KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn Khoa Điềm)
I - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quê gốc: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế. Lúc nhỏ đi học ở quê, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia quân đội, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng làm Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000, ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương.
- Nguyễn Khoa Điềm trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Tập thơ Đất ngoại ô và trường ca Mặt đường khát vọng nhanh chóng khẳng định sự đóng góp và tài thơ Nguyễn Khoa Điềm lúc bấy giờ. Có thể nói thơ Nguyễn Khoa Điềm là thơ của một trí thức trẻ, giàu vốn sống thực tế và vốn văn hoá, triết lí và trữ tình, suy tư và cảm xúc. Cũng chính nhờ đó mà ông đã gây được ấn tượng khá đậm với bạn đọc cả nước nhất là các bài thơ: Đất ngoại ô, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Con gà đất, cây kèn và khẩu súng, chương Đất nước trong Mặt đường khát vọng, v.v...
Nguyễn Khoa Điềm viết không nhiều. Hơn một chục năm sau chiến tranh nhà thờ mới cho ra đời tập thơ Ngôi nhà có núi lửa ấm. Giai đoạn 1974-1986 là một chặng đường dài mà Nguyễn Khoa Điềm phải tự vươn lên. Trong sự khó khăn chung của thể loại trữ tình, nhà thơ viết cũng không mấy dễ dàng, mỗi bài thơ muốn khám phá và thể hiện đầy đủ hơn, sâu đậm hơn thế giới bên trong: Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Lặng lẽ, Những bài thơ tình viết trong chiến tranh, Kính tặng Nguyên Hồng, Trên khối đá của từ ngữ, tặng một người sáng tạo.
Với những câu thơ nói ít, gợi nhiều, những tứ thơ giàu sức liên tưởng, gợi mở, những từ ngữ chắt lọc, hàm súc, thấm đượm tình yêu đối với con người, đối với lao động sáng tạo nghệ thuật, đối với quê hương đất nước, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tên tuổi đã có chỗ đứng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm đã xuất bản: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990).
Nhà thơ đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu Thừa Thiên.
Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện truyền thống yêu nước thương dân một cách đặc sắc qua hình ảnh bà mẹ cõng con lên rẫy. Những lời người mẹ ru con bộc lộ sâu sắc tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc nói riêng và nhân dân ta nói chung.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Cách nói những em bé ngủ trên lưng mẹ là cách nói mới lạ, rất ấn tượng, có nhiều hàm nghĩa: vừa cụ thể, vừa khái quát. Nhiều em bé ở vùng cao được lớn lên trên lưng mẹ khi mẹ đi nương, xuống chợ. Cũng ở trên lưng mẹ, nhưng em bé trong đoạn thơ này lại lớn trong một hoàn cảnh khá đặc biệt - đó là lớn lên theo quá trình mẹ tham gia kháng chiến.
Đoạn thơ được mở đầu bằng lời của tác giả và kết thúc bằng lời ru của người mẹ:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng...
Hoàn cảnh em bé lớn lên và hình ảnh những người mẹ miền tây Thừa Thiên những năm đánh Mĩ được khắc hoạ chân thực và cảm động: em lớn lên cùng gian lao kháng chiến, em lớn lên trong tình cảm thiêng liêng của mẹ với bộ đội, với cách mạng. Câu thơ thứ bảy đột ngột chuyển ý:
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
Ngủ ngoan, a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a - kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Lời tâm tình, nhắn nhủ, vừa là lời ru của tác giả với Cu Tai đã làm nền cho lời ru thiết tha của mẹ cất lên. A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi, có nghĩa là: con) bỗng như được thấm đẫm những âm điệu nồng nàn trong tình cảm của mẹ. Lời ru da diết, lời ru do "tim hát thành lời" - lời ru cũng là tiếng lòng, ước mơ, khát khao tình cảm của mẹ với con và tình cảm của mẹ với cách mạng, với công việc mà mẹ hăng hái tham gia.
Trong câu thơ Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng, hình ảnh "giấc ngủ nghiêng" được thể hiện trong mối quan hệ với không gian giã gạo của mẹ. Hình ảnh Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội được thể hiện trong mối quan hệ song hành.
Dưới hình thức một lời ru mới, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đồng thời là lời ca ngợi hình ảnh người mẹ Việt Nam vừa có những nét truyền thống: cần cù và yêu lao động, nhưng cũng rất hiện đại: các công việc giã gạo, phát rẫy, đạp rừng ở đây là để nuôi bộ đội, nuôi dân làng và đánh giặc. Tình cảm của mẹ trong lời ru với con mình và với bộ đội, với dân làng, với đất nước được thể hiện trong sự đan kết, quấn quýt; cách cấu trúc tình cảm Mẹ thương a-kay - mẹ thương bộ đội khẳng định tình cảm đó tuy hai mà một, đậm đà, ruột thịt. Hình ảnh em cu Tai ở đây vừa là đối tượng của lời ru vừa là dấu nối tinh thần giữa mẹ và nhân dân, Tổ quốc; giữa hiện thực với khát vọng tương lai; giữa hiện thực với lí tưởng thời đại. Vì thế, người mẹ Tà-ôi trong bài thơ dường như không chỉ của riêng em, mẹ chính là người phụ nữ Việt Nam mới: người mẹ chiến sĩ.
Cảm xúc trữ tình chân thực, vận dụng đặc sắc phong cách ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, hình tượng thơ trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa lấp lánh, vừa giàu nhạc điệu.
(Sưu tầm)
(Nguyễn Khoa Điềm)
I - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quê gốc: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế. Lúc nhỏ đi học ở quê, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia quân đội, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng làm Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000, ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương.
- Nguyễn Khoa Điềm trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Tập thơ Đất ngoại ô và trường ca Mặt đường khát vọng nhanh chóng khẳng định sự đóng góp và tài thơ Nguyễn Khoa Điềm lúc bấy giờ. Có thể nói thơ Nguyễn Khoa Điềm là thơ của một trí thức trẻ, giàu vốn sống thực tế và vốn văn hoá, triết lí và trữ tình, suy tư và cảm xúc. Cũng chính nhờ đó mà ông đã gây được ấn tượng khá đậm với bạn đọc cả nước nhất là các bài thơ: Đất ngoại ô, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Con gà đất, cây kèn và khẩu súng, chương Đất nước trong Mặt đường khát vọng, v.v...
Nguyễn Khoa Điềm viết không nhiều. Hơn một chục năm sau chiến tranh nhà thờ mới cho ra đời tập thơ Ngôi nhà có núi lửa ấm. Giai đoạn 1974-1986 là một chặng đường dài mà Nguyễn Khoa Điềm phải tự vươn lên. Trong sự khó khăn chung của thể loại trữ tình, nhà thơ viết cũng không mấy dễ dàng, mỗi bài thơ muốn khám phá và thể hiện đầy đủ hơn, sâu đậm hơn thế giới bên trong: Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Lặng lẽ, Những bài thơ tình viết trong chiến tranh, Kính tặng Nguyên Hồng, Trên khối đá của từ ngữ, tặng một người sáng tạo.
Với những câu thơ nói ít, gợi nhiều, những tứ thơ giàu sức liên tưởng, gợi mở, những từ ngữ chắt lọc, hàm súc, thấm đượm tình yêu đối với con người, đối với lao động sáng tạo nghệ thuật, đối với quê hương đất nước, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tên tuổi đã có chỗ đứng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm đã xuất bản: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990).
Nhà thơ đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu Thừa Thiên.
Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện truyền thống yêu nước thương dân một cách đặc sắc qua hình ảnh bà mẹ cõng con lên rẫy. Những lời người mẹ ru con bộc lộ sâu sắc tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc nói riêng và nhân dân ta nói chung.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Cách nói những em bé ngủ trên lưng mẹ là cách nói mới lạ, rất ấn tượng, có nhiều hàm nghĩa: vừa cụ thể, vừa khái quát. Nhiều em bé ở vùng cao được lớn lên trên lưng mẹ khi mẹ đi nương, xuống chợ. Cũng ở trên lưng mẹ, nhưng em bé trong đoạn thơ này lại lớn trong một hoàn cảnh khá đặc biệt - đó là lớn lên theo quá trình mẹ tham gia kháng chiến.
Đoạn thơ được mở đầu bằng lời của tác giả và kết thúc bằng lời ru của người mẹ:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng...
Hoàn cảnh em bé lớn lên và hình ảnh những người mẹ miền tây Thừa Thiên những năm đánh Mĩ được khắc hoạ chân thực và cảm động: em lớn lên cùng gian lao kháng chiến, em lớn lên trong tình cảm thiêng liêng của mẹ với bộ đội, với cách mạng. Câu thơ thứ bảy đột ngột chuyển ý:
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
Ngủ ngoan, a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a - kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
Lời tâm tình, nhắn nhủ, vừa là lời ru của tác giả với Cu Tai đã làm nền cho lời ru thiết tha của mẹ cất lên. A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi, có nghĩa là: con) bỗng như được thấm đẫm những âm điệu nồng nàn trong tình cảm của mẹ. Lời ru da diết, lời ru do "tim hát thành lời" - lời ru cũng là tiếng lòng, ước mơ, khát khao tình cảm của mẹ với con và tình cảm của mẹ với cách mạng, với công việc mà mẹ hăng hái tham gia.
Trong câu thơ Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng, hình ảnh "giấc ngủ nghiêng" được thể hiện trong mối quan hệ với không gian giã gạo của mẹ. Hình ảnh Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội được thể hiện trong mối quan hệ song hành.
Dưới hình thức một lời ru mới, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đồng thời là lời ca ngợi hình ảnh người mẹ Việt Nam vừa có những nét truyền thống: cần cù và yêu lao động, nhưng cũng rất hiện đại: các công việc giã gạo, phát rẫy, đạp rừng ở đây là để nuôi bộ đội, nuôi dân làng và đánh giặc. Tình cảm của mẹ trong lời ru với con mình và với bộ đội, với dân làng, với đất nước được thể hiện trong sự đan kết, quấn quýt; cách cấu trúc tình cảm Mẹ thương a-kay - mẹ thương bộ đội khẳng định tình cảm đó tuy hai mà một, đậm đà, ruột thịt. Hình ảnh em cu Tai ở đây vừa là đối tượng của lời ru vừa là dấu nối tinh thần giữa mẹ và nhân dân, Tổ quốc; giữa hiện thực với khát vọng tương lai; giữa hiện thực với lí tưởng thời đại. Vì thế, người mẹ Tà-ôi trong bài thơ dường như không chỉ của riêng em, mẹ chính là người phụ nữ Việt Nam mới: người mẹ chiến sĩ.
Cảm xúc trữ tình chân thực, vận dụng đặc sắc phong cách ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, hình tượng thơ trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa lấp lánh, vừa giàu nhạc điệu.
(Sưu tầm)