boyprotuyenvo
New Member
Download miễn phí Đề án Một số vấn đề về công tác kiểm soát trong doanh nghiệp ở Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: tính tất yếu và mục đích của kiểm soát trong doanh nghiệp 3
1. Khái niệm 3
2. Mục đích cơ bản của kiểm soát 3
3. Tính tất yếu của hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp 4
Chương II: Trình tự và nội dung 5của công tác kiểm soát 5
1. Trình tự của quá trình kiểm soát 5
2. Nội dung kiểm soát 8
3. Mối quan hệ giữa kiểm soát và các hoạt động trong doanh nghiệp 12
Chương III: Hình thức và phương pháp kiểm soát 13
1. Các hình thức kiểm soát 13
2. Phương pháp kiểm soát 14
3. công cụ và phương tiện kiểm soát 18
Chương IV: Hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp 19
1. Trong các doanh nghiệp nhà nước 21
2. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn 23
3. Trong công ty cổ phần 24
4.Trong công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân 26
5. Kiểm soát của cơ quan thuế 27
6. Kiểm soát của cơ quan tư pháp 27
Tài liệu tham khảo 30
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_an_mot_so_van_de_ve_cong_tac_kiem_soat_trong_do.sNRA71pi1p.swf /tai-lieu/de-an-mot-so-van-de-ve-cong-tac-kiem-soat-trong-doanh-nghiep-o-viet-nam-75154/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2.2. Kiểm soát về nhân sự
Trong lĩnh vực kiểm soát này chúng ta nói đến con người là chủ yếu bởi con người là một nhân tố không thể thiếu được ở bất kỳ lĩnh vực, tình huống, hay quá trình quản lý nào. Con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triên của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp đòi hỏi phải tuyển người vào, họ cần đáp ứng những yêu cầu gì, những đòi hỏi mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra như về kinh nghiệm, năng lực trình độ về ngoại ngữ, tin học và chuyên môn, yêu cầu về phẩm chất đạo đức như thế nào để có thể phù hợp với từng công việc nhiệm vụ được giao. Kế tiếp giám đốc hay tổng giám đốc doanh nghiệp , bộ phận chuyên trách về nhân sự phải cắt cử người lao động, bố trí họ vào những vị trí nhất định trong cơ cấu doanh nghiệp sao cho họ có thể phát huy hết khả năng của mình và quan trọng hơn phải phù hợp với năng lực trình độ của họ.
Những con người đó họ làm lợi cho công ty do vậy ban lãnh đạo cần có định hướng về bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực của mình đáp ứng yêu cầu tình hình sản xuất, sự thay đổi về tri thức, khoa học công nghệ để nắm được những cơ hội mới. Chính vì thế tiền thưởng thỏa đáng, mức lương hợp lý và sự thăng tiến, cân nhắc họ vào vị trí mới tốt hơn… sẽ là động lực rất tốt cho họ thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Điều này cần được phòng nhân sự công ty kiểm soát.
2.3. Kiểm soát về tình hình thị trường doanh nghiệp.
Thị trường đó là nơi doanh nghiệp thực hiện chức năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, là nơi doanh nghiệp có thể tồn tại được,kiếm được lợi nhuận, và đó là một chiến trường không tiếng súng với sự cạnh tranh ở mọi khía cạnh của các đối thủ cạnh tranh về sự sống còn của mình.
Các nhà marketing hay các phòng ban phụ trách về thị trường cần kiểm soát xem trong việc hoạch định chiến lược việc xác định thị trường mục tiêu nào, lựa chọn đoạn thị trường nào phù hợp với khả năng nguồn lực của doanh nghiệp chưa. Hay đối với doanh nghiệp đang hoạt động thì kiểm tra xem thị trường mục tiêu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với đối thủ cạnh tranh, kiểm soát xem khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về chất lượng, gía cả để chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại, tìm hiểu xem thị hiếu nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu có gì thay đổi, hay yêu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó có giải pháp tốt hơn trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng. Từ đó xác định được thị trường tiềm năng của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp…
2.4. Kiểm soát về năng suất và tình hình sản xuất
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mới cần kiểm soát về năng suất mà công tác này còn thực hiện ở các doanh nghiệp tạo ra dịch vụ.
Sau khi xác định thị trường mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ cần cung cấp với chất lượng số lượng giá cả… thích hợp nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm dịch vụ đó. Đòi hỏi công tác kiểm soát ở đây thật cụ thể, sát sao đến từng chi tiết, công đoạn…
Kiểm soát xem chúng ta đã có được dây truyền công nghệ sản xuất nào, liêu có khả năng chế tạo sản phẩm mới với số lượng đã đủ so với nhu cầu hay là thiếu hụt trong điều kiện chất lượng được tạo ra như thế nào và với mẫu mã bao bì có đạt được như mục tiêu, tiêu chuẩn đã đặt ra không. Để từ đó có biện pháp cải tiến. Đó còn là công tác dự trữ sản phẩm hàng hoá để đề phòng nhu cầu thị trường thay đổi như thế nào, liệu số lượng dự trữ đã đủ chưa với chi phí dự trữ nhất định của doanh nghiệp có hiệu quả không, do vậy cần xây dựng nhà kho bến bãi để đáp ứng yêu cầu dự trữ về hàng hóa.
Chúng ta còn phải xem xét xem lượng phế phẩm tạo ra có nhiều không so với chính phẩm đã được tạo ra nó chiếm bao nhiêu, việc thực hiện các quy định nguyên tắc trong sản xuất có đúng không. Và phải đo lường được khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực kể cả máy móc thiết bị con người, khả năng tăng tốc độ sản xuất sản phẩm trên một đơn vị thời gian sao cho chi phí nhỏ nhất. Số giờ làm việc, bầu không khí thi đua của tập thể công nhân trong doanh nghiệp hay là các cơ sở vật chất trang bị cho sản xuất làm phương tiện phục vụ cho sản xuất…
2.5. Kiểm soát về thái độ, trách nhiệm của quản trị viên trong doanh nghiệp
Quản trị viên đó là những người quản lý ở cấp doanh nghiệp và lao động của họ là lao động gián tiếp tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng những công việc mà họ thực hiện lại thật sự quan trọng có ý nghĩa quyết định, vì vậy càng cần kiểm soát ở họ không chỉ thực hiện đúng mà còn hiệu quả các công việc được giao. Đánh giá về thái độ của họ trong công việc có tận tâm tận lực không, họ có thật sự chú ý vào công việc của mình được giao không và họ có trách nhiệm như thế nào trong phần việc được giao hay là xem xét xem họ có quan hệ tốt với mọi người trong doanh nghiệp và ngoài cộng đồng trong xã hội.
2.6. Kiểm soát về mục tiêu
Mục tiêu đó là cái đích, cái kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt được. Đó là mục tiêu chung của doanh nghiệp, mục tiêu của các bộ phận, mục tiêu của các quá trình hay các công việc cụ thể. Mục tiêu nó được nhắc đến trong khi chúng ta thực hiện hoạch định chiến lược kinh doanh, vì vậy để có được kết quả như mong muốn ban kiểm soát hay giám đốc (tổng giám đốc) phải biết được đâu là mục tiêu dài hạn đâu là mục tiêu ngắn hạn và giữa các mục tiêu này có thống nhất không, mục tiêu ngắn hạn có nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn không.
Và quan trọng hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu hay vạch ra mục tiêu cần tính đến yếu tố về nguồn lực đó là hạn chế tất yếu bởi không có doanh nghiệp nào tự cho rằng mình dư thừa về nguồn lực. Ta còn phải tính đến những khả năng tiềm ẩn đặc biệt là về con người và nhất là những khó khăn hay thuận lợi mà môi trường cả bên trong bên ngoài doanh nghiệp tạo ra.
2.7. Kiểm soát về việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được cụ thể hoá băng việc thực hiện các dự án ở các lĩnh vực kinh doanh khác...