boys7x

New Member

Download miễn phí Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam





MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I : Cơ sở lý luận 2

1. Cạnh tranh là gì? 2

2. NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM: 3

2.1. Ngân hàng thương mại: 3

2.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng. 4

3. Các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh. 9

3.1. Quy mô vốn chủ sở hữu: 9

3.2. Hệ thống thông tin. 10

3.3. Khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng. 11

3.4. Chiến lược khách hàng. 12

3.5. Chất lượng nhân viên ngân hàng. 13

Chương II : Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ở việt nam 16

1. Hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. 16

1.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam. 16

1.2. Hoạt động cho vay của các NHTM. 18

1.3. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại 20

2. Cạnh tranh giữa các ngân hàng. 21

Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở việt nam 24

1. Giải pháp đối với các NHTM. 24

1.1. Bổ sung tăng vốn chủ sở hữu. 24

1.2. Hệ thống thông tin. 24

1.3. Mở rộng các loại dịch vụ ngân hàng. 25

1.4. Chiến lược khách hàng. 25

1.5. Đào tạo cán bộ, nhân viên ngân hàng. 26

1.6. Cơ sở vật chất, địa điểm giao dịch, tác phong nhân viên. 27

2. Vai trò của ngân hàng nhà nước trong hoạt động cạnh tranh của các NHTM. 28

Kết luận 29

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nguồn vốn, bổ sung vào vốn. Hay khi Nhà nước phát hành công trái thì thường nhờ các ngân hàng, thông qua NHTM làm trung gian tiêu thụ các chứng khoán có giá đó, và được nhận số tiền thù lao tỷ lệ quy định từ người phát hành. Nghiệp vụ này ngày càng phát triển trong nền kinh tế hiện đại.
3. Các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoạt động của các NHTM rất phong phú và đa dạng nên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởn đến khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng (bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan). Hơn nữa, các quan điểm khác nhau cũng sẽ dẫn đến các cách phân chia yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng khác nhau. Vì khuôn khổ đề án có hạn và kiến thức hạn chế, em xin chỉ đề cập đến một vài yếu tố cơ bản sau:
3.1. Quy mô vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu của NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và bảo đảm cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài.
Nguồn vốn này đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, vì vốn giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời.
Vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ (kể cả người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cần đủ mạnh để có thể đảm bảo với những người đi vay rằng ngân hàng có thể đáp ứng được các nhu cầu tín dụng của họ ngay cả trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn. Hơn nữa, quy mô vốn lớn mạnh sẽ giúp cho ngân hàng huy dộng được nhiều vốn hơn, do các khách hàng thường có quan niệm gửi tiền vào các ngân hàng lớn thì sẽ yên tâm hơn.
Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới. Khi một ngân hàng phát triển, nó cần vố bổ sung để thúc đảy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn với sự ra đời của những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới. Sự bổ sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng thêm những văn phòng chi nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng.
Vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài. Có nghĩa là vốn ngân hàng cần được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác.
Ngoài ra, quy mô vốn lớn giúp cho ngân hàng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Với các khoản cho vay kinh doanh giá trị lớn thì chỉ có những ngân hàng hàng đầu với trạng thái vốn chủ sở hữu dồi dào mới có thể đáp ứng được. Những ngân hàng có quy mô vốn giảm sút sẽ mất đàn vị trí trên thị trường cho vay kinh doanh giá trị lớn. Như vậy, quy mô vốn của một ngân hàng càng cao khả năng tham gia vào thị trường càng lớn và ngược lại. Hay nói cách khác, quy mô vốn của một ngân hàng xác định phạm vi cạnh tranh của ngân hàng đó.
3.2. Hệ thống thông tin.
Khó có thể tưởng tượng nổi một doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường luôn biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày nay mà không cần đến thông tin. Thông tin đã trở thành vấn đề thiết yếu, không thể thiếu bởi các lý do sau:
- Thông tin là cơ sở quan trọng trong hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như xây dựng kế hoạch tác nghiệp mang tính khả thi cao.
- Thông qua thông tin p0hản hồi người quản lý theo dõi được tốc độ thực hiện kế hoạch, phát hiện những lệch lạc trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch; từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời.
- Dựa vào thông tin trong quá khứ, hiên tại và các phương pháp đoán thích hợp, người quản lý tiên đoán được hiện tượng trong tương lai, giúp cho họ chủ động hơn trong điều hành công việc.
Có hai luồng thông tin cơ bản mà người quản lý quan tâm. Đó là thông tin bên ngoài doanh nghiệp và thông tin bên trong doanh nghiệp.
Luồng thông tin bên ngoài sẽ cung cấp cho người quản lý những diễn biến thay đổi của môi trường kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng... từ đó người quản lý sẽ thấy được các cơ hội kinh doanh tốt cũng như những mối đe doạ đối với ngân hàng mình.
Luồng thông tin bên trong cung cấp cho người quản lý biết rõ các điểm mạnh và điểm yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình.
Trên cơ sở hai luồng thông tin đó, người quản lý có thể đoán trước được những điều gì sẽ xảy ra đối với ngân hàng mình nếu cứ tiếp tục kinh doanh như hiện tại và chủ động đề ra các phương án huy động các nguồn lực một cách tối ưu nhất, nhằm đối phó thành công với những biến đổi bất lợi của môi trường kinh doanh, giữ vững vị thế cạnh tranh của ngân hàng mình.
Ngày nay thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh. Các tổ chức kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng phải sử dụng thông tin ngày càng nhiều để tăng năng lực, tăng hiệu quả trong hoạt động và đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như cho ngân hàng.
3.3. Khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng.
Khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng thể hiện ở việc phục vụ kịp thời, thuận tiên và tính linh hoạt của dịch vụ. Muốn vậy, các ngân hàng phải mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ ngân hàng hiện có, đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế và các kênh phân phối dịch vụ với công nghệ tiên tiến.
Các ngân hàng mạnh không chỉ thể hiện ở chỗ cung ứng một khối lượng tín dụng lớn cho thị trường mà là ở chỗ phương thớc cấp tín dụng như thế nào. Đối với các ngân hàng tiên tiến, họ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp với một lãi suất đầu vào - đầu ra tối thiểu, bùlại họ có rất nhiều nguồn thu nhập từ các dịch vụ khác, giúp cho doanh nghiệp chuyển tải vốn vay một cách kịp thời đúng lúc, đúng nơi và trôi chảy. Hơn nữa một doanh nghiệp kinh doanh đa năng sẽ có nhiều lợi thế trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bởi vì:
- Đa dạng hoá nghiệp vụ giúp ngân hàng phân tán và giảm rủi ro. Theo nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, ngân hàng thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, nhưng tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc. Vì thế, thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng khác bên cạnh nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp phân tán và giảm rủi ro.
- Đa dạng hoá nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận của NHTM: khi thực hiên đa dạng hoá nghiệp vụ, dịch vụ NHTM sẽ sử dụng triệt để, có hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng; do vậy giảm chi phí quản lý và chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Chỉ khi thực hiện đa dạng hoá nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng mới cung cấp đượcnhiều loại dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho khách hàng và cho nền kinh tế. Hơn nữa, việc phục vụ khách hàng theo cách “trọn gói” b...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top