Download miễn phí Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch 1 ngân hàng Công Thương Việt Nam
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng: 3
1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 6
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng: 9
1.2. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 14
1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại: 14
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại : 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay tiêu dùng: 17
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan: 17
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 18
Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 21
2.1. Khái quát về sở GD1 ngân hàng Công Thương : 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 21
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của SGD 1 NHCT VN 21
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh: 25
2.2.1. Đối tượng và quy trình: 25
2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng 33
2.2. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 39
2.2.1. Kết quả đạt được 39
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 40
Chương 3 : Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GD1 NHCT VIỆT NAM 44
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng 44
3.1.1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 44
3.1.2. Các biện pháp thực hiện: 44
3.2. Các biện pháp phát triển cho vay tiêu dùng 45
3.2.1. Thiết lập chiến lược và hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng 45
3.2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng 46
3.2.3. Đa dạng hóa cho vay tiêu dùng 47
3.2.4. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: 47
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động marketinh ngân hàng: 48
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 48
3.3. Kiến nghị 49
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước: 49
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam: 50
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam 51
KẾT LUẬN 53
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-07-chuyen_de_day_manh_hoat_dong_cho_vay_tieu_dung_tai_so_giao_d_U6JUXRZBOG.png /tai-lieu/chuyen-de-day-manh-hoat-dong-cho-vay-tieu-dung-tai-so-giao-dich-1-ngan-hang-cong-thuong-viet-nam-91102/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ các công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu xã hội, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng là yếu tố để giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Với thiết bị hiện đại hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường sẽ nhanh hơn, giúp nhân hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng vay tiêu dùng nói riêng.
Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
2.1. Khái quát về sở GD1 ngân hàng Công Thương :
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Sở giao dịch 1 ngân hàng công thương Việt Nam là một đơn vị thành viên của NHCT VN nằm trên địa bàn Hà Nội. Tiền thân ban đầu là chi nhánh ngân hàng Công Thương thành phố Hà Nội.Chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 198/NH – TCCB ngày 29/6/1988 của tổng giám đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.Đến ngày 24/3/1993 tổng giám đốc NHCT ra quyết định số 93/NHCT_TCCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thành hội sở chính NHCT Việt Nam. Trụ sở chính đóng tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội. Kể từ ngày 1/4/1993 SGD NHCT Việt Nam đi vào hoạt động, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày 30/12/1998, chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ký quyết định số 134/ QĐ-HĐQT-NHCT về việc sắp xếp tổ chức hoạt động SGD 1 NHCT Việt Nam theo điều lệ tổ chức hoạt động của NHCT Việt Nam. SGD1 được mang tên từ ngày 1/1/1999. Quá trình hình thành và phát triển của SGD1 gắn liền với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam và những thành công của công cuộc phát triển kinh tế thủ đô và đất nước. Ngày 20/10/2003 chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/ QĐ-HĐQT-NHCT về mô hình tổ chức mới của SGD1 theo dự án hiện đại hóa ngân hàng và công nghệ thanh toán do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ.
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của SGD 1 NHCT VN
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, SGD1- NHCT VN đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, liên tục là đơn vị thi đua dẫn đầu hệ thống NHCT VN. Với sự nỗ lực không ngừng đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả, lợi nhuận hàng năm luôn vượt kế hoạch được giao và cao nhất trong toàn hệ thống. Với kết quả đó, SGD1 không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng của NHCT VN mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Thủ đô Hà nội.
Phát huy lợi thế về huy động vốn SGD 1 luôn duy trì . Tổng nguồn vốn SGD1 chiếm 5% thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, và chiếm 11% trên tổng nguồn vốn toàn hệ thống. Tổng nguồn vốn SGD1 chiếm 5% thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, và chiếm 11% trên tổng nguồn vốn toàn hệ thống. Cụ thể: Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng,tổng nguồn vốn đạt 17448 tăng 8,6 % so với năm 2005 (1.377 tỷ đồng), năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 16.718 tỷ đồng, giảm 4,2% (giảm 730 tỷ đồng) so với năm 2006, sở dĩ có sự sụt giảm này là do trong thời gian này có nhiều ngân hàng được thành lập, sự cạnh tranh dành giật nguồn vốn từ khách hàng diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên đây vẫn là một mức lớn so với các ngân hàng khác cùng quy mô. Thuận lợi đối với sở giao dịch là sở GD1 của NHCT VN, 1 trong những ngân hàng có quy mô, chất lượng lớn ở Việt Nam, vì uy tín của sở GD cũng được mở rộng, khách hàng và doanh nghiệp đến gửi tiền nhiều hơn, đó là lợi thế lớn nhất của ngân hàng. Từ đó thông qua các mối quan hệ mà phát triển hoạt động tín dụng an toàn và chất lượng. Tính đến 31/12/2007 ,dư nợ cho vay và đầu tư đạt 4.360 tỷ đồng. Với thế mạnh và bề dày kinh nghiệm hoạt động, SDG1 đã cho vay nhiều dự án lớn của các tập đoàn kinh tế nhưự án Vinasat của tập đoàn BCVT Việt Nam, Các dự án về lưới điện của tập đoàn Điện lực Việt Nam, Các dự án về đổi mới đầu tầu của Tổng công ty đường sắt VN, Các dự án khí điện đạm Cà Mau của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Đặc biệt, SGD1 đã hướng mạnh vào cho vay phát triển đối với DNV&N, DN tư nhân, cá thể, hộ gia đình, Khai thác được thị trường đa dạng và đầy đủ tiềm năng, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Đến nay đã có hàng ngìn khách hàng kinh doanh từ vốn vay ngân hàng. Dư nợ cho vay DNV&N; DN tư nhân; hộ gia đình; cá thể,chiếm đến 25%. Có thể khẳng định rằng, chiến lược phát triển hoạt động tín dụng tại SGD1 là đúng hướng, chất lượng và an toàn, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, các khoản cho vay đều được thẩm định chặt chẽ ,nợ quá hạn giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, đến ngày 31/12/2007 SGD1 không có dư nợ quá hạn. Ngoài ra, ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống, SGD1 đã triển khai đa dạng các sản phẩm như: dịch vụ cho thuê két sắt, kiều hối, Eden, dịch vụ du học trọn gói, dịch vụ điện tử qua mạng(Internet Banking), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, giải ngân các dự án ODATrên cơ sở tận dụng mọi khả năng lợi thế, đặc biệt với nền tảng công nghệ hiện đại, tiện ích của các sản phẩm không ngừng được gia tăng đã mang lại hiệu quả ứng dụng cao. Cụ thể năm 2007 phí dịch vụ đạt 16.478 tỷ đồng trong đó: Doanh số hoạt động thanh toán năm 2007 đạt 716 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2.5 lần so với năm 2002, bình quân hàng năm tăng 19%. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 297 triệu USD, tăng 3.2 lần so với năm 2002, bình quân hàng năm tăng 26%. Sự ra đời của thẻ E-Partner với nhiều tiện ích khác nhau như : nhận kiều hối qua thẻ, Dịch vụ VNTopup (dịch vụ nạp tiền cho thuê bao di động trả trước Vinaphone bằng tin nhắn SMS và thanh toán tự động qua tài khoản thẻ E-partner của chủ thuê bao), chuyển tiền gửi từ thẻ E-partner sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không những làm tăng thêm doanh thu mà còn làm tăng tiền gửi cho sở giao dịch.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động SGD cũng không tránh khỏi những khó khăn còn tồn tại. Thứ nhất, mặc dù nguồn vốn huy động vẫn giữ được mức tăng trưởng, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho vay, nhưng lãi suất bình quân huy động vốn ngày càng cao, nguồn tiền gửi thanh toán có lãi suất thấp lại giảm mạnh. Các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với nhiều kỳ hạn theo cách đấu thầu lãi suất cạnh tranh, chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của Sở giao dịch I nói riêng và của cả hệ thống NHCT Việt Nam. Thứ 2, thực hiện theo cơ chế tín dụng mới của NHNN, NHCT Việt Nam, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay. Các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang Công ty Cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tài sản thế chấp chưa đủ điều kiện pháp lý nên rất khó khăn trong việc nhận tài sản đảm bảo tiền vay. Thứ 3, mức phán quyết một món tín dụng, bảo lãnh theo tinh thần công văn số 1388/CV-NHCT5 ngày 7/5/2003 đối với sở giao dịch I là 1,5 triệu USD. Các khách hàng lớn là Tổng công ty với mức trên là quá thấp, NHCT Việt Nam vẫn chưa nới rộng hạn mức này nên khách hàng chuyển sang vay ngân hàng khác khi món vay vượt mức phán quyết của Sở giao dịch I. Thứ 4, cơ cấu dư nợ cho vay đối với các DNV&N, doanh nghiệp tư nhân, cho vay tiêu dùng đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng chuyển biến chậm, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp Nhà nước, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo còn cao. Việc phát triển khách hàng mới là các DNV&N, khách hàng cá nhân...chưa nhiều nên cơ cấu dư nợ chưa được cải thiện. Thứ 5, việc thu hồi nợ tồn đọng ngoại bảng gặp rất nhiều khó khăn do các dơn vị đã được xử lý nợ thường không có tài sản; chỉ hoạt động cầm chừng, không có nguồn thu để trả nợ. Có đơn vị đã cam kết trả nợ nhưng chây ỳ hay đổ trách nhiệm cho người tiền nhiệm, không chịu trả nợ. Thứ 6, hoạt động dịch vụ tuy đã có tăng trưởng nhưng các nguồn thu chính vẫn là huy động vốn và cho vay, chất lượng, tiện ích của dịch vụ mới không có sự khác biệt và tính cạnh tranh không cao so với các NHTM trên cùng địa bàn, đặc biệt là đối với các NHTM Cổ phần. Thứ 7, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã được chú trọng, trình độ đã được nâng lên, tuy nhiên vẫn thiếu cán bộ giỏi ở những mảng nghiệp vụ chính, lĩnh vực mới và khả năng tư duy, làm việc độc lập, trình độ ngoại ngữ, vi tính... chưa đáp ứng yêu cầu của công việc.
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh:
2.2.1. Đối tượng và quy trình:
Đối tượng:
C...