daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

CHUYÊN ĐỀ 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC.

MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC 3
1.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì? 3
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: 3
1.1.2. Thế nào là phát huy tính tích cực học tập? 3
1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực 4
1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm 5
1.2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 6
1.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 6
1.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 6
1.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 6
1.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 7
1.3. Một số phương pháp dạy học âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh tiểu học 9
1.3.1. Dạy học âm nhạc theo phương pháp vấn đáp tái hiện 9
1.3.2. Dạy học âm nhạc theo phương pháp vấn đáp giải thích - minh họa 9
1.3.3. Dạy học âm nhạc theo phương pháp hoạt động nhóm 10
1.4. Điều kiện cần để vận dụng phương pháp dạy học âm nhạc phát huy tính tích đối với học sinh tiểu học 11
1.5. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: 12
Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TIẾT HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 14
2.1. Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học âm nhạc 14
2.1.1 Tổ chức dạy học của giáo viên 14
2.1.2. Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập. 16
2.1.3. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học âm nhạc. 16
2.1.4. Phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện dạy học 16
2.2. Hoạt động học tập của học sinh 24
KẾT LUẬN 29
CHUYÊN ĐỀ 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC. 32
PHẦN NỘI DUNG 34
1. Phương tiện dạy học 34
1.1 Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học phương tiện dạy học âm nhạc 34
1.2 Tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng phương tiện dạy học 34
1.3 Sử dụng và khai thác phương tiện dạy học hổ trợ giảng dạy và soạn giảng cho môn Âm nhạc ở trường Tiểu học 35
2. Hướng dẫn sử dụng hiệu quả một số phương tiện hỗ trợ dạy học âm nhạc 36
2.1. Sử dụng CNTT vào hổ trợ giảng dạy môn âm nhạc 36
2.1.1. Phần mềm Powerpoint 36
2.1.2. Chương trình viết nhạc Encore (Soạn nhạc trên máy tính) 36
2.1.3. Phần mềm WaveLab 37
3. Sử dụng đàn Organ trong giảng dạy 38
3.1. Hiệu quả từ việc sử dụng đàn organ trong giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học 38
3.2. Một số đàn organ có thể sử dụng hỗ trợ trong dạy nhạc, học nhạc 39
3.3. Hướng dẫn cách đệm đàn Organ cơ bản 41
3.3.1. Củng cố một số kiến thức cơ bản 41
3.3.2. Đệm ca khúc dựa trên các hợp âm chính (Hợp âm 3 chính). 43
3.3.3. Khúc dạo (INTRO) – Dạo giữa, Dạo nối – Dạo kết. 53
3.3.4. Những nguyên tắc cơ bản để sử dụng được đàn organ và chơi 1 bản nhạc. 55
3.3.5. Thực hành và hướng dẫn thực hành. 56
PHỤ LỤC 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63



CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Đinh Văn Luận- Giảng viên trường CĐSP Gia Lai
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay, âm nhạc được coi là bộ môn cơ sở đối với tất cả các cấp bậc học như: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, và tiến tới là THPT. Âm nhạc không chỉ góp phần hoàn thiện nhân cách mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Như nhà lý luận phê bình âm nhạc nổi tiếng người Nga, Xo-khor đã nói: “Âm nhạc là nhà giáo dục thông mình và tinh tế”.
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc thù, dùng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, thế giới quan của con người…. Âm nhạc đưa những con người xa lạ trên khắp thế giới đến gần với nhau hơn, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống, đem lại cho con người tinh thần lạc quan, yêu đời, bao hàm những tâm tư tình cảm, tình yêu cha mẹ, tình quê hương đất nước, ngợi ca những anh hùng Dân tộc, nói lên những khát vọng tình yêu trong cuộc sống....
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi nền giáo dục phải hướng tới sự phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Đặc biệt, với lứa tuổi tiểu học, đây chính là những nhân tố mà giáo dục cần đầu tư ngay từ ban đầu. Âm nhạc tạo nên thế giới trẻ thơ, giáo dục cho các em về đạo đức, nhân cách, thẩm mỹ, khả năng phát triển tư duy một cách toàn diện.
Là giảng viên trực tiếp giảng dạy, chúng tui nhận thấy rằng việc tìm tòi và áp dụng các phương pháp mới giúp người học tiếp cận dễ hơn với bộ môn âm nhạc là điều hết sức cần thiết. Với thời gian ngắn nhưng lượng kiến thức rộng đòi hỏi người giáo viên phải biết sắp xếp thời gian và kiến thức sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong mỗi tiết dạy giáo viên cần có những ứng dụng mới nhằm đem đến sự mới mẻ đối với môn học, từ đó tránh được sự nhàm chán trong quá trinh hoc tập của các em.
Nhận thức được vai trò của bộ môn âm nhạc trong chương trình đào tạo, chúng tui luôn “lấy người học làm trung tâm” làm chủ đạo để thúc đẩy chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục tiêu và phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích tích cực, cũng như việc khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện trong dạy hoc âm nhạc cho đối tượng là hoc sinh tiều học, không phải ngày một ngày hai là thay đổi và mang lại hiệu quả được. Vì thế, thông qua tài liệu này những người tiếp thu rất cần đến những sự tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn âm nhạc một cách có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà Bộ GD & ĐT cũng như Sở GD & ĐT đề ra.

CHƯƠNG 1: DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực của hoc sinh thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
Mục tiêu:
- Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực.
- Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng môn âm nhạc tiểu học.
- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng PPDH tích cực vào môn âm nhạc .
1.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động.
1.1.2. Thế nào là phát huy tính tích cực học tập?
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
T Kế hoạch dạy học Âm nhạc lớp - Trường Tiểu học số 1 Kiến Giang - Học kì II Luận văn Sư phạm 0
D Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương sóng cơ và sóng âm (vật lý 12 cơ bản) Luận văn Sư phạm 0
T Ứng dụng phần mềm Multi-Instrument và Sound Card thiết kế các thí nghiệm dạy học phần Sóng âm Vật lí lớp 12 nâng cao, chương trình THPT Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu lỗi phát âm thường gặp liên quan tới âm xát và tắc xát trong Tiếng Anh của học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Hà Nội và giải pháp trong thực tiễn giảng dạy Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu phản ứng của học sinh đối với các thủ thuật giáo viên sử dụng để dạy phát âm tại trường Phạm Ngũ Lão, Hải Phòng Ngoại ngữ 0
K Áp dụng trò chơi và các hoạt động mang tính khích lệ khác trong việc dạy phát âm cho sinh viên năm thứ nhất Khoa tiếng Anh, Đại học Hà Nội Ngoại ngữ 0
V Tìm hiểu về các vấn đề mà giáo viên và học sinh trường THPT- Dân tộc Nội trú Đại học Lâm nghiệp gặp phải trong việc dạy và học phát âm Tiếng Anh: Nghiên cứu điều tra Ngoại ngữ 0
G Khó khăn trong việc dạy phát âm tiếng Anh cho học sinh lớp 11 trường THPT Yên Viên và giải pháp Ngoại ngữ 0
B Khó khăn trong dạy và học ngữ âm trong các tiết dạy Language focus sách giáo khoa tiếng Anh 12 và giải pháp Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top