tctuvan

New Member
1) MÔN VĂN 9 :

I/PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

Nội dung đọc hiểu tác phẩm văn học trong ngữ văn 9, tập 2 tập trung vào các thể loại văn học sau đây:

-Văn nghị luận: Học một số tác phẩm về nghị luận chính trị - xã hội và nghị luận văn học như “Tiếng nói của văn nghệ” (Nguyễn Đình Thi), “Bàn về đọc sách”, “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của Laphôngten…

-Thơ hiện đại: Học các bài thơ sau cách mạng Tháng 8/1945 như: “Con cò”, “ Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Sang thu”, “Nói với con” bên cạnh đó còn cóbài “Mây và sóng” của Tago.

-Truyện hiện đại: Học các tác phẩm như: “Bến quê”, “Những ngôi sao xa xôi”. Phần truyện nước ngồi học các đoạn trích ở các tác phẩm “Rôbinson…”, “ Bố của Ximông”, “Con chó Bấc”.

-Kịch hiện đại học đoạn kịch “Bắc Sơn”, “tui và chúng ta”.


II/PHẦN TIẾNG VIỆT:

Phần Tiếng Việt trong ngữ văn 9 tập 2 tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

-Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

-Ôn tập phần Tiếng Việt trong ngữ văn 9, tổng kết về ngữ pháp trong cả cấp THCS.

-Thực hành làm các bài tập cuối mỗi bài SGK kì 2 lớp 9, trang 8, 19, 43, 44,…

-Viết các đoạn văn sử dụng các phép liên kết câu.


III/PHẦN TẬP LÀM VĂN:

Phần tập làm văn trong ngữ văn 9 tập 2, tập trung chủ yếu vào văn nghị luận:

-Nghị luận xã hội (Nghị luận về sự vật hiện tượng, đời sống hay về một vấn đề tư tưởng đạo lý).

-Nghị luận văn học (Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) hay về một đoạn thơ, bài thơ).

-Thực hành: Làm các đề trong SGK trang 33, 34, 51, 52, 75, 76, 91, 92, 99….


2)MÔN VĂN 8 :


I.Phần văn:

1.Học thuộc lòng các bài thơ:

-Nhớ rừng- Thế Lữ

-Ông đồ- Tế Hanh

-Khi con tu hú-Tố Hữu

-Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh

-Ngắm trăng-Hồ Chí Minh

Yêu cầu:

-Nắm được tên tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

-cách biểu đạt

-Nội dung, nghệ thuật

3. Các văn bản nghị luận:

- Chiếu dời đô-Lí Công Uẩn

- Hịch tướng sĩ-Trần Quốc Tuấn

- Nước Đại Việt ta-Lí Thường Kiệt

- Bàn luận về phép học-Nguyễn Thiếp

Yêu cầu:

-Tên tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

-Nắm vững đặc điểm của từng thể loại

-Nội dung, nghệ thuật

II.Phần tiếng việt:

1.Nắm vững các kiểu câu đã học

2.Hành động nói

3.Hội thoại

4.Lựa chọn trật tự từ trong câu

5.- Làm bài tập SGK sau mỗi bài học

- Biết vận dụng các kiến thức đã học khi viết bài tập làm văn và khi đọc hiểu các văn bản ở phần văn cũng như trong giao tiếp hàng ngày.

III.Phần tập làm văn:

1.Văn nghị luận:

-Nắm được đặc điểm của văn nghị luận: Bố cục, cách trình bày luận điểm, luận cứ

-Nhận diện được các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng trong văn bản nghị luận. Biết cách làm một bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2.Các đề ứng dụng: các đề bài SGK thuộc các đề tài

-Tệ nạn xã hội

-Trang phục văn hoá

-Học tập

-Tham quan du lịch

-Lợi ích của rừng đối với đời sống con người và môi trường

-Các văn bản nghị luận

3.Văn bản hành chính:

Biết cách làm văn bản tường trình và thông báo, nhận ra các lỗi và biết cách sửa lỗi thường gặp ở loại văn bản này.
3) MÔN VĂN 7 :

I-Phần Tiếng Việt:

1-Nắm được khái niệm, tác dụng, cách dùng câu rút gọn và câu đặc biệt.

2-Nêu vai trị, ý nghĩa và cơng dụng của trạng ngữ. Theo em cĩ mấy loại trạng ngữ? Mỗi loại lấy 1 ví dụ.

3-Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? Nêu mục đích, cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại). Cho ví dụ.

4-Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Nêu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

5-Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ.

6-Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

7-Biết đặt câu , viết đoạn văn và nhận diện các kiểu câu trên trong đoạn văn, thơ.
II-Phần văn học:

1-Cho biết tên tác giả, thể loại, cách biểu đạt chính và giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các văn bản:

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Sống chết mặc bay.

+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt .
+ Những trị lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Ca Huế trên sông Hương.

+ Ý nghĩa văn chương.


III-Tập làm văn:

1 - Thể loại văn chứng minh:

a - Chứng minh câu tục ngữ:

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Cĩ cơng mài sắt, cĩ ngày nên kim.

b - Ít lâu nay cĩ một số bạn trong lớp cĩ phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi cịn trẻ ta khơng chịu khĩ học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì cĩ ích!
2-Thể loại văn giải thích:

a-Giải thích nội dung ý nghĩa của câu ca dao:

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

b-Giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: “ Học, học nữa, học mãi.”

c-Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khơn.”


4) MÔN VĂN 6 :

I) Những nội dung cơ bản cần ôn tập
1-Về phần văn học.

-Nắm vững tên tác giả, nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm truyện, ký đã học trong phần văn học hiện đại Việt Nam như sau:

+ Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi,Vượt thác, Cô Tô, Tre Việt Nam.

-Nêu nội dung và ý nghĩa của các văn bản nhật dụng:

+ Cầu Long Biên nhân chứng lịch sử, Động Phong Nha.

+ Những bài thơ cĩ yếu tố miêu tả,tự sự: Đêm nay Bác khơng ngủ, Lượm.

-So sánh điểm giống và khác nhau giữa các thể loại truyện và ký .
2- Về Tiếng Việt.

a- Nắm vững kiến thức về :

+ Các thành phần chính của câu. Cấu tạo của các thành phần chính.

+ Câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là.

+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hóan dụ. Tác dụng của các biện pháp tu từ trên.

b- Biết vận dụng phần Tiếng Việt đã học trong việc cảm thụ phân tích văn học và khi viết tập làm văn.


3- Về phần Tập làm văn .

a- Nắm vững phần tìm hiểu chung về miêu tả cảnh, tả người gồm các nội dung sau:

- Khái niệm chung. Mục đích tác dụng của miêu tả.

- Các thao tác làm bài văn miêu tả : Quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét ...

- Phương pháp và dàn bài chung của bài văn miêu tả cảnh, tả người.

b- Biết cách làm một bài văn tả cảnh, tả người cho các đề bài sau:

- Tả về một cảnh thiên nhiên đẹp ở quê hương em.

- Tả về một người thân của em (Ông ,bà, ba, mẹ, anh,chị, em…)

- Tả về một người bạn của em .
II)Hướng ra đề kiểm tra.

1- Cần tích hợp các phân môn.

2- Kiểm tra kiến thức cơ bản, tồn diện. Tránh học tủ học lệch.

3- Cấu trúc đề kiểm tra gồm hai phần:

+Phần trắc nghiệm chiếm 30% số điểm gồm kiến thức lý thuyết của ba phân môn.

+Phần tự luận chiếm 70 % số điểm gồm kiến thức và kỹ năng phân môn tập làm văn qua một bài văn...
 
Top