Glendale

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, cuốn hút tất cả các quốc gia các dân tộc trên quả địa cầu, Việt Nam cũng nằm trong số đó không thể tránh khỏi, vì vậy Việt Nam phải tự vận động và tìm cho mình một hướng đi đúng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Như một nhu cầu cấp bách trong việc vận hành nền kinh tế xã hội, ngành thẩm định giá Việt Nam đã ra đời và từng bước đi vào cuộc sống. Có thể nói rằng, ngành thẩm định giá ở Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên khá muộn so với các nước trên thế giới, nhưng hiện tại đã, đang phát triển về chiều sâu và rộng. Có thể coi thẩm định giá là một trong những công cụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, hạn chế thất thoát, tiêu cực, nâng cao khả năng cạnh tranh….
Nhận thức được mối quan tâm rất lớn về thẩm định giá nên em đã chọn đề tài : “Định hướng phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam trong thời gian tới” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng của hoạt động thẩm định giá, đề tài đưa ra những giải pháp và định hướng nhằm phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam.
Đồng thời tạo cơ hội và cái nhìn tổng quát cho sinh viên về ngành thẩm định giá ở nước ta cũng như môi trường nghề nghiệp trong tương lai của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đó là hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam và sự phát triển của ngành thẩm định giá ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu : Việt Nam
Song do giới hạn về thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển cũng như thực trạng phát triển của ngành thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời xuất phát từ thực tế đó để đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.
4. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định giá. Nghiên cứu tình hình phát triển ngành thẩm định giá ở một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay.
Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu thu nhập dữ liệu thứ cấp từ tất cả các nguồn ví dụ như: sách, báo , giáo trình thẩm định giá, tài liệu trong thư viện, các kênh thông tin và truyền thông…
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: phân tích các thông tin, tài liệu thu thập được, chọn lọc các thông tin, tài liệu đó để trả lời các vấn đề chung.
Đề tài này được trình bày theo lối diễn dịch. Từ các vấn đề mấu chốt trọng tâm diễn giải để giải thích cho vấn đề được nêu ra nhẵm làm rõ nội dung, quan điểm.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu trình bày những vấn đề chung liên quan đến mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đề tài này gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1: Lý thuyết về ngành thẩm định giá
Chương 2: Thực trạng ngành thẩm định giá ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Chương 1: Lý thuyết về ngành thẩm định giá
1.1. Khái niệm ngành thẩm định giá
Ở các nước, người ta thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và Valuation để nói đến thẩm định giá. Nguồn gốc từ ngữ của cả hai thuật ngữ này là từ tiếng Pháp. Valuation xuất hiện vào năm 1529 còn Appraisal từ năm 1817. Hai thuật ngữ đều có chung ý nghĩa, đó là sự ước tính, đánh giá và có hàm ý là cho ý kiến của một nhà chuyên môn về giá trị của một vật phẩm nhất định.
Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
- Theo từ điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”.
- Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định”.
- Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”
- Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam, trong thẩm định giá được định nghĩa như sau: Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay thông lệ quốc tế.
Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến thẩm định giá đều có chung một số yếu tố là:
+ Sự ước tính giá trị hiện tại.
+ Tính bằng tiền tệ
+ Về tài sản, bất động sản hay các quyền sở hữu đối với tài sản, bất động sản.
+ Theo yêu cầu, mục đích nhất định.
+ Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể.
+ Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.
Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định giá như sau:
“Thẩm định giá là một nghệ thuật hay một khoa học về ước tính giá trị của tài sản ( quyền tài sản )phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, cho một mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn được công nhận như những thông lệ quốc tế hay quốc gia”.

1.2. Vai trò của thẩm định giá
1.2.1. Chức năng và tầm quan trọng của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường.
Tư vấn về giá trị, giá cả tài sản giúp các chủ thể tài sản và các bên có liên quan và công chúng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua –bán, đầu tư, cho vay tài sản.
Thẩm định giá đúng giá trị thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.
Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới.
1.2.2. Áp dụng và sử dụng kết quả thẩm định giá để ra quyết định trong nhiều tình huống
Trong kinh tế thị trường, thẩm định gía tài sản được áp dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, cho thuê, bảo hiểm, tính thuế, thanh lý, đầu tư…Tương ứng với từng mục đích kinh tế trên, với cùng một tài sản, cùng một thời điểm thẩm định sẽ cho kết quả giá trị tài sản thẩm định là khác nhau. Do vậy, kết quả thẩm định giá sẽ được sử dụng để ra quyết định trong nhiều tình huống khác nhau, ví dụ như:
- Mua sắm, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, bảo hiểm, tính thuế, đền bù, cho thuê,… tài sản.
- Làm căn cứ cho phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, đề án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ,…
- Làm căn cứ để sáp nhập, chia tách, phá sản hay giải thể doanh nghiệp.
- Để thực hiện các án lệnh đối với việc kiện tụng hay xét xử liên quan đến các tranh chấp về hợp đồng và quyền lợi các bên; để tư vấn đầu tư và ra quyết định; nghiên cứu thị trường; phân tích khả thi; phân tích lợi nhuận; xác định giá trị chứng khoán; lập báo cáo tài chính; lập kế hoạch làm việc; khiếu nại; yêu cầu giảm thuế;.v.v..
- Làm cơ sở để đấu giá công khai.
Theo điều 17 Pháp lệnh giá số 40 quy định:
“Kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được lập thành văn bản và chỉ được sử dụng vào mục đích đã ghi trong hợp đồng. Kết quả thẩm định giá có thể được sử dụng là một trong những căn cứ để xem xét phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá.”
1.3. Đối tượng thẩm định giá và đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
1.3.1. Đối tượng thẩm định giá
1.3.1.1. Tài sản
a. Bất động sản (Real Property): là các tài sản không di dời được
Bất động sản có đặc điểm là gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định, không di dời được, bao gồm:
• Đất đai;
• Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;
• Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
• Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
b. Động sản (Personal Property): là những tài sản không phải là bất động sản.
Động sản có đặc điểm là không gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định và có thể di dời được
• Những tài sản hữu hình có thể nhận biết, di chuyển được và được xem là thông dụng cho cá nhân như đồ vật sưu tập, trang trí, hay vật dụng.
Quyền sở hữu tài sản lưu động của doanh nghiệp như hàng tồn kho, vật liệu cung cấp.
Ở một số nước, những tài sản trên được xem là hàng hoá và đồ dùng cá nhân.
• Những tài sản không cố định được người thuê lắp đặt vào bất động sản và sử dụng trong kinh doanh. Tài sản đầu tư hay tài sản cho thuê gắn với công trình xây dựng thêm trên đất được người thuê lắp đặt và trả tiền để đáp ứng nhu cầu của mình.
• Nhà xưởng, máy và thiết bị
• Vốn lưu động và chứng khoán hay tài sản hiện hành là tổng tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn.
• Tài sản vô hình như quyền thu lợi từ một ý tưởng, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hay sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý thuyết về ngành thẩm định giá 3
1.1. Khái niệm ngành thẩm định giá 3
1.2. Vai trò của thẩm định giá 4
1.2.1. Chức năng và tầm quan trọng của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường. 4
1.2.2. Áp dụng và sử dụng kết quả thẩm định giá để ra quyết định trong nhiều tình huống 4
1.3. Đối tượng thẩm định giá và đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá 5
1.3.1. Đối tượng thẩm định giá 5
1.3.1.1. Tài sản 5
1.3.1.2. Quyền tài sản 8
1.3.2. Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá. 8
1.4. Các dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam 9
1.4.1. Thẩm định giá bất động sản 9
1.4.1.1. Mục đích thẩm định bất động sản để phục vụ cho : 9
1.4.1.2. Bất động sản thẩm định bao gồm: 9
1.4.1.3. Giấy tờ cần thiết đối với tài sản yêu cầu thẩm định giá bất động sản. 9
1.4.2. Thẩm định giá động sản 11
1.4.2.1. Mục đích thẩm định giá Máy móc, thiết bị : 11
1.4.2.2. Máy móc, thiết bị thẩm định giá bao gồm : 11
1.4.2.3. Giấy tờ cần thiết đối với tài sản thẩm định giá là máy móc, thiết bị. 11
1.4.3. Thẩm định giá tài sản vô hình 12
1.4.3.1. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình 12
1.4.3.2. Hồ sơ cần cung cấp cho việc thẩm định giá tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, lợi thế thương mại ...) 12
1.4.4. Thẩm định giá doanh nghiệp 13
1.4.4.1. Mục đích xác định giá trị doanh nghiệp 13
1.4.4.2. Hồ sơ cần cung cấp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp 13
1.4.5. Thẩm định giá mỏ khoáng sản 14
1.4.5.1. Mục đích thẩm định giá mỏ khoáng sản, nguồn tài nguyên để phục vụ cho: 14
1.4.5.2. Tài nguyên để thẩm định giá bao gồm: 14
1.5. Một số kinh nghiệm về hoạt động thẩm định giá trên thế giới 14
1.5.1. Các tiêu chuẩn trong hoạt động thẩm định giá 15
1.5.1.1. Đối với các thẩm định viên chuyên nghiệp 15
1.5.1.2. Đối với các công ty thẩm định giá: 16
1.5.2. Kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá 17
1.5.3. Các tổ chức thẩm định giá quốc tế và khu vực. 17
Chương 2: Thực trạng ngành dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam 19
2.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam 19
2.1.1 Sự phát triển hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam 19
2.1.1.1. Trước năm 1986 19
2.1.1.2. Giai đoạn 1986 - đến nay 19
2.1.2. Hội Thẩm định giá Việt Nam 21
2.1.2.1. Tổ chức và hoạt động 21
2.1.2.2. Phát triển và nâng cao năng lực nghề nghiệp thẩm định giá 22
2.1.3. Quản lý nhà nước về thẩm định giá 22
2.1.3.1. Về việc thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá 23
2.1.3.2. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá 23
2.1.3.3. Các dịch vụ thẩm định giá 23
2.1.3.4. Xử lý pháp luật về hành vi vi phạm quy định về thẩm định giá 24
2.1.3.5. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về thẩm định giá. 24
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam trong những năm qua 25
2.2.1. Về hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định giá 25
2.2.2. Đào tạo nhân lực cho ngành thẩm định giá 27
2.2.3. Đối với tổ chức thẩm định giá 27
2.2.4. Về cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động thẩm định giá 28
2.3. Đánh giá chung về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam 28
2.3.1. Những kết quả đạt được 28
2.3.2. Những mặt hạn chế 30
2.3.2.1. Về hành lang pháp lý 30
2.3.2.2. Về nhân lực cho ngành thẩm định giá 31
2.3.2.3. Đối với các đơn vị thẩm định giá 32
2.3.2.4. Về cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định giá 33
Chương 3: Định hướng phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam 35
3.1. Triển vọng của ngành thẩm định giá ở Việt Nam. 35
3.2. Giải pháp phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam. 36
3.2.1. Giải pháp cho vấn đề về hoàn chỉnh hành lang pháp lý 36
3.2.2. Giải pháp cho vấn đề về công tác đào tạo 36
3.2.3. Giải pháp về vấn đề doanh nghiệp thẩm định giá 37
3.2.4. Về cơ sở dữ liệu phục vụ cho thẩm định giá 37
3.3. Định hướng phát triển ngành thẩm định giá ở Việt Nam 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Luận văn Kinh tế 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN Hóa học Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh bình định Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế chuyên đề dạy học "vi sinh vật" - môn sinh học lớp 10, theo định hướng phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D giáo án vật lý 8 theo định hướng phát triển năng lực Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án Mới Hình học 11 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2018 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top