kazenka

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc từ năm 2002 đến nay, trong đó tập trung làm rõ các chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc sang một số nước đang phát triển châu Á, tác động của đầu tư Trung Quốc đối với các nước tiếp nhận. Chỉ ra một số bất cập trong đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cả tiếp nhận và đầu tư ra nước ngoài, là
yếu tố quan trọng trong chiến lược "đi ra ngoài", hội nhập kinh tế toàn cầu
của Trung Quốc. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nước xuất khẩu lớn nhất
và tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai, hiện Trung
Quốc còn được biết đến với tư cách là nhà cung ứng vốn FDI lớn thứ năm của
thế giới và ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Khác với các nước có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn như Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Pháp, Đức…, Trung Quốc là nền kinh tế duy nhất nằm trong danh
sách các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Trung
Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Từ mức đầu tư khiêm tốn dưới
100 triệu USD/năm trong thời kỳ đầu "cải cách mở cửa" (1979-1990), tiếp đó
trải qua giai đoạn tăng trưởng không ổn định (1991-2001), đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục từ năm
2002 đến nay và hiện vào khoảng 60 tỷ USD/năm. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc trong tổng đầu tư trực tiếp toàn cầu cũng tăng từ
0,45% năm 2004 lên 5,1% năm 2009. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu đưa đầu
tư ra nước ngoài ngang bằng với mức đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc
trong 3-5 năm tới (khoảng trên 100 tỷ USD/năm). Đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Trung Quốc đã có mặt ở hầu hết các châu lục, không chỉ ở các nền kinh tế
kém và đang phát triển mà ở cả các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Ca-na-đa,
một số nước châu Âu. Có được mức tăng trưởng này là nhờ vào các chính
sách hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc nhằm thực hiện Chiến lược "Đi ra
ngoài" hội nhập kinh tế toàn cầu và hiệu ứng tích cực từ việc Trung Quốc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hồi cuối năm 2001, nhất là sự mở
rộng của quỹ dự trữ ngoại tệ (lên đến hơn 3.200 tỷ USD tính đến hết năm
2012) có được nhờ thặng dư thương mại liên tục trong những năm qua. Ngoài
ra, dòng vốn đầu tư toàn cầu sụt giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
(2008-2009) cũng là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc thúc đẩy các hoạt
động đầu tư ra bên ngoài nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, công nghệ
tiên tiến, mở rộng thị trường… để hỗ trợ cho quá trình tái cân bằng nền kinh
tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời giúp Trung Quốc gia
tăng ảnh hưởng tại các khu vực có lợi ích chiến lược.
Với một số nước đang phát triển châu Á, đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc cũng không nằm ngoài mục đích tìm kiếm nguyên liệu, mở rộng thị
trường, xuất khẩu công nghệ… và cũng đang bộc lộ một số bất cập và có tác
động tiêu cực. Với Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc thời gian qua
tuy có một số đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế đất nước, song cũng
còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là quy mô và chất lượng chưa tương xứng với
điều kiện của hai nước.
Vì vậy, nghiên cứu một cách hệ thống đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc, nhất là xác định rõ mục đích đầu tư, các biện pháp triển
khai, chỉ rõ các bất cập, tác động tiêu cực trong tiếp nhận FDI từ Trung Quốc
của các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam là cần thiết. Việc nghiên
cứu này sẽ là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm thu hút dòng
vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các bất cập
trong thu hút FDI từ Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hai nước đang đẩy
mạnh xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự bùng nổ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, trong
bối cảnh Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh và mạnh cả về kinh tế và
tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình:
- Huang Wenbin và Andreas Wilkes (2011), Trung tâm nghiên cứu rừng
quốc tế (CIFOR), với nghiên cứu "Analysis of china’s overseas investment
policies" (Phân tích chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc), đã
phân chia đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc từ khi tiến hành cải cách mở
cửa thành 3 giai đoạn (1979-1990, 1991-2001 và từ 2002 đến nay), đi sâu làm
rõ các chính sách hỗ trợ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
theo từng giai đoạn đã phân chia.
- Daniel Rosen và Thilo Hanemann (2009), Viện Kinh tế quốc tế Peterson,
với nghiên cứu "China’s changing outbound foreign direct investment profile:
Drivers and policy implication" (Thực trạng điều chỉnh chính sách đầu tư ra
nước ngoài của Trung Quốc: định hướng và hàm ý chính sách) đã chỉ ra các
nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài (gồm tái cân bằng
nền kinh tế, tìm kiếm tài nguyên, thúc đẩy sản xuất ra bên ngoài…); thực
trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc thời gian qua (số liệu cập nhật đến
năm 2009); một số rào cản, trở ngại đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của Trung Quốc và định hướng điều chỉnh một số chính sách đầu tư ra nước
ngoài của Trung Quốc thời gian tới.
- Ủy ban nghiên cứu an ninh và kinh tế Mỹ - Trung (2001) với nghiên
cứu "Going Out: An Overview of China’s Outward Foreign Direct Investment"
(Đi ra ngoài: Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc),
đã nêu một số đặc điểm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, mục
đích của Trung Quốc khi đầu tư ra nước ngoài, các giai đoạn đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Trung Quốc và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; phân
bổ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc theo địa bàn và lĩnh vực
đầu tư (số liệu cập nhật đến 2009).
- Bijun Wang và Yiping Huang (2011), Trường Đại học Quốc gia Australia
và Đại học Perking, với nghiên cứu "Is there a China model of overseas
direct investment?" (Liệu có mô hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang đặc
trưng Trung Quốc?), đã tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2003-2009 theo địa bàn đầu tư (phân
chia theo nhóm nước công nghiệp phát triển và nhóm các nước còn lại).
Thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa
điểm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhóm nghiên
cứu đã thiết lập các mô hình mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố này đến việc
lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc.
- Dexin Yang (2003), Trường Đại học Victoria/Ô-xtrây-lia với luận án
tiến sĩ "Foreign direct investment from developing countries: a case study of
china’s outward investment" (Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang
phát triển: nghiên cứu trường hợp đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc), giới
thiệu sơ bộ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển,
phân tích nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
hoạt động đầu tư trực tiếp vào các nước nhằm khai thác tài nguyên, công nghệ
tiên tiến và thị trường.
- Karl P. Sauvant, Wolfgang A. Maschek và Geraldine McAllister (2009)
với nghiên cứu "Foreign direct investment by emerging market multination
enterprises, the impact of the financial crisis and resession and challenges
ahead" (Tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và thách thức
đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia đến từ các
thị trường đang nổi) đăng trên Global Forrum on International Investment,
giới thiệu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước
đang phát triển, đi sâu vào các nước nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc), phân tích một số tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009) đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các nước đang phát triển, chỉ ra một số thách thức chủ yếu đối với đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các nước này.
Tại Việt Nam, vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã được
quan tâm, nhưng sản phẩm nghiên cứu chưa nhiều, cụ thể:pGS.TS Phạm Thái Quốc với bài viết "Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc", đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới, số tháng 10.2011, đã tập trung làm rõ các giai đoạn phát triển đầu tư ra
nước ngoài của Trung Quốc, tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc theo khu vực và lĩnh vực đầu tư (số liệu cập nhật đến hết năm 2009),
động cơ thúc đẩy Trung Quốc gia tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài báo, song chủ yếu dưới dạng tin
ngắn hay lược dịch từ các bài viết của báo chí nước ngoài như:
- "Trung Quốc đổ bộ đầu tư ra nước ngoài" đăng trên Diễn đàn doanh
nghiệp ngày 02.11.2006, tổng hợp từ các báo People Daily, Tân hoa xã, AFP.
- "Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Động cơ và hệ lụy" của tác giả
Châu Giang trên trang web của báo vietnamnet này 12.05.2011, lược dịch từ
tờ Asia Sentinel.
- "Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc" của tác giả Mai
Lan, đăng trên trang web ngày 31.03.2011, lược dịch từ bài
viết trên Tạp chí Finacial Times.
- "Độc nhất vô nhị cách Trung Quốc đầu tư nước ngoài" của tác giả
Hoàng Ngân, đăng trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam ( ) ngày
13.09.2011, lược dịch từ bài "Is there a China model of overseas direct
investment?" đăng trên Diễn đàn Đông Á ngày 12.04.2011…
Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Trung Quốc trên đã cung cấp một lượng lớn thông tin, giúp người đọc
nắm được tổng quan về nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc kể từ
khi cải cách mở cửa. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ,
hệ thống vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, từ nguyên
nhân, chính sách thúc đẩy, thực trạng đầu tư, nhất là các số liệu mới chỉ cập
nhật đến hết năm 2009. Đáng chú ý, chưa có nghiên cứu nào phân tích tác
động của FDI từ Trung Quốc đối với các nước đang phát triển châu Á trên cả
hai mặt tích cực và tiêu cực; những bất cập trong tiếp nhận FDI từ Trung
Quốc của các nước này; đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam trong tiếp
nhận FDI từ Trung Quốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Trung Quốc, trong đó có đầu tư vào một số nước đang phát triển châu Á và
Việt Nam, đánh giá tác động đối với một số nền kinh tế đang phát triển châu
Á tiếp nhận FDI từ Trung Quốc, những bất cập trong tiếp nhận vốn đầu tư
trực tiếp từ Trung Quốc của các nước này. Từ những bất cập trong tiếp nhận vốn
đầu tư trực tiếp Trung Quốc của Việt Nam, đề xuất các giải pháp khắc phục.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nội dung luận văn trả lời các
câu hỏi dưới đây:
- Nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì?
- Tác động của đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đối với các nước đang
phát triển châu Á tiếp nhận đầu tư như thế nào? Những bất cập cần khắc phục
trong quá trình tiếp nhận FDI từ Trung Quốc.
- Giải pháp cho Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Trung
Quốc và khắc phục các tác động tiêu cực?
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
từ năm 2002 đến nay, trong đó tập trung làm rõ các chính sách thúc đẩy đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc, thực trạng đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc sang một số nước đang phát triển châu Á, tác động của đầu tư
Trung Quốc đối với các nước tiếp nhận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

candy151

Member
Re: [Free] Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào một số nước Châu Á - hàm ý đối với Việt Nam. ThS. Kinh tế

Nhờ mod up giúp em tài liệu nhé. Tks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
L đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top