Download miễn phí Chuyên đề Định hướng đổi mới và những giải pháp với kinh tế tư nhân
Mở Đầu 1
NỘI DUNG 2
1.Khái niệm nội dung và vai trò của kinh tế tư nhân 2
1.1. Khai niệm của kinh tế tư nhân 2
1.2. Các bộ phận của kinh tế tư nhân. 3
1.3.Vai trò của kinh tế tư nhân. 3
a) Đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước(GDP) 3
b) Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội, nộp ngân sách cho nhà nước. 3
c) khu vực kinh tế tư nhân tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. 4
d) Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế xã hội. 4
2. Thực trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân. 4
2.1>Thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân thời gian qua. 5
2.2> Thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân 7
2.2 Thực trạng về môi trường sản xuất kinh doanh 10
3. Định hướng đổi mới và những giải pháp với kinh tế tư nhân. 12
3.1. Định hướng đổi mới đối với kinh tế tư nhân. 12
3.2. Các giải pháp với chính sách đổi mới với kinh tế tư bản tư nhân. 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 16
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-03-13-chuyen_de_dinh_huong_doi_moi_va_nhung_giai_phap_voi_kinh_te_8biHB5ejna.png /tai-lieu/chuyen-de-dinh-huong-doi-moi-va-nhung-giai-phap-voi-kinh-te-tu-nhan-92311/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Sau hai mươi năm đổi mới nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng và phát triển luôn ở mức cao. Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, cùng tham gia vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.So với các thành phần kinh tế khác thì thành phần kinh tế tư nhân xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, để có thể phát triển hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa chúng ta cần có những chính sách biện pháp thật đồng bộ nhằm phát huy hết sức mạnh của thành phần kinh tế này. Những thành tựu của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian vừa qua là không thể phủ nhận về hiệu quả và lợi ích mà nó mang lại, nó đóng góp vào tăng trưởng quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhiều việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. Cũng như các mặt khó khăn, hạn chế, yếu kém của thành phần kinh tế này như về vấn đề đất đai, vốn mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ....Vì vậy việc nghiên cứu, lí giải những vấn đề về lí luận và thực tiễn của kinh tế tư nhân tronh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi cần thiết và khách quan.
Nội Dung
1.Khái niệm nội dung và vai trò của kinh tế tư nhân
1.1. Khai niệm của kinh tế tư nhân
Đảng và nhà nước ta khẳng định: kinh tế tư nhân( kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân) thực sự là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.phat triển kinh tế tư nhân laf chiến lược phát triển lâu dài trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sự phát triển rộng khắp trong cả nước của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều công ăn việc làm cải thiện đời sống và thu nhập của nhân dân, tăng thu hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Trước và sau đổi mới đã có chủ trương cải tạo kinh tế phi xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể. Nhưng qua thực tiễn đổi mới cho thấy những mặt yếu kém và hạn chế của doanh nghiệp nhà nước chạm được khắc phục trong khi nền kinh tế tư nhân tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, tạo cơ sở không ngừng đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế trong đó có khu vực kinh tế tư nhân.Hiện nay vẫn còn quan điển đồng nhất kinh tế tư nhân với kinh tế ngoài quốc doanh, cũng có ý kiến coi kinh tế tư nhân là kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện nước ta hiên nay, khu vực kinh tế tư nhân chỉ gồm hai thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, với các chủ thể tham gia xuất thân từ lao động, đảng viên, cán bbọ về hưu, có tâm huyết làm giầu cho bản thân và đất nước nhưng luôn tuân thủ pháp luật của nhà nước pháp quyền XHCN.
1.2. Các bộ phận của kinh tế tư nhân.
a)Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về quan hệ sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê.
b) Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức quản lí và điều hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động làm thuê, quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn các doang nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu han hay công ty cổ phần.
c) Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, doang nghiệp tư nhân và các công ty cổ phần được thành lập theo luật công ty, luạt doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư bản tư nhân là đơn vị kinh tế mà vốn do một hay một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh dịch vụ.
1.3.Vai trò của kinh tế tư nhân.
a) Đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước(GDP)
Tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân nhin chung tăng ổn định trong những năm gần đây. Năm 1997 là 12,89%, năm 1998 là 12,74%, năm 1999 va 2000 là 12,55% và chiếm tỷ trọng ổn định trong GDP
b) Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội, nộp ngân sách cho nhà nước.
Tổng vốn sử dụng thực tế của khu vực tư nhân tăng nhanh năm 1999 là 79493 tỷ đồng, năm 2000 là 110072 tỷ đồng. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực này ngày cang tăng. Năm 2000 la 5900 tỷ đồng chiếm khoảng 7,3% tổng thu ngân sách, năm 2001 là 6370 tỷ đồng chiếm 7,96% tổng thu ngân sách.
c) khu vực kinh tế tư nhân tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo.
31/12/2000 số người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân la 4643844 chiếm 12% tổng số lao động toàn xã hội gấp 1,36 lần số lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Số lao động làm việc trong các hộ kinh doanh qua khao sat cho thấy lớn hơn nhiều so với đăng kí vì nhiều hộ gia đình chủ yếu dùng lao động trong dong họ, lao động mang tính thời vụ vào. Và hiện nay số lao động trong khu vực tư nhân đang tiếp tục tăng trong khi số lao độnh trong khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần. Khu vực kinh tế tư nhân góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn.
d) Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế xã hội.
Sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân góp phần thu hút ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp nhất là công nghiệp, đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng đại phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân nhày càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày cang tăng. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đẫ sản xuất các mặt hàng đưa đi xuât khẩu a nước ngoài, và có nhièu doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
2. Thực trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân.
2.1>Thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân thời gian qua.
a) Sau khi ban hành luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 cùng với chính sách khuyến khích của Đảng và nhà nước khu vực kinh tế ttư nhân đã có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển. năm 1990 co 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ thi đến năm 1996 co 2.215.000 có sở. Cùng với kinh tế cá thể thì các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có bước phát triển vượt bậc về số lượng.Năm 1991 tổng số các loại nay la 414 doanh nghiệp thì đến năm 1998 đã là 26021 doanh nghiệp. Đa phần các cơ sơ kinh tế thuụoc thành phần kinh tế tư nhân đều tập trung vào các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, kế đó mới đến sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là do các ngành này có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồng vốn còn hạn hẹp với phần lớn các doanh nghiệp, khả năng xoay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ xuất lợi nhuận cao.Tuy vậy tjì sự phát triển của các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được hết để tương xứng với tiềm năng của nó.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển không đều giữa các ku vực trong cả nước, chủ yếu là tập trung ở khu vực đồng bằng nơi có cơ sở hạ tầng kinh tế tốt.Các cơ sở kinh tế tư nhân tập trung ở đâu thường giup cho khu vực kinh tế ở đó rất sôi động dẫn đến sự phát triển không đều trong nền kinh tế của thời kì quá độ.
b) Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng trưởng mạnh.
Do có số lượng cơ sở sản xuất nhiều nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, vi dụ như năm 1996 khu vực kinh tế đã huy động được tổng vốn lên đến 47155 tỷ đồng, chiếm 15% tổng số vốn đầu tư phát triền của toàn xã hội. Mặc dù chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài của nhà nước nhưng khu vực tư nhân vẫn đóng góp một phần đáng kể vốn đầu tư cho nền kinh tế.
c) Tính từ năm 1996 đến nay số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp đều tăng. Bình quân mỗinăm tăng 4,57%. Năm 2000 lao động trongkhu vực kinhtế tư nhân hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp chiếm 63,9% tổng số lao động nông nghiệp trong toàn quốc. Còn trong các ngành phi nông nghiệp, lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọngcao nhất, chiếm 45,67% lao động trong ngành thương mại. Tính đến tháng sáu đầu năm 2003 thì khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra hơn 90% lao động của cả nước. Tuy nhiên, lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của kinhtế tư nhân chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kĩ năng , trình độ văn hoá thấp. Số liệu điều tra cho thấy trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ có 5,13% lao động có trình độ đại học, khoảng 48,8% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn. Cùng với sự lạc hậu về công nghiệp, kỹ thuật sự yếu kém của đọi ngũ lao đọng cũng là nguyên nhân là hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinhtế này.
d> Phần lớn các cơ sở kinh doanh đều có quy mô vừa và nhỏ, năng lực sản xuất bị hạn chế, vốn hạn hẹp. Mặt khác, máy móc công nghệ lại lạc hậu, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế do vậy việc cạnh tranh với các hãng khác trên thế giới là rất khó khăn. Một vấn đề cản trở lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh t...