voungvan

New Member

Download miễn phí Đề án Khủng hoảng tài chính tiền tệ và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam





MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I- KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á 2

I- Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 2

II- Nguyên nhân cuộc khủng hoảng 3

II- Tính chất của cuộc khủng hoảng 5

IV- Những tác động hai mặt của cuộc khủng hoảng 6

1. Các tác động tiêu cực 6

2. Các tác động tích cực 8

CHƯƠNG II- ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 10

A- Những tác động của khủng hoảng đến các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam 11

I- Đối với lĩnh vực ngoại thương 11

II- Đối với lĩnh vực thu hút vốn và trả nợ nước ngoài 12

III- Đối với lĩnh vực ngân sách đầu tư trong nước 14

B- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở các nước trong khu vực đến thương mại và đầu tư 15

I- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của ta và các nước trong khu vực 17

1. Về xuất khẩu 17

2. Về nhập khẩu 18

3. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

Kết luận 20

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nước ngoài một cách ồ ạt khiến chính phủ không kiểm soát được. Điều này đã dẫn đến hiện tượng nợ nước ngoài của Thái Lan chủ yếu rơi vào doanh nghiệp tư nhân. Một nguyên nhân nữa là do chính sách tỷ giá cố định trực tiếp hay gián tiếp mà các tổ chức tiền tệ ở Châu Á đều áp dụng là thắt chặt hay cố định đồng tiền của họ với sự chuyển động của đô la Mỹ. Việc làm này dẫn đến việc nhiều công ty có rủi ro lớn về tiền tệ ở Châu Á mà không lo ngại gì về chúng. Họ từ chối mục bảo hiểm qua việc mua cổ phiếu giá trị đầu tư phòng trường hợp hối đoái giảm. Thực tế ở những nước này phí bảo hiểm rất cao và rất tốn. Khi tỷ giá biến động đôi chút thay vì tin vào sự ổn định của đồng tiền họ lại đổ xô đi mua ngoại tệ làm cho tình hình tài chính của Đông Nam Á trở nên kém hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó những nhà đầu cơ cũng đóng vai trò lớn trong cuộc khủng hoảng. Họ vay một số lượng tiền trong nước và đổi sang một loại tiền mạnh hơn, mạo hiểm đánh cuộc rằng đồng tiền địa phương sẽ giảm giá trị và như vậy họ sẽ mua lại với mức giá rẻ lợi nhuận thu được theo chênh lệch giá. Việc đầu cơ này có sự tham gia của một số chủ ngân hàng làm cho cuộc khủng hoảng càng lan toả rộng.
Cuộc khủng hoảng đã làm phơi bày mặt trái của một vài thập kỷ tăng trưởng kinh tế vượt bật ở Châu Á và những khó khăn mà các nước Đông á phải đối mặt về cơ bản phát sinh vì sự yếu kém trong hệ thống tài chính và trong sự quản lý. Sự kết hợp của quá trình giám sát lĩnh vực tài chính không đầy đủ, sự đánh giá và quản lý rủi ro tài chính yếu kém, sự duy trì tỷ giá hối đoái tương đối cố định khiến cho các ngân hàng và các công ty phải vay vốn một lượng lớn vốn quốc tế, phần lớn trong số đó là ngắn hạn bằng ngoại tệ và không được bảo hiểm. Theo năm tháng lượng vốn nước ngoài này có xu hướng được sử dụng để tài trợ cho những khoản đầu tư chất lượng kém hơn.
Mặc dù chi tiêu của lĩnh vực tư nhân và các quyết định tài trợ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhưng các vấn đề về quản lý lại làm nó trầm trọng hơn, rõ ràng nhất là sự tham gia của chính phủ vào lĩnh vực tư nhân và thiếu sự minh bạch trong hạch toán của các công ty về tài chính cũng như việc cung cấp các dữ liệu tài chính và kinh tế. Những diễn biến trong các nền kinh tế phát triển như sự tăng trưởng yếu kém ở Châu âu và Nhật Bản vốn đã gây ra sự thiếu vắng các cơ hội đầu tư hấp dẫn và khiến lãi suất ở những nền kinh tế này giữ ở mức thấp nhất, cũng góp phần gây nên cuộc khủng hoảng.
Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Thái Lan với hàng loạt các cú tấn công có tính chất đầu tư vào đồng bạt, sự lây nhiễm đã truyền đến các nền kinh tế khác trong khu vực, gây áp lực đối với tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi lên bên ngoài khu vực và đe doạ tỷ lệ tăng trưởng của thế giới.
III- TÍNH CHẤT CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG.
Cuộc khủng hoảng được đặc trưng bởi 3 tính chất sau:
Thứ nhất, giống như những cuộc khủng hoảng những năm 80 tại Mỹ la tinh, khủng hoảng ở Mêhicô năm 1994, về thực chất cuộc khủng hoảng Châu Á là một cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu với sắc thái tài chính tiền tệ rất đậm nét, chứ không phải là khủng hoảng chu kỳ hay sự đổ vỡ một mô hình phát triển nào. Cuộc khủng hoảng khởi phát từ lĩnh vực tài chính tiền tệ và được khắc phục chủ yếu nhờ những giải pháp nhằm làm lành mạnh hoá và hoàn thiện hệ thống tài chính tiền tệ của mỗi khu vực, nhất là bảo đảm sự cân đối cơ cấu vốn huy động, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, xuất khẩu v.v…
Thứ hai, cuộc khủng hoảng mang tính Quốc tế sâu sắc cả về những nguyên nhân, các tác động lan truyền lẫn những nỗ lực nhằm vượt qua khủng hoảng. Tính chất quốc tế còn thể hiện ở những thông điệp - thông báo chung mà nó đưa ra cho các nước đang phát triển về chính sách tài chính tiền tệ trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển đất nước.
Thứ ba, cuộc khuảng hoảng diễn ra theo tính chất làn sóng, lan toả từng đợt đuổi bắt nhau, định chế lẫn nhau như "Hiệu ứng Đôminô" và bắt đầu tư những chấn động tại các nước "Trung tâm nhạy cảm" không cố định ở khu vực. Bùng nổ từ cú "sốc tỷ giá" ngày 2/7/1997 tại Thái Lan, qua Philipine rồi Indonesia, sang Hàn Quốc và Nhật Bản, xu hướng chuyển dịch các trung tâm khủng hoảng này sau càng phát tán những mầm mống lây nhiễm rộng và sâu hơn, đe doạ kéo theo những tổn thất và đòi hỏi những phối hợp quốc tế rộng lớn và mạnh mẽ hơn, tốn kém hơn với thời gian khắc phục dài hơn. Điều này cho thấy sự gia tăng ngày càng cao về mức độ tương tác lẫn nhau và ý nghĩa của các sự kiện, các vấn đề kinh tế của mỗi nước tuỳ từng trường hợp vào vị thế của chúng trong bối cảnh khi nền kinh tế thế giới đang vận động theo định hướng tự do hoá và toàn cầu hoá.
IV- NHỮNG TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG.
Mỗi nước và khu vực, tuỳ theo thực tế của mình, cảm nhận những tác động của cuộc khủng hoảng ở mức độ khác nhau. Song nhìn chung có thể phân biệt các tác động ấy theo 2 hướng: các tác động tiêu cực và các tác động tích cực.
1. Các tác động tiêu cực.
Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề cho mỗi quốc gia bị khủng hoảng, cho khu vực và cho cả thế giới.
- Trước hết, hậu quả dễ nhận thaýa nhất và phổ biến nhất trong toàn khu vực tại các trung tâm khủng hoảng, chính là sự mất ổn định của đồng tiền và của các thị trường tiền tệ của mỗi nước và khu vực: là sự giảm sút các luồng vốn nước ngoài đổ vào mỗi nước và toàn khu vực; là sự giảm sút ngay cả đầu tư trong nước do lãi suất cao và yếu tố lòng tin; từ đó, làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước này và toàn khu vực, toàn thế giới nói chung đi đôi với gia tăng tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao; cũng như làm tăng nợ nước ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tế mới để vượt qua khủng hoảng.
- Cuộc khủng hoảng cũng đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, kéo dài hàng thập kỷ và dựa chủ yếu vào các nguồn vốn nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực, để chuyển sang một giai đoạn mới đặc trưng bởi nhịp độ tăng trưởng ôn hoà hơn, thận trọng hơn và dựa vào sức mình nhiều hơn. Nhịp độ tăng trưởng trung bình năm 1998 của toàn khu vực giảm đi khoảng 2-3% so với năm 1997. Trong đó, 3 nước Thái Lan, Indonesia va Malaixia tăng trưonửg âm; Nhật Bản sẽ có mức tăng trưởng bằng 0. do khủng hoảng ở Châu Á tăng trưởng của Mỹ giảm từ 0,5-1% trong năm nay, EU giảm 0,3%, Mỹ la tinh giảm 1,5%, còn tốc độ tăng của thương mại toàn cầu cũng giảm đi từ 2-3% so với năm 1997.
- Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại cho các nước Châu Á ít nhất 300 tỷ USD, bằng khoảng 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và làm thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500 tỷ USD. Có tới trên 150 tỷ USD đầu tư tài chính đã rút khỏi Đông Nam Á. Các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút niềm tin, FDI đổ vào Châu

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top