Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009
Nêu cơ sở lý thuyết nghiên cứu xung đột môi trường. Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường và xung đột môi trường đoạn sông Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hà Nam. Đưa ra những giải pháp chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa xung đột môi trường nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, bảo vệ môi trường
(BVMT) đang là vấn đề được chú trọng. Tại hầu hết các lưu vực sông, quá trình tiếp
nhận nước thải sản xuất, sinh hoạt không được xử lý gây bồi lắng dòng chảy, ô
nhiễm nguồn nước mặt, suy giảm sinh thái thủy vực là tình trạng khá phổ biến.
Hà Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh những năm gần
đây, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp, hoạt động kinh tế của
tỉnh đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu phát triển chung của khu vực.
Tuy nhiên cùng với tình trạng chung ở nhiều vùng lãnh thổ, Hà Nam cũng đang gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là các vấn đề về suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ,
sông Đáy. Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông này hiện nay
đang ở mức báo động. Lý do cơ bản nhất là chất thải chưa được xử lý, quy hoạch
phát triển chung mà cụ thể là quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT) chưa được
quan tâm đúng mức. Hậu quả từ các vấn đề trên đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển của địa phương.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường, việc nhận dạng xung đột là rất cần
thiết để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng môi trường và
phát triển bền vững (PTBV) lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Giải pháp đó chính là:
xây dựng các giải pháp chính sách giảm thiểu ô nhiễm và cũng là hướng nghiên cứu
chính của đề tài “Đề xuất chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng thông qua
việc nhận dạng và giải quyết xung đột môi trƣờng giữa các cộng đồng dân cƣ
trong khu vực sông Nhuệ, sông Đáy (đoạn qua tỉnh Hà Nam)”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển và xung đột của lưu vực sông Nhuệ, sông
Đáy đã được nhiều đề tài nghiên cứu khá sớm. Hà Nam nơi có lưu vực sông (Nhuệ,
Đáy, Châu Giang...) chảy qua được đề cập đến trong nghiên cứu của các tác giả:
Trần Đức Hạ, Nguyễn Đức Hoà [20], Lê Văn Trình [26]. Theo các tác giả này thì
môi trường của lưu vực hai con sông này vào giai đoạn 1975 - 1985 là tương đối
trong sạch. Nước sông là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của một phần lớn các hộ dân và các làng ven sông.
Trong những năm gần đây có khá nhiều nghiên cứu, đề tài, dự án về lĩnh vực môi
trường triển khai tại vùng Hà Nam (có liên quan đến sông Nhuệ - sông Đáy ) và phụ
cận. Một số số liệu cụ thể về diễn biến môi trường nước ở chương 3 của luận văn
được kiểm chứng và đối chiếu với nghiên cứu của Công ty Tư vấn Đại học Xây
dựng [9], Trung tâm Môi trường đô thị và khu công nghiệp - Trường Đại học Xây
Dựng [11,16], Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Hoá Công nghiệp [1]. Các
số liệu về XĐMT, định hướng xây dựng giải pháp chính sách trong chương 4 của
luận văn có tham khảo của các tác giả [11,16].
- Trong số những công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường lưu vực sông
Nhuệ và sông Đáy gần đây, đáng chú ý nhất là các công trình đã tiến hành điều tra,
khảo sát, quan trắc, đo đạc các yếu tố môi trường nước như: Dự án “Báo cáo kết quả
dự án Điều tra đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công
nghiệp và các làng nghề tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy thuộc địa phận tỉnh Hà
Tây và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường” do Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện [13]; Dự án “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý đối với một số
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhằm cải thiện môi trường lưu vực sông Nhuệ -
sông Đáy” do Cục Môi trường thực hiện [20] và các nghiên cứu khác.
Hầu hết các dự án, báo cáo này chưa xác định được đầy đủ nguồn ô nhiễm từ sản
xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và sinh hoạt. Tải lượng ô nhiễm và chỉ số chất
lượng nước, chưa được xác định và dự báo cụ thể. Các XĐMT chưa được đề cập
hay chưa được nhận dạng. Các giải pháp nhằm mục đích cải thiện chất lượng môi
trường lưu vực sông Nhuệ sông Đáy, chỉ đơn thuần là giải pháp công nghệ. Giải
pháp chính sách được đề cập mang tính lý thuyết, chung chung chưa khả thi và khó
áp dụng. Phạm vi các nghiên cứu về lưu vực sông Nhuệ sông Đáy được nghiên cứu
chủ yếu trên hai địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ), trong khi nghiên cứu các tỉnh khác
được đề cập và nghiên cứu không nhiều - trong đó có Hà Nam. Các biện pháp khắc
phục và giảm thiểu mới dừng lại ở tính toán lý thuyết và quản lý chưa có tính thuyết
phục cho chính những người dân địa phương. Nghiên cứu của luận văn góp phần chi
tiết và cụ thể hoá các nội dung này.
Tóm lại những nghiên cứu trên về hiện trạng chất lượng môi trường, hiện trạng
kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy mang tính kế
thừa. Một số điểm nghiên cứu đòi hỏi phải đo đạc tính toán cụ thể, phân loại, đánh
giá, định lượng chất lượng môi trường nước lưu vực sông cũng như biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm cho lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam chưa
được đề cập nhiều. Các XĐMT chỉ mới dừng lại ở mức nêu vấn đề, chưa đi cụ thể
vào bản chất và cơ chế chính sách giải quyết xung đột. Những vấn đề này sẽ được
làm sáng tỏ trong từng nội dung của luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: nhận dạng XĐMT lưu vực Sông Nhuệ,
Sông Đáy - đoạn qua tỉnh Hà Nam. Đề xuất các giải pháp và chính sách để giải
quyết XĐMT, phục vụ phát triển KT-XH một cách bền vững.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Xác lập cơ sở lý luận về XĐMT;
- Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy;
- Nhận dạng và phân tích các XĐMT ở khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp chính sách giải quyết xung đột.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua
địa phận tỉnh Hà Nam. Đây là hai con sông lớn có nhiệm vụ cấp và tiêu nước cho
toàn bộ các tỉnh phía Tây Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Hai con sông này chảy
qua Hà Nam sau khi đã tiếp nhận toàn bộ nước thải của Hà Tây (cũ), Hà Nội và một
phần nước thải công nghiệp - sinh hoạt của tỉnh Hà Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường, nhận dạng
XĐMT. Cơ sở lý luận và khoa học về các giải pháp chính sách trong việc giải quyết
XĐMT phục vụ PTBV lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2005 đến tháng 2/2009.
5. Mẫu khảo sát
- Tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường
của tỉnh Hà Nam.
- Lấy mẫu khảo sát, phân tích số liệu hiện trạng môi trường nước mặt, nước
ngầm, nước thải, trầm tích dọc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
- Thống kê các vụ xung đột môi trường, các thiệt hại gây ra và cách khắc phục.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy do nguyên nhân nào gây
ra.
- Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy có vai trò thế nào trong việc
tạo ra các xung đột môi trường trong cộng đồng dân cư khu vực.
- Cần có giải pháp chính, sách thế nào để giải quyết xung đột môi trường giữa
các cộng đồng dân cư lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn qua tỉnh Hà Nam.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Với nhiệm vụ nghiên cứu như đã đặt ra trong luận văn và giả thuyết rằng:
- Giữa ô nhiễm môi trường và xung đột môi trường có mối quan hệ qua lại với
nhau. Sự gia tăng ô nhiễm (hay suy giảm ô nhiễm) có mối quan hệ mật thiết đến
việc gia tăng xung đột môi trường (hay suy giảm xung đột môi trường).
- Việc giải quyết tốt các xung đột môi trường có khả năng trở thành một trong
các giải pháp quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
8. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận và các
phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu áp dụng phương pháp luận nhận thức của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của K. Mark để nhận
thức và đánh giá các vấn đề. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì
các sự vật, các hiện tượng phải được xem xét trong mối liện hệ, tác động qua lại
trong mâu thuẫn, vận động và phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không
gian và thời gian nhất định. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của K. Mark cho chúng ta phương pháp luận nhận thức các sự vật và hiện tượng
với quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể và thực tiễn.
Trên cơ sở phương pháp luận và nhận thức luận văn sử dụng cách tiếp cận sau:
8.1.1. Tìm hiểu các chương trình nghiên cứu lý thuyết có trước và các vấn đề
có liên quan đến mối quan hệ giữa xung đột môi trường và ô nhiễm môi trường, các
phương pháp giải quyết xung đột môi trường, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường lưu vực sông và quản lý lưu vực sông, địa lý và lãnh thổ, sinh thái và nhân
văn, sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó chỉ ra một cách biện
chứng mối quan hệ ràng buộc giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, giữa ô
nhiễm môi trường và xung đột môi trường.
Quan điểm hệ thống: Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nam và
vùng phụ cận được xem như một hệ thống TN - KT - XH hoàn chỉnh và mở. Hệ
thống này có mối quan hệ khăng khít với các hệ thống TN - KT - XH khác trong và
ngoài tỉnh Hà Nam thông qua hệ thống trao đổi vật chất và năng lượng.
Ngay trong vùng nghiên cứu cũng có nhiều tiểu vùng, khu vực với các chức
năng kinh tế - môi trường khác nhau như: cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm,
không gian sinh sống của cộng đồng dân cư, nơi chứa thải... Do mối quan hệ, tác
động qua lại giữa các hợp phần này là rất phức tạp nên khó có điều kiện để xác định
chính xác ảnh hưởng của từng hoạt động phát triển đối với từng yếu tố môi trường
cụ thể. Để hạn chế những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, nhận dạng những vấn
đề về XĐMT liên quan đến lưu vực sông, hay trong quá trình nhận dạng và giải
quyết xung đột, khu vực nghiên cứu được phân thành các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn
như tiểu vùng và khu vực.
Trong hệ thống nghiên cứu này, các thông tin, số liệu, tài liệu được thu thập,
tổng hợp và xử lý theo hệ thống xác định: điều kiện tự nhiên, KT-XH, tài nguyên và
môi trường, khu vực địa lý, không gian, khoảng thời gian. Phân tích hệ thống cũng
được áp dụng trong quá trình đề xuất, xây dựng các phương án quy hoạch, các biện
pháp quản lý môi trường. Để cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009
Nêu cơ sở lý thuyết nghiên cứu xung đột môi trường. Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường và xung đột môi trường đoạn sông Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hà Nam. Đưa ra những giải pháp chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa xung đột môi trường nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, bảo vệ môi trường
(BVMT) đang là vấn đề được chú trọng. Tại hầu hết các lưu vực sông, quá trình tiếp
nhận nước thải sản xuất, sinh hoạt không được xử lý gây bồi lắng dòng chảy, ô
nhiễm nguồn nước mặt, suy giảm sinh thái thủy vực là tình trạng khá phổ biến.
Hà Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh những năm gần
đây, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp, hoạt động kinh tế của
tỉnh đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu phát triển chung của khu vực.
Tuy nhiên cùng với tình trạng chung ở nhiều vùng lãnh thổ, Hà Nam cũng đang gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là các vấn đề về suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ,
sông Đáy. Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông này hiện nay
đang ở mức báo động. Lý do cơ bản nhất là chất thải chưa được xử lý, quy hoạch
phát triển chung mà cụ thể là quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT) chưa được
quan tâm đúng mức. Hậu quả từ các vấn đề trên đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển của địa phương.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường, việc nhận dạng xung đột là rất cần
thiết để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng môi trường và
phát triển bền vững (PTBV) lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Giải pháp đó chính là:
xây dựng các giải pháp chính sách giảm thiểu ô nhiễm và cũng là hướng nghiên cứu
chính của đề tài “Đề xuất chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng thông qua
việc nhận dạng và giải quyết xung đột môi trƣờng giữa các cộng đồng dân cƣ
trong khu vực sông Nhuệ, sông Đáy (đoạn qua tỉnh Hà Nam)”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển và xung đột của lưu vực sông Nhuệ, sông
Đáy đã được nhiều đề tài nghiên cứu khá sớm. Hà Nam nơi có lưu vực sông (Nhuệ,
Đáy, Châu Giang...) chảy qua được đề cập đến trong nghiên cứu của các tác giả:
Trần Đức Hạ, Nguyễn Đức Hoà [20], Lê Văn Trình [26]. Theo các tác giả này thì
môi trường của lưu vực hai con sông này vào giai đoạn 1975 - 1985 là tương đối
trong sạch. Nước sông là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của một phần lớn các hộ dân và các làng ven sông.
Trong những năm gần đây có khá nhiều nghiên cứu, đề tài, dự án về lĩnh vực môi
trường triển khai tại vùng Hà Nam (có liên quan đến sông Nhuệ - sông Đáy ) và phụ
cận. Một số số liệu cụ thể về diễn biến môi trường nước ở chương 3 của luận văn
được kiểm chứng và đối chiếu với nghiên cứu của Công ty Tư vấn Đại học Xây
dựng [9], Trung tâm Môi trường đô thị và khu công nghiệp - Trường Đại học Xây
Dựng [11,16], Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Hoá Công nghiệp [1]. Các
số liệu về XĐMT, định hướng xây dựng giải pháp chính sách trong chương 4 của
luận văn có tham khảo của các tác giả [11,16].
- Trong số những công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường lưu vực sông
Nhuệ và sông Đáy gần đây, đáng chú ý nhất là các công trình đã tiến hành điều tra,
khảo sát, quan trắc, đo đạc các yếu tố môi trường nước như: Dự án “Báo cáo kết quả
dự án Điều tra đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công
nghiệp và các làng nghề tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy thuộc địa phận tỉnh Hà
Tây và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường” do Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện [13]; Dự án “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý đối với một số
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhằm cải thiện môi trường lưu vực sông Nhuệ -
sông Đáy” do Cục Môi trường thực hiện [20] và các nghiên cứu khác.
Hầu hết các dự án, báo cáo này chưa xác định được đầy đủ nguồn ô nhiễm từ sản
xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và sinh hoạt. Tải lượng ô nhiễm và chỉ số chất
lượng nước, chưa được xác định và dự báo cụ thể. Các XĐMT chưa được đề cập
hay chưa được nhận dạng. Các giải pháp nhằm mục đích cải thiện chất lượng môi
trường lưu vực sông Nhuệ sông Đáy, chỉ đơn thuần là giải pháp công nghệ. Giải
pháp chính sách được đề cập mang tính lý thuyết, chung chung chưa khả thi và khó
áp dụng. Phạm vi các nghiên cứu về lưu vực sông Nhuệ sông Đáy được nghiên cứu
chủ yếu trên hai địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ), trong khi nghiên cứu các tỉnh khác
được đề cập và nghiên cứu không nhiều - trong đó có Hà Nam. Các biện pháp khắc
phục và giảm thiểu mới dừng lại ở tính toán lý thuyết và quản lý chưa có tính thuyết
phục cho chính những người dân địa phương. Nghiên cứu của luận văn góp phần chi
tiết và cụ thể hoá các nội dung này.
Tóm lại những nghiên cứu trên về hiện trạng chất lượng môi trường, hiện trạng
kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy mang tính kế
thừa. Một số điểm nghiên cứu đòi hỏi phải đo đạc tính toán cụ thể, phân loại, đánh
giá, định lượng chất lượng môi trường nước lưu vực sông cũng như biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm cho lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam chưa
được đề cập nhiều. Các XĐMT chỉ mới dừng lại ở mức nêu vấn đề, chưa đi cụ thể
vào bản chất và cơ chế chính sách giải quyết xung đột. Những vấn đề này sẽ được
làm sáng tỏ trong từng nội dung của luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: nhận dạng XĐMT lưu vực Sông Nhuệ,
Sông Đáy - đoạn qua tỉnh Hà Nam. Đề xuất các giải pháp và chính sách để giải
quyết XĐMT, phục vụ phát triển KT-XH một cách bền vững.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Xác lập cơ sở lý luận về XĐMT;
- Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy;
- Nhận dạng và phân tích các XĐMT ở khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp chính sách giải quyết xung đột.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua
địa phận tỉnh Hà Nam. Đây là hai con sông lớn có nhiệm vụ cấp và tiêu nước cho
toàn bộ các tỉnh phía Tây Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Hai con sông này chảy
qua Hà Nam sau khi đã tiếp nhận toàn bộ nước thải của Hà Tây (cũ), Hà Nội và một
phần nước thải công nghiệp - sinh hoạt của tỉnh Hà Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường, nhận dạng
XĐMT. Cơ sở lý luận và khoa học về các giải pháp chính sách trong việc giải quyết
XĐMT phục vụ PTBV lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2005 đến tháng 2/2009.
5. Mẫu khảo sát
- Tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường
của tỉnh Hà Nam.
- Lấy mẫu khảo sát, phân tích số liệu hiện trạng môi trường nước mặt, nước
ngầm, nước thải, trầm tích dọc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
- Thống kê các vụ xung đột môi trường, các thiệt hại gây ra và cách khắc phục.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy do nguyên nhân nào gây
ra.
- Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy có vai trò thế nào trong việc
tạo ra các xung đột môi trường trong cộng đồng dân cư khu vực.
- Cần có giải pháp chính, sách thế nào để giải quyết xung đột môi trường giữa
các cộng đồng dân cư lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn qua tỉnh Hà Nam.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Với nhiệm vụ nghiên cứu như đã đặt ra trong luận văn và giả thuyết rằng:
- Giữa ô nhiễm môi trường và xung đột môi trường có mối quan hệ qua lại với
nhau. Sự gia tăng ô nhiễm (hay suy giảm ô nhiễm) có mối quan hệ mật thiết đến
việc gia tăng xung đột môi trường (hay suy giảm xung đột môi trường).
- Việc giải quyết tốt các xung đột môi trường có khả năng trở thành một trong
các giải pháp quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
8. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận và các
phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu áp dụng phương pháp luận nhận thức của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của K. Mark để nhận
thức và đánh giá các vấn đề. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì
các sự vật, các hiện tượng phải được xem xét trong mối liện hệ, tác động qua lại
trong mâu thuẫn, vận động và phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không
gian và thời gian nhất định. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của K. Mark cho chúng ta phương pháp luận nhận thức các sự vật và hiện tượng
với quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể và thực tiễn.
Trên cơ sở phương pháp luận và nhận thức luận văn sử dụng cách tiếp cận sau:
8.1.1. Tìm hiểu các chương trình nghiên cứu lý thuyết có trước và các vấn đề
có liên quan đến mối quan hệ giữa xung đột môi trường và ô nhiễm môi trường, các
phương pháp giải quyết xung đột môi trường, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường lưu vực sông và quản lý lưu vực sông, địa lý và lãnh thổ, sinh thái và nhân
văn, sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó chỉ ra một cách biện
chứng mối quan hệ ràng buộc giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, giữa ô
nhiễm môi trường và xung đột môi trường.
Quan điểm hệ thống: Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nam và
vùng phụ cận được xem như một hệ thống TN - KT - XH hoàn chỉnh và mở. Hệ
thống này có mối quan hệ khăng khít với các hệ thống TN - KT - XH khác trong và
ngoài tỉnh Hà Nam thông qua hệ thống trao đổi vật chất và năng lượng.
Ngay trong vùng nghiên cứu cũng có nhiều tiểu vùng, khu vực với các chức
năng kinh tế - môi trường khác nhau như: cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm,
không gian sinh sống của cộng đồng dân cư, nơi chứa thải... Do mối quan hệ, tác
động qua lại giữa các hợp phần này là rất phức tạp nên khó có điều kiện để xác định
chính xác ảnh hưởng của từng hoạt động phát triển đối với từng yếu tố môi trường
cụ thể. Để hạn chế những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, nhận dạng những vấn
đề về XĐMT liên quan đến lưu vực sông, hay trong quá trình nhận dạng và giải
quyết xung đột, khu vực nghiên cứu được phân thành các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn
như tiểu vùng và khu vực.
Trong hệ thống nghiên cứu này, các thông tin, số liệu, tài liệu được thu thập,
tổng hợp và xử lý theo hệ thống xác định: điều kiện tự nhiên, KT-XH, tài nguyên và
môi trường, khu vực địa lý, không gian, khoảng thời gian. Phân tích hệ thống cũng
được áp dụng trong quá trình đề xuất, xây dựng các phương án quy hoạch, các biện
pháp quản lý môi trường. Để cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links