Download miễn phí Đề án Một số luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
I. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2
1. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2
1. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2
II/ Cơ sở lí luận của việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển 4
trong doanh nghiệp
1. Hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 4
2. Nâng cao hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp là tất yếu
Cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 6
3. Cở sở để đánh gía và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp 8
III/ Cơ sở thực tiễn 12
1. Thực trạng và những vấn đề bức xúc trong hoạt động đầu
của doanh nghiệp 12
2. Bài học kinh nghiem rút ra từ những thành công trong hoạt
động đầu tư phát triển ở công ty Cao Su Sao Vàng 14
Lời kết 16
Tài liệu tham khảo 17
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_an_mot_so_luan_cu_khoa_hoc_cho_viec_nang_cao_hi.XxxEADPDdM.swf /tai-lieu/de-an-mot-so-luan-cu-khoa-hoc-cho-viec-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-phat-trien-trong-doanh-nghiep-75253/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
I/ Tổng quan về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
1. Khái niêm về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Theo điều 3.1 Luật doanh nghiệp do Quốc Hội thông qua ngày 12/6/1999 : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Mục đích của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động kinh doanh , có nghĩa là: “Thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Đầu tư hiểu theo nghĩa trung nhất là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó (tạo ra hay khai thác sử dụng một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là việc chi dùng vốn (sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất , nguồn lực trí tuệ ) nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo ra những tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong doanh nghiệp.
2. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp có thể quy về những nội dung chủ yếu sau đây:
a. Đầu tư cho lao động
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến lao động trong quá trình đầu tư của mình, bao gồm cả số lượng và chất lượng của lao động.
Về số lượng: Doanh nghiệp có thể thuê thêm lao động để tiến hành mở rộng quy mô sản xuất
Về chất lượng: Doanh nghiệp có thể tăng đầu tư cho y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề ... nhằm nâng cao thể lực, trình độ, tay nghề của người lao đông. Qua đó mà cường độ lao động, năng suất lao động sẽ tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Đã có rất nhiều công ty thành công trong việc cạnh tranh với đối thủ khác nhờ vào việc đào tạo tốt đội ngũ lao động. Ví dụ: McDonald được biết đến với những nhân viên luôn lịch sự, IBM có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, thành thạo, nhân viên của Disney rất thân thiện và nhiệt tình.
b. Đầu tư vào tài sản cố định
Đó là hoạt động đầu tư vào nhà xưởng , máy móc thiết bị và các hàng hoá lâu bền khác, bao gồm cả đầu tư mới mở rộng sản xuất và sửa chữa , mua sắm các tài sản cố định mới thay thế các tài sản cố định đã bị hư hỏng do hao mòn hữu hình (do quá trình sử dụng và do tác động của thời tiết, khí hậu) và vô hình (so sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật làm cho tài sản cố định nhanh chóng trở nên lạc hậu, không còn thích hợp với điều kiện mới, tiếp tục sử dụng sẽ không có hiệu quả).
c. Đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị
Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mỗi doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò to lớn của đầu tư cho công nghệ cũng như hiện đại hoá máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh, tồn tại và phát triển của chính mình. Các doanh nghiệp có hai con đường để lựa chọn chuyển giao công nghệ, đó là:
+ Mua công nghệ , máy móc thiết bị mới từ bên ngoài
+ Đầu tư vào việc tự nghiên cứu, tìm ra và ứng dụng những giải pháp công nghệ mới, các sáng kiến kỹ thuật, hiện đại hoá quá trình sản xuất.
Có thể nói trong những năm qua , đầu tư vào công nghệ và máy móc thiết bị còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng vào công nghệ trong hoạt động đầu tư của mình , nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đó cũng chính là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
d. Đầu tư vào dự trữ
Là những khoản đầu tư và nguyên liệu thô, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành. Dự trữ hàng hoá hình thành trong nền kinh tế nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng là đòi hỏi tất yếu khách quan , do quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng có sự cách biệt về thời gian và không gian.
Dự trữ hình thành ở hai khâu. Trong khâu sản xuất hình thành dự trữ sản xuất, trong khâu lưu thông hình thành dự trữ lưu thông.
Quy mô đầu tư vào dự trữ của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào: đoán nhu cầu trong tương lai, kế hoạch sản xuất sản phẩm, mức độ chậm trễ của khâu phân phối lưu thông...
Như vậy, do phải đảm bảo cho sự liên tục của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm mà đầu tư vào dự trữ luôn được coi là một hình thức đầu tư quan trọng trong doanh nghiệp, không thể bỏ qua.
Tóm lại, đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện kéo dài , chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bất định không thể lường trước được, cho nên, đây là hoạt động mang tính rủi ro cao. Vì vậy, vấn đề hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển luôn được đặt lên hàng đầu và xem xét kỹ lưỡng.
II/ Cơ sở lí luận của việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp
Khái niệm hiệu quả
ở đâu và lúc nào con người cũng mong muốn hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Quan niệm về hiệu quả có rất nhiều, tuy nhiên, hiểu theo cách chung nhất thì hiệu quả biểu hiện mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích so với mức tăng khối lượng hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức:
Nếu H > 1 thì có hiệu quả, H<1 thì không có hiệu quả
Trong nền kinh tế, hiệu quả không phải là mục tiêu mà là phương tiện để đi đến mục tiêu cuối cùng (lợi nhuận). Trong kế hoạch ( quản lí kinh tế) hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ta và đầu vào , là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hay một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Nhìn chung, hiệu quả được chia thành hai loại là hiệu quả kinh tế (hiệu quả tài chính) và hiệu quả xã hội. Trên góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp thì người ta thường chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà doanh nghiệp đã sử dụng so với các kỳ khác, các doanh nghiệp hay so với định mức chung phải lớn hơn.
Các kết quả do hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đem lại là rất đa dạng. Các kết quả đó có thể ...