hoanglinh_df2007
New Member
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Quê mẹ ở huyện Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (tức Đồ Chiểu, 1822-1888) thi đỗ tú tài năm 1843; đến năm 1849 thì mắt bị mù, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn việc đánh giặc, đồng thời sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần nghĩa sĩ. Khi Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre). Mặc dù thực dân Pháp và tay sai nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, kiên quyết không hợp tác với chúng.
- "Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Bộ đã dùng chữ Nôm làm phương tiện sáng tác chủ yếu, để lại một khối lượng thơ văn khá lớn và rất quý báu. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thiên về thể loại truyện thơ Nôm truyền thống, xoay quanh đề tài đạo đức xã hội, nổi tiếng nhất là truyện Lục Vân Tiên (khoảng đầu những năm 50, thế kỉ XIX) rồi đến Dương Từ - Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu viết một loại tác phẩm nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu hi sinh của nhân dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu viết một loại tác phẩm nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu hi sinh của nhân dân và biểu dương những tấm gương anh hùng, liệt sĩ: Chạy tây (1859), Văn Tế Trương Định (1864), Mười hai bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vọng Lục tỉnh (1874), ngoài ra còn Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột), Thư gửi cho em và mốt số bài thơ Đường luật khác như Ngựa Tiêu sương, Từ biệt cố nhân, Tự thuật...Từ sau khi Nam Bộ lọt hoàn toàn vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu còn viết một truyện thơ Nôm dài dưới hình thức hỏi đáp về y học Ngự Tiều y thuật vấn đáp. Có thể Nguyễn Đình Chiểu còn là tác giả của bài Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh tây rất phổ biến ở Nam Kì những ngày đầu chống Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu đã trao đổi ngòi bút của mình một "thiên chức" lớn lao là truyền bá đạo làm người chân chính và đấu tranh không mệt mỏi với những gì xấu xa để tiện, trái đạo lí, nhân tâm. Đó là khát vọng hành đạo cứu đời của người nho sĩ không may bị tật nguyền nhưng lòng vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm cuối cùng, chưa bao giờ ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu xa rời thiên chức ấy: " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" (Trịnh Thu Tiết - Từ tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2004).
2. Tác phẩm
- Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm rất nổi tiếng ở Nam Kì và Nam Trung Kỳ, được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Do được lưu truyền chủ yếu dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian (kể thơ, nói thơ, hát thơ...) nên truyện có nhiều bản khác nhau. Theo văn bản phổ biến hiện nay thì truyện có 2082 câu thơ, được sáng tác theo thể lục bát.
- "Truyện được sáng tác dưới hình thức truyện kể, ban đầu chỉ truyền miệng và chép tay, lưu hành trong đám môn đệ và những người mến mộ tác giả, rồi sau mới lan rộng ra nhân dân và ngay lập tức được truyền tụng rộng rãi khắp chợ cùng quê, hội nhập được sinh hoạt văn hoá dân gian, đặc biệt là ở Nam Kỳ, dưới hình thức "kể thơ","nói thơ," Vân Tiên"hát" Vân Tiên.Truyện được xuất bản lần đầu bằng chữ Nôm năm 1986 bằng chữ quốc ngữ năm 1897, bản dịch tiến Pháp đầu tiên là bản dịch của G.Aubaret xuất bản năm 1864.
Từ đó đến nay có rất nhiều bản in khác nhau, do đó cũng có rất nhiều dị bản, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ, đặc biệt là ở đoạn kết. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát. Truyện kể về một chàng trai văn võ song toàn, tên là Lục Vân Tiên. Đang theo thầy học tập trên núi, nghe tin triều đình mở khoá thi, Vân Tiên xin phép thầy xuống núi đua tài. Dọc đường về thăm cha mẹ, Vân Tiên gặp một đám cướp đang hoành hành. Chàng đã một mình bẻ gậy xông vào đánh tan bọn cướp, cứu thoát tiểu thư con quan Tri Phủ là Kiều Nguyệt Nga. Làm xong việc nghĩa, không màng đến sự trả ơn, Vân Tiên thanh thản ra đi, gặp và kết bạn với Hớn Minh. Còn Nguyệt Nga, về tời phủ đường của cha, Thank cứu mạng và cũng mến phục tài đức của Vân Tiên, nàng đã hoạ một bức hình Vân Tiên treo luôn bên mình. Vân Tiên về thăm cha mẹ rồi cùng Tiểu đồng lên đường tới trường thi. Qua Hàn Giang, chàng ghé thăm nhà Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Thấy Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, Võ Công rất mừng, giới thiệu cho chàng một người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, lại cho con gái ra tiễn đưa Vân Tiên với những lời dặn dò tình nghĩa. Vân Tiên cùng Tử Trực tới kinh đô, gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cả bốn người vào quán uống rượu, làm thơ. Thấy Vân Tiên, Tử Trực tài cao, Trịnh Hâm sinh lòng đố kỵ, ghen ghét. Đúng ngày vào thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ chết, vội bỏ thi trở về quê chịu tang. Đường sá xa xôi vất vả, lại thương khóc mẹ nhiều, Vân Tiên bị đau mắt nặng. Tiểu đồng hết lòng chạy chữa thuốc thang nhưng chỉ gặp toàn những lang băm và các thầy bói, thầy pháp lừa đảo, bịt bợm nên tiền mất mà tật vẫn mang, Vân Tiên bị mù cả hai mắt. Đang khi bối rối lại gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn sẵn tính đố kỵ, độc ác, Trịnh Hâm lập âm mưu dụ Tiểu đồng vào rừng hái thuốc, rồi trói vào gốc cây, lại nói dối Vân Tiên là Tiểu đồng đã bị cọp vồ. Hắn đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ về đến tận nhà. Nhưng khi thuyền ra giữa vời, lợi dụng đêm khuya thanh vắng, hắn đã đẩy chàng xuống nước. Tiểu đồng được Sơn quân cởi trói, tưởng Vân Tiên đã chết liền ở lại đó "che chói giữ mả", thờ phục sớm hôm. Còn Vân Tiên được Giao Long dìu đỡ, đưa vào bãi, lại được ông Ngư vớt lên, cứu chữa. Vân Tiên nhờ đưa tới nhà họ Võ để nương tựa. Nhưng cha con Võ Công tráo trở đã tìm cách hãm hại Vân Tiên, đem chàng bỏ vào trong hang núi Thương Tòng. Năm sáu ngày sau nhờ Du thần cứu, Vân Tiên mới ra được khỏi hang, lại được ông Tiều cho ăn và cõng ra khỏi rừng. May mắn chàng lại gặp được bạn hiền là Hớn Minh, vì "bẻ giò" cậu công tử con quan để cứu người con gái bị cưỡng bức giữa đường, Hớn Minh đã phải bỏ thi, lẩn trốn ở trong rừng. Hớn Minh đưa Vân Tiên về ngôi chùa cổ trong rừng nương náu. Cha con Võ Công, sau khi hãm hại được Vân Tiên lại tìm cách ve vãn Vương Tử Trực, lúc này đã đỗ thủ khoa đến nhà họ Võ để hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Vương Từ Trực lòng dạ thẳng ngay đã mắng thẳng vào mặt cha con Võ công bội bạc, phản phúc, khiến Võ Công hổ thẹn sinh bệnh mà chết. Còn Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên đã chết, nàng thề sẽ suốt đời thủ tiết thờ chồng. Nàng đa từ chối lời cầu hôn của gia đình quan Thái sự cho nên bị Thái sự thù oán, tâu vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Trước khi phải ra đi, nàng đã sang nhà họ Lục làm chay bảy ngày cho Lục Vân Tiên theo lễ vợ chồng, rồi để tiền bạc lại nuôi cha Vân Tiên. Khi thuyền tới nơi biên giới, Nguyệt Nga đã ôm bức bình hình Vân Tiên nhảy xuống biển, quan quân phải đem cô hầu gái Kim Liên thế vào. Nhờ được sóng thần và Phạt quan âm cứu giúp, Nguyệt Nga dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi ông, cha của Bùi Kiệm về, hắn vẫn tán tỉnh, đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải giả nhận lời, để tìm kế hoãn binh, rồi nửa đêm, nàng mang bức bình Vân Tiên trốn khỏi nhà họ Bùi vào rừng, nương nhờ ở nhà một bà lão dệt vải. Trong khi đó, Lục Vân Tiên đã được Tiên ông cho thuốc, mắt sáng như xưa. Chàng từ biệt Hớn Minh, trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ. Biết chuyện Nguyệt Nga, Vân Tiên cảm động, tìm đến thăm Kiều công, cha của nàng, rồi ở lại đó ôn nhuần kinh sử. Năm sau, gặp khoa thi, chàng đõ Trạng Nguyên. Xảy ra có giặc Ô Qua gây hấn, Vân Tiên phụng mệnh vua cầm quân đi đánh giặc, tiến cử Hớn Minh làm phó tướng. Giặc tan, Vân Tiên mải đuổi theo tướng giặc, lạc vào rừng, tời nhà lão bà để hỏi thăm đường và gặp được Kiều Nguyệt Nga. Chàng trở lại triều đình, tâu trình mọi việc với vua. Sở vương tỉnh ngộ, cách chức Thái sư, sắc phong chức cho Kiều công, ban thưởng những người có công dẹp giặc. Những kẻ bạc ác bất nhân như Trịnh Hâm, mẹ con Võ Thể Loan đều không thoát được lưới trời. Tiểu đồng, Ngư ông, Tiều phu đều được đền ơn xứng đáng. Vân Tiên và Nguyệt Nga sum họp một nhà, chung hưởng hạnh phúc dài lâu" (Trịnh Thu Tiết - Từ tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện.
Nghe tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau đó, Vân Tiên lại tiếp tục cuộc hành trình.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
1. Qua đoạn trích, có thể nhận ra những tính cách nổi bật của Lục Vân Tiên. Trước hết, đó là sự cương trực, nghĩa khí, trọng lễ nghĩa và đạo lí. Đó là một chuẩn mực cho vẻ đẹp của kẻ trượng phu thời phong kiến.
Qua những lời Kiều Nguyệt Nga nói với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một người con gái khuê các, ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng: "Chút tui liễu yếu đào tơ", "Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng"...
2. Hai nhân vật (Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga) trong đoạn trích này chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ. Hành động thì mạnh mẽ, dũng cảm, lời nói thì cương trực, thẳng thắn, không một chút vòng vo uẩn khúc. Cách miêu tả như vậy rất gần với cách miêu tả trong truyện cổ tíc h: các nhân vật thường có tính cách nhất quán, rõ ràng, phân biệt rõ chính và tà, phải và trái, thiện và ác,...
3. Ngôn ngữ trong Truyện Lục Vân Tiên rất gần với ngôn ngữ trong ca dao dân ca, rất mộc mạc, giản dị chứ không hàm súc, đa nghĩa như ngôn ngữ trong Truyện Kiều hay các tác phẩm thơ được viết theo thể lục bát sau này. Điều đó một phần có thể do điều kiện sáng tác (Nguyễn Đình Chiểu bị mù, khi viết thường phải nhờ người khác chép lại), một phần khác do cái "chất Nam Bộ" trong con người và cả trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Có thể nói ông là người con của miền đất Nam Bộ, sống mộc mạc, giản dị và có tính cách rất mạnh mẽ, dứt khoát.
(Sưu tầm)
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Quê mẹ ở huyện Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (tức Đồ Chiểu, 1822-1888) thi đỗ tú tài năm 1843; đến năm 1849 thì mắt bị mù, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn việc đánh giặc, đồng thời sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần nghĩa sĩ. Khi Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre). Mặc dù thực dân Pháp và tay sai nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, kiên quyết không hợp tác với chúng.
- "Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Bộ đã dùng chữ Nôm làm phương tiện sáng tác chủ yếu, để lại một khối lượng thơ văn khá lớn và rất quý báu. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu thiên về thể loại truyện thơ Nôm truyền thống, xoay quanh đề tài đạo đức xã hội, nổi tiếng nhất là truyện Lục Vân Tiên (khoảng đầu những năm 50, thế kỉ XIX) rồi đến Dương Từ - Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu viết một loại tác phẩm nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu hi sinh của nhân dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu viết một loại tác phẩm nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu hi sinh của nhân dân và biểu dương những tấm gương anh hùng, liệt sĩ: Chạy tây (1859), Văn Tế Trương Định (1864), Mười hai bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vọng Lục tỉnh (1874), ngoài ra còn Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột), Thư gửi cho em và mốt số bài thơ Đường luật khác như Ngựa Tiêu sương, Từ biệt cố nhân, Tự thuật...Từ sau khi Nam Bộ lọt hoàn toàn vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu còn viết một truyện thơ Nôm dài dưới hình thức hỏi đáp về y học Ngự Tiều y thuật vấn đáp. Có thể Nguyễn Đình Chiểu còn là tác giả của bài Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh tây rất phổ biến ở Nam Kì những ngày đầu chống Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu đã trao đổi ngòi bút của mình một "thiên chức" lớn lao là truyền bá đạo làm người chân chính và đấu tranh không mệt mỏi với những gì xấu xa để tiện, trái đạo lí, nhân tâm. Đó là khát vọng hành đạo cứu đời của người nho sĩ không may bị tật nguyền nhưng lòng vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm cuối cùng, chưa bao giờ ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu xa rời thiên chức ấy: " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" (Trịnh Thu Tiết - Từ tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2004).
2. Tác phẩm
- Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm rất nổi tiếng ở Nam Kì và Nam Trung Kỳ, được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Do được lưu truyền chủ yếu dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian (kể thơ, nói thơ, hát thơ...) nên truyện có nhiều bản khác nhau. Theo văn bản phổ biến hiện nay thì truyện có 2082 câu thơ, được sáng tác theo thể lục bát.
- "Truyện được sáng tác dưới hình thức truyện kể, ban đầu chỉ truyền miệng và chép tay, lưu hành trong đám môn đệ và những người mến mộ tác giả, rồi sau mới lan rộng ra nhân dân và ngay lập tức được truyền tụng rộng rãi khắp chợ cùng quê, hội nhập được sinh hoạt văn hoá dân gian, đặc biệt là ở Nam Kỳ, dưới hình thức "kể thơ","nói thơ," Vân Tiên"hát" Vân Tiên.Truyện được xuất bản lần đầu bằng chữ Nôm năm 1986 bằng chữ quốc ngữ năm 1897, bản dịch tiến Pháp đầu tiên là bản dịch của G.Aubaret xuất bản năm 1864.
Từ đó đến nay có rất nhiều bản in khác nhau, do đó cũng có rất nhiều dị bản, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ, đặc biệt là ở đoạn kết. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát. Truyện kể về một chàng trai văn võ song toàn, tên là Lục Vân Tiên. Đang theo thầy học tập trên núi, nghe tin triều đình mở khoá thi, Vân Tiên xin phép thầy xuống núi đua tài. Dọc đường về thăm cha mẹ, Vân Tiên gặp một đám cướp đang hoành hành. Chàng đã một mình bẻ gậy xông vào đánh tan bọn cướp, cứu thoát tiểu thư con quan Tri Phủ là Kiều Nguyệt Nga. Làm xong việc nghĩa, không màng đến sự trả ơn, Vân Tiên thanh thản ra đi, gặp và kết bạn với Hớn Minh. Còn Nguyệt Nga, về tời phủ đường của cha, Thank cứu mạng và cũng mến phục tài đức của Vân Tiên, nàng đã hoạ một bức hình Vân Tiên treo luôn bên mình. Vân Tiên về thăm cha mẹ rồi cùng Tiểu đồng lên đường tới trường thi. Qua Hàn Giang, chàng ghé thăm nhà Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Thấy Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, Võ Công rất mừng, giới thiệu cho chàng một người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, lại cho con gái ra tiễn đưa Vân Tiên với những lời dặn dò tình nghĩa. Vân Tiên cùng Tử Trực tới kinh đô, gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cả bốn người vào quán uống rượu, làm thơ. Thấy Vân Tiên, Tử Trực tài cao, Trịnh Hâm sinh lòng đố kỵ, ghen ghét. Đúng ngày vào thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ chết, vội bỏ thi trở về quê chịu tang. Đường sá xa xôi vất vả, lại thương khóc mẹ nhiều, Vân Tiên bị đau mắt nặng. Tiểu đồng hết lòng chạy chữa thuốc thang nhưng chỉ gặp toàn những lang băm và các thầy bói, thầy pháp lừa đảo, bịt bợm nên tiền mất mà tật vẫn mang, Vân Tiên bị mù cả hai mắt. Đang khi bối rối lại gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn sẵn tính đố kỵ, độc ác, Trịnh Hâm lập âm mưu dụ Tiểu đồng vào rừng hái thuốc, rồi trói vào gốc cây, lại nói dối Vân Tiên là Tiểu đồng đã bị cọp vồ. Hắn đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ về đến tận nhà. Nhưng khi thuyền ra giữa vời, lợi dụng đêm khuya thanh vắng, hắn đã đẩy chàng xuống nước. Tiểu đồng được Sơn quân cởi trói, tưởng Vân Tiên đã chết liền ở lại đó "che chói giữ mả", thờ phục sớm hôm. Còn Vân Tiên được Giao Long dìu đỡ, đưa vào bãi, lại được ông Ngư vớt lên, cứu chữa. Vân Tiên nhờ đưa tới nhà họ Võ để nương tựa. Nhưng cha con Võ Công tráo trở đã tìm cách hãm hại Vân Tiên, đem chàng bỏ vào trong hang núi Thương Tòng. Năm sáu ngày sau nhờ Du thần cứu, Vân Tiên mới ra được khỏi hang, lại được ông Tiều cho ăn và cõng ra khỏi rừng. May mắn chàng lại gặp được bạn hiền là Hớn Minh, vì "bẻ giò" cậu công tử con quan để cứu người con gái bị cưỡng bức giữa đường, Hớn Minh đã phải bỏ thi, lẩn trốn ở trong rừng. Hớn Minh đưa Vân Tiên về ngôi chùa cổ trong rừng nương náu. Cha con Võ Công, sau khi hãm hại được Vân Tiên lại tìm cách ve vãn Vương Tử Trực, lúc này đã đỗ thủ khoa đến nhà họ Võ để hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Vương Từ Trực lòng dạ thẳng ngay đã mắng thẳng vào mặt cha con Võ công bội bạc, phản phúc, khiến Võ Công hổ thẹn sinh bệnh mà chết. Còn Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên đã chết, nàng thề sẽ suốt đời thủ tiết thờ chồng. Nàng đa từ chối lời cầu hôn của gia đình quan Thái sự cho nên bị Thái sự thù oán, tâu vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Trước khi phải ra đi, nàng đã sang nhà họ Lục làm chay bảy ngày cho Lục Vân Tiên theo lễ vợ chồng, rồi để tiền bạc lại nuôi cha Vân Tiên. Khi thuyền tới nơi biên giới, Nguyệt Nga đã ôm bức bình hình Vân Tiên nhảy xuống biển, quan quân phải đem cô hầu gái Kim Liên thế vào. Nhờ được sóng thần và Phạt quan âm cứu giúp, Nguyệt Nga dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi ông, cha của Bùi Kiệm về, hắn vẫn tán tỉnh, đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải giả nhận lời, để tìm kế hoãn binh, rồi nửa đêm, nàng mang bức bình Vân Tiên trốn khỏi nhà họ Bùi vào rừng, nương nhờ ở nhà một bà lão dệt vải. Trong khi đó, Lục Vân Tiên đã được Tiên ông cho thuốc, mắt sáng như xưa. Chàng từ biệt Hớn Minh, trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ. Biết chuyện Nguyệt Nga, Vân Tiên cảm động, tìm đến thăm Kiều công, cha của nàng, rồi ở lại đó ôn nhuần kinh sử. Năm sau, gặp khoa thi, chàng đõ Trạng Nguyên. Xảy ra có giặc Ô Qua gây hấn, Vân Tiên phụng mệnh vua cầm quân đi đánh giặc, tiến cử Hớn Minh làm phó tướng. Giặc tan, Vân Tiên mải đuổi theo tướng giặc, lạc vào rừng, tời nhà lão bà để hỏi thăm đường và gặp được Kiều Nguyệt Nga. Chàng trở lại triều đình, tâu trình mọi việc với vua. Sở vương tỉnh ngộ, cách chức Thái sư, sắc phong chức cho Kiều công, ban thưởng những người có công dẹp giặc. Những kẻ bạc ác bất nhân như Trịnh Hâm, mẹ con Võ Thể Loan đều không thoát được lưới trời. Tiểu đồng, Ngư ông, Tiều phu đều được đền ơn xứng đáng. Vân Tiên và Nguyệt Nga sum họp một nhà, chung hưởng hạnh phúc dài lâu" (Trịnh Thu Tiết - Từ tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Sđd).
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện.
Nghe tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau đó, Vân Tiên lại tiếp tục cuộc hành trình.
II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
1. Qua đoạn trích, có thể nhận ra những tính cách nổi bật của Lục Vân Tiên. Trước hết, đó là sự cương trực, nghĩa khí, trọng lễ nghĩa và đạo lí. Đó là một chuẩn mực cho vẻ đẹp của kẻ trượng phu thời phong kiến.
Qua những lời Kiều Nguyệt Nga nói với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một người con gái khuê các, ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng: "Chút tui liễu yếu đào tơ", "Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng"...
2. Hai nhân vật (Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga) trong đoạn trích này chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ. Hành động thì mạnh mẽ, dũng cảm, lời nói thì cương trực, thẳng thắn, không một chút vòng vo uẩn khúc. Cách miêu tả như vậy rất gần với cách miêu tả trong truyện cổ tíc h: các nhân vật thường có tính cách nhất quán, rõ ràng, phân biệt rõ chính và tà, phải và trái, thiện và ác,...
3. Ngôn ngữ trong Truyện Lục Vân Tiên rất gần với ngôn ngữ trong ca dao dân ca, rất mộc mạc, giản dị chứ không hàm súc, đa nghĩa như ngôn ngữ trong Truyện Kiều hay các tác phẩm thơ được viết theo thể lục bát sau này. Điều đó một phần có thể do điều kiện sáng tác (Nguyễn Đình Chiểu bị mù, khi viết thường phải nhờ người khác chép lại), một phần khác do cái "chất Nam Bộ" trong con người và cả trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Có thể nói ông là người con của miền đất Nam Bộ, sống mộc mạc, giản dị và có tính cách rất mạnh mẽ, dứt khoát.
(Sưu tầm)