fire_hieu

New Member

Download miễn phí Đề án Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Mây tre đan ở nước ta





MỤC LỤC

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 03

CHƯƠNG 1 : XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA 05

1.1 Tổng quan về xuất khẩu 05

1.1.1 Lý thuyết về thương mại quốc tế 05

1.1.2 Khái niệm xuất khẩu 06

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 07

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu 11

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 13

 

CHƯƠNG 2 : THƯC TRẠNG XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 18

2.1 Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua 18

2.2 Tình hình xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam trong những năm vừa qua 22

2.2.1 Vai trò của hàng mây tre đan 22

2.2.2 Chủng loại hàng mây tre đan 23

2.2.3 Thực trạng kim ngạch xuất khẩu 24

2.2.4 Thị trường xuất khẩu 25

2.3 Đánh gía tình hình xuất khẩu mây tre đan trong những năm vừa qua 27

2.3.1 Những thành tựu đạt được 27

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại 28

2.3.3 Những nguyên nhân tồn tại 28

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI

3.1 Các quan điểm và định hướng về xuất khẩu ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 30

3.1.1 Những quan điểm cơ bản đổi mới chính sách ngoại thương và đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam 30

3.1.2 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 32

3.1.3 Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 1996-2010 35

3.2 Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mây tre đan 38

3.2.1 Thúc đẩy kinh doanh hàng xuất khẩu 39

3.2.1.1 Xây dựng cơ sở vật chất 40

3.2.1.2 Phát triển các làng nghề 41

3.2.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu 44

3.2.2.1 Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu 44

3.2.2.2 Hoạt động Marketing 44

3.2.2.3 Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu 45

3.2.2.4 ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh xuất khẩu 46

3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 47

3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 47

3.2.5 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý 48

3.2.6 Biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài 48

3.2.7 Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội 51

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


là Liên xô (cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã , Châu á là thị trường xuất khẩu chính của nước ta , chiếm 60% tổng kim ngạch . Tỷ trọng xuất khẩu sang các khu vực Âu – Mỹ đều tăng khá nhanh , nhất là thị trường các nước EU và Mỹ tỷ trọng thị trường Châu Âu tăng từ 6% năm 1991 lên 26% năm 2000 còn tỷ trọng thị trường Châu Mỹ tăng từ 0,3 % năm 1991 lên 6% năm 2000. Sự chuyển dịch co cấu thị trường như trên mang tính tích cực và phù hợp với chiến lược đa phương hoá thị trường , đa dạng hoá mặt hàng của ta .Điều này cũng cho thấy khả năng tham gia thị trường thế giới của ta đang tăng lên.
Biểu đồ: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam,
(Nguồn: Bộ thương mại)
Trong thời qua , sự đổi mới về chính sách , cơ chế xuất khẩu theo hướng tháo gỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đã thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau tham gia hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp trong nước từ 161 triệu USD năm 1994 lên 2577 triệu USD năm 2000 .Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI cũng tăng dần , 4% năm 1994 lên 19% năm 1997 và 22,4% năm 2000 .
2.2 Tình hình xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam trong những năm vừa qua
2.2.1. Vai trò của hàng mây tre đan:
Về kinh tế, việc xuất khẩu các sản phẩm hàng mây tre đan góp phần giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ của đất nước. Mặt khác, việc sản xuất hàng mây tre đan đòi hỏi một lượng vốn ban đầu không lớn nên khắc phục được tình trạng thiếu vốn cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc sản xuất hàng mây tre đan còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động dư thưà ở các vùng nông thôn và tăng thu nhập cải thiện đời sống cho họ.
Về xã hội, hàng mây tre đan là mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ vai trò của nó trong xã hội nên đã có chính sách phù hợp nhằm phát triển mặt hàng này. Khi phát triển mặt hàng này sẽ tạo nhiều việc làm cho số lượng lao động nhàn rỗi, góp phần giải quyết các tề nạn xã hội nảy sinh, bảo đảm đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, ổn định xã hội.
Mặt khác, thông qua việc sản xuất và xuất khẩu hàng mây tre đan nhiều nước trên thế giới hiểu biết hơn về con người và nền văn hoá của Việt Nam, góp phần đưa đất nước nhanh chóng hội nhập với nền văn hoá các nước trên thế giới.
Như vậy, việc xuất khẩu hàng mây tre đan là vấn đề cấp thiết bởi nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất nước vì được làm từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở vùng nông thôn như mây, tre, rang, nứa,…và giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.
2.2.2 Chủng loại hàng mây tre đan:
Hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước với chi phí thấp. Các nguồn nguyên liệu này đa dạng, có tính mềm, dẻo, dai và bền, qua chế biến trở nên cứng cáp và chắc chắn. Vì thế, mặt hàng mây tre đan cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại và hình thức, mẫu mã. Có thể chia các sản phẩm mây tre đan thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, giường, tủ… được làm chủ yếu từ các nguyên liệu song mây, guộc kết hợp với gỗ, sắt để tăng độ bền, cứng cho sản phẩm.
Các sản phẩm mây tre đan loại này chiếm khoảng 15 % kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan mỗi năm.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm mang tính trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, giỏ, làn, chao đèn, khay…
Các sản phẩm loại này rất đa dạng về kích cỡ, màu sắc và kiểu cách mẫu mã. Nó có thể được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau hay đơn thuần chỉ dùng một loại nguyên liêụ. Mặc dù được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu chính của sản phẩm vẫn là song mây, rang, guột. Lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm này rất cao, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan .
+ Nhóm 3: Các sản phẩm khác như: mành trúc, mành tre, túi du lịch…Các sản phẩm này thường được làm từ một nguyên liệu chính có kết hợp nhưng không đáng kể. Lợi nhuận thu về từ việc xuất khẩu các sản phẩm nhóm này chỉ chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan.
2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan:
Từ năm 1986 trở lại đây , dưới sự khởi xướng của Đảng và nhà nước con đường đổi mới của Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể .Nền kinh tế đã đi vào ổn định và đang phát triển đi lên , quan hệ quốc tế được mở rộng , đời sống nhân dân được cải thiện
Hòa vào xu thế phát triển của đất nước xuất khẩu mây tre đan cũng ngày càng một lớn mạnh hơn , có cái nhìn đúng đắn về xu thế biến động của thị trường .
Hàng mây tre đan là các sản phẩm thủ công do bàn tay con người tạo ra từ các nguồn nguyên liệu sẵn có và chi phí thấp như : Tre mây rang … Do đó tận dụng được lao động dư thừa ở các vùng thôn quê với giá nhân công rẻ nên đêm lại nhiều lợi nhuận . Vì thế mặt hàng xuất khẩu mây tre đan được coi là một trong những các mặt hàng xuất khẩu chiến lược .Đến nay mặc mặc dù có những lúc thăng trầm nhưng mặt hàng mây tre đan vẫn giữ một vị trí khá quan trọng .
Bảng3:Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan trong những năm vừa qua
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
Tỷ lệ tăng so với năm trước
1996
61.6
101%
1997
48.4
-21.4%
1998
36.8
-24%
1999
30.7
-16.6%
2000
20.6
-32.9%
Nguồn: Niên giám thống kê
Theo bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây tre đan tăng
giảm qua mỗi năm song tốc độ tămg giảm không đều . Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu tăng 101% so với năm 1995. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu giảm 21.4%( tương ứng với 13.2 triệu USD) so với năm 1996. Năm 1998 giảm so với năm 1997 là 24% ( tương ứng với 11.6 triệu USD) . Năm 1999 giảm so với năm 1998là 16.6% (tương ứng với 6.1 triệu USD) .Năm 2000 giảm so với năm 1999 là 32.9% ( tương ứng với 10.1 triệu USD). Nhưng so với năm 1996 giảm 66.5%( tương ứng với là 41 triệu USD), giảm 57.4% so với năm 1997 (tương ứng với là 27.8 triệu USD),giảm 41.3% so với năm 1998 ( tương ứng với 16.2 triệu USD)
Như vậy nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan có thể là :
+Cùng với khó khăn chung , xuất khẩu hàng mây tre đan còn gặp phải trở ngại lớn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu
+Hơn nữa nhà nước chưa đầu tư quy hoạch phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuấ khẩu nên hàng mây tre đan chưa đáp ứng được yêui cầu cao của thị trường về chất lượng sản phẩm.
2.2.4 Thị trường xuất khẩu :
Thị trường là nơi diễn các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là nơi đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp. Do đó, không có thị trường doanh nghiệp không thể tồn tại. Mà công tác thị trường lại vô cùng khó khăn bởi có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia cạnh tranh tìm thị trường. Song với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tìm kiếm thị trường lại càng khó khăn hơn, vì thị trường của họ ở bên ngoài, thông tin không đầy đủ , kịp thời, lại khác nhau v

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đề án Một số biện pháp nhằm hoàn thiện định giá đất đô thị ở nước ta Kiến trúc, xây dựng 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Luận văn Kinh tế 0
Q Đề án Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Đề án Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Môn đại cương 0
N Đề án Một số biện pháp để mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại Môn đại cương 0
A Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top