Bạn lo cho anh ta là rất tốt, nhưng anh ta liệu có biết tự lo cho mình không? Con đường từ rối loạn dung nạp đường huyết tới tiểu đường cũng khá gần đấy, nếu không biết cách phòng tránh sẽ “lạc lối” ngay.
1. Nên giữ cân nặng cơ thể phù hợp. Tránh để thừa cân béo phì, cân nặng lý tưởng khi BMI = cân nặng/(chiều cao)2 = 18,5-23kg/m2. Nếu có thừa cân nên giảm cân khoảng 10% trong 6 tháng và giữ không tăng cân trở lại.
2. Có một chế độ ăn hợp lý, ít béo. Hạn chế ăn các thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, hamburger, nước ngọt có ga... hạn chế ăn mỡ động vật trừ mỡ cá. Ăn nhiều chất xơ có trong rau quả, ít nhất 300g rau/ ngày (sau khi đã nhặt sạch) và 200g trái cây/ ngày.
Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
3. Nên dành thời gian để hoạt động thể lực (40-60 phút/ngày - 3-4 ngày/tuần), có thể đi bộ hay tham gia các môn thể thao tùy sở thích và phù hợp với sức khỏe.
4. Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường, nên thử đường trong máu mỗi 6 tháng – 1 năm/lần để kịp thời phát hiện bệnh.
Nếu bạn chị có thói quen hút thuốc lá, chị khuyên anh ấy nên ngưng sẽ tốt cho sức khỏe anh ta và mọi người xung quanh.