Download miễn phí Đề án Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG1- TỔNG QUANG VỀ CẠNH TRANH 2
I- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 2
1. Khái niệm và đặc điểm vận động của thị trường 2
2. Quan niệm về cạnh tranh 2
3. Phân loại cạnh tranh 3
II- Doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh 3
1. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 3
3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 5
4. Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp 6
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 8
I- Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam 8
1. Vai trò của ngành dệt may 8
2. Đặc điểm 8
II- Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam 9
III- Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 12
1. Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 12
2. Những vấn đề tồn tại 15
CHƯƠNG 3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 19
1. Một số biện pháp chung 19
2. Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh 21
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_an_mot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_canh_tran.5fPcVZOZzn.swf /tai-lieu/de-an-mot-so-bien-phap-nang-cao-kha-nang-canh-tranh-cua-hang-det-may-viet-nam-75065/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2. Đặc điểm :
Công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam khoảng một thế kỷ nay. Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may này bắt đầu từ khi khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các hãng dệt may với máy móc hiên đại của Châu Âu đã được thành lập. Trong thời kỳ này, tại miền Bắc, các Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu cũng đã được thành lập. Mặc dù từ những năm 1970, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì thời kỳ phát triển quan trọng hướng về xuất khẩu mới bắt đầu.
Công nghiệp dệt may có những đặc điểm cơ bản sau :
- Về tiêu thụ: Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế. Hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán. Một số đặc trưng đó là :
+ Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ từng trường hợp vào đối tượng tiêu dùng - người tiêu dùng khác nhau sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục.
+ Hàng dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng được nhu cầu thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng.
+ Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đặc trưng nổi bật trong buôn bán hàng dệt may trên thế giới. Mỗi nhà sản xuất cần tạo được nhãn hiệu hàng hoá của riêng mình, đó thường là sự chứng nhận chất lượng hàng hoá và uy tín của người sản xuất.
+ Trong buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ, phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trường mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp.
- Về sản xuất : Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhưng lại có tỷ lệ lãi cao. Chính vì vậy, sản xuất dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nước đang phát triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Như vậy, không có nghĩa là sản xuất dệt may không còn tồn tại ở những nước công nghiệp phát triển mà thực tế ngành này tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Về thị trường : Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ. Trước khi Hiệp định về hàng dệt may - kết quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay ra đời và phát huy tác dụng, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm dệt may được điều chỉnh theo các thể chế thương mại đặc biệt và nhờ đó phần lớn các nước nhập khẩu thiết lập các hạn chế số lượng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu. Mặt khác, mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với các hàng hoá công nghiệp khác. Tất cả những rào cản đó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may thế giới.
II. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam :
Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2000 có thể đạt 1650 – 1700 triệu USD, tăng 22% so với năm 1999. Với tốc độ phát triển của ngành dệt may như hiện nay thì việc đạt kim ngạch xuất khẩu từ 2000 – 2150 triệu USD vào năm 2002 là có thể trở thành hiện thực.
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu sang các nước EU chiếm 34% đến 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Trong 9 tháng đầu năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm khoảng 39% tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó kim ngạch sang EU chiếm tới 80% trong tổng thị trường có hạn ngạch.
Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 1/1/1993 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phát triển ngành dệt may nước ta, thể hiện rõ trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU liên tục tăng trong giai đoạn 1993-1997 (tốc độ tăng bình quân hơn 20%/năm), tiếp đến là hiệp định buôn bán dệt may Việt Nam – EU giai đoạn 1998 – 2000 được ký kết ngày 17/11/1997 cho phép nâng hạn ngạch dệt may từ Việt Nam sang EU tăng lên 40% so với giai đoạn 5 năm 1993-1997 với mức tăng trưởng 3%-6%/năm.
Từ 1995 trở lại đây, trong những thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, loại thị trường cần hạn ngạch gồm có 10 nước, trong đó có 9 nước thuộc EU. Những nước trong EU nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Đức (40%-45%), Pháp (12%-14%), Anh (7%-9%), Hà Lan (10%-14%), Bỉ (4%-5%), Italia (6%-7%),…
Trong những năm qua, thực trạng của ngành dệt may Việt Nam được tổng hợp qua ngững vấn đề sau :
1. Về sản lượng :
Số liệu có được chỉ ra rằng ngành công nghiệp dệt may chiếm khoảng 9% tổng sản lượng công nghiệp năm 1996, thấp hơn năm 1990. Mặc dù ngành dệt may đang tăng rất chậm, tỷ lệ ngành dệt trong tổng sản lượng của ngành công nghiệp (6,1%) lớn hơn ngành may (2,7%).
Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy sản lượng sợi tăng chậm, mặc dù sản lượng năm 1996 thấp hơn năm 1990, sản lượng vải thể hiện một xu hướng cũng không sáng sủa, và bắt đầu từ năm 1993, sản lượng đã tăng lên một cách rõ rệt nhưng đến năm 1996 cũng chỉ đạt 75% của năm 1985 và chỉ bằng 90% của năm 1990. Sản lượng ngành may tăng vững chắc hơn, mặc dù tốc đọ tăng thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng được thể hiện thông qua các số liệu xuất khẩu.
2. Về loại hình sở hữu :
Đối với ngành dệt, Doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 60% tổng sản lượng của ngành năm 1996, trong khi đó Doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 24% và đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16%.
Ngành may, đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ tương tự là 15 %, trong khi đó Doanh nghiệp tư nhân có vị trí quan trọng hơn chiếm 49% và Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 36%. Nét đặc trưng không bình thường của tỷ trọng chia theo loại hình sở hữu đó là khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong ngành dệt may của Việt Nam. Như vậy, việc cải cách Doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển một cách hiệu quả là một trong những thách thức lớn của ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay.
3. Đầu tư nước ngoài :
Từ năm 1998, sau khi Việt Nam bước đầu thực hiện tự do hai chính sách về FDI, các dự án đầu tư nước ngoài được phê duyệt tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1993 trở lại đây, đầu tư nước ngoài đạt trên 100 triệu USD/năm, nhưng năm 1997 và năm 1998 nguồn vốn này đã giảm. Hình thức 100% sở hữu nước ngoài đã hấp dẫn các nhà đầu tư. Kéo sợi, dệt vải và may mặc được coi là những bộ phận chính thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nước và vùng lãnh thổ Đông á là những nhà đầu tư chủ yếu, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc, Malaysia, và Đài Loan chiếm 90% tổng đầu tư vào ngành dệt may.
Sau 10 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài, tính đến cuối năm 1998, 178 dự án dệt may được cấp giấy phép với vốn đầu tư đăng ký là 1.794,65 triệu USD, trừ 33 dự án đã giải thể trước thời hạn còn 145 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 1.628,192 tr...