phần là vốn vay của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Điều này thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của Tổng công ty trong việc huy động vốn. Việc làm này vừa nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên lại vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc. Như vậy, vừa có thêm vốn để đầu tư lại vừa nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.Cơ cấu đầu tư
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư Đơn vị: triệu đồng
7.Đầu tư khác
6.Xây dựng nhà
xưởng
5.Nguồn nhân lực
4. Khoa học công
nghệ
3.Sửa chữa thiết bị
2.Mua sắm thiết bị
Trong đó
1.Tổng vốn đầu tư
Năm
Chỉ tiêu
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2000 - 2004 của Tổng công ty Xây dựng Thăng Long
1.100
6.803
450
360
7.821
107.827
124.361
Giá trị
2000
0,88
5,47
0,36
0,29
6,29
86,7
100
Tỷ lệ
(%)
1.726
7.925
760
512
9.219
225.033
245.175
Giá trị
2001
0,7
3,23
0,31
0,21
3,76
91,78
100
Tỷ lệ
(%)
2000
8. 144
1.120
1.030
12.273
162.951
187.518
Giá trị
2002
1,07
4,34
0,59
0,55
6,54
86,89
100
Tỷ lệ
(%)
913
2.164
1.400
2.165
13.638
55.600
75.880
Giá trị
2003
1,2
2,85
1,84
2,85
...
ad cho em xin link tải tài liệu này ạ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Ninh​ Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại BIDV Việt Nam - Đông Đô Luận văn Kinh tế 0
G Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Luận văn Kinh tế 0
K Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top