Download miễn phí Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Lời nói đầu 1
Chương I: 2
Lý luận chung về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản-cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. 2
I. đầu tư phát triển: 2
1. Đầu tư-khái niệm và vai trò: 2
2. Đầu tư phát triển: 4
2.1/ Khái niệm: 4
2.2/ Đặc điểm: 4
2.3/. Vai trò của đầu tư phát triển: 5
2.3.2/ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: 7
II. đầu tư xây dựng cơ bản: 8
1. Khái niệm và vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản: 8
1.1/ Khái niệm: 8
2. Quá trình hình thành công trình xây dựng và các lực lượng tham gia có liên quan: 9
2.1/ Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa rộng: 9
2.2/ Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp: 11
2.3/ Các lực lượng tham gia vào quá trình hình thành công trình xây dựng: 12
3. Phân biệt một số kháI niệm về các lĩnh vực và các nghành có liên quan đến đầu tư và xây dựng: 13
3.1/ Lĩnh vực đầu tư và xây dựng: 13
3.2/ Nghành công nghiệp xây dựng: 13
3.3/ Nghành tư vấn đầu tư và xây dựng: 13
3.4/ Các nghành sản xuất cung cấp đầu vào cho dự án đầu tư xây dựng: 13
4. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng: 14
4.1/ Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: 14
4.2/ Đặc điểm của sản xuất xây dựng: 16
III. vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 18
1. Khái niệm vốn đầu tư XDCB : 18
2. Bản chất và nội dung kinh tế của vốn đầu tư XDCB: 19
2.1/ Bản chất và vai trò của vốn đầu tư XDCB: 19
2.2/ Nội dung kinh tế của vốn đầu tư XDCB: 21
3. Phân loại vốn đầu tư XDCB: 23
4. Các nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB: 25
IV. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB : 26
1. Kết quả của hoạt động đầu tư XDCB: 26
1.1/ Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: 26
1.2/ Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: 27
2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB: 27
V. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư XDCB: 29
1. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng: 29
2. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư XDCB: 30
Chương II: 32
Qúa trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư XDCB thời gian qua. 32
I. KháI quát về quá trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua: 32
1. Đã có bước chuyển đổi cơ bản từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trong đầu tư và xây dựng sang “cơ chế quản lý theo dự án”. 33
2. Việc phân loại theo quy mô và tính chất của các dự án theo hướng tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho các nghành địa phương và cơ sở cùng với việc phân chia các dự án Nhà nước theo 3 loại nguồn vốn: 34
3. Việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng đã đạt được những tiến bộ rất rõ rệt: 35
4. Về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng đã có những tiến bộ đáng kể: 35
5. Về lĩnh vực quản lý chi phí dự án đầu tư – xây dựng : 36
6. Quản lý vốn đầu tư bằng kế hoạch hoá của Nhà nước: 36
II. Đánh giá về kết quả quá trình đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trong quản lý và thực tế hoạt động đầu tư XDCB: 37
A.Trong quản lý đầu tư XDCB: 37
1. Các công trình XDCB đều có dự án đầu tư được duyệt: 37
2. Công tác đầu tư XDCB được kế hoạch hoá dài hạn và ngắn hạn ở cả hai cấp vĩ mô và vi mô và được cân đối nguồn vốn cho từng dự án đầu tư: 38
3. Việc tổ chức quản lý các công trình thuộc các dự án có sự phân chia phù hợp giữa các dự án với điều kiện của chủ đầu tư và hình thức quản lý: 38
4. Đã áp dụng rộng rãI cách đấu thầu thay thế cho cách chỉ định thầu: 39
5. Trình độ chuyên môn và hiệu quả trong quản lý ngày càng được nâng cao: 39
6. tạo ra một môi trường tốt thu hút hàng triệu lao động có công ăn việc làm: 40
B. Đối với việc huy động, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 40
1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 1996 – 2000: 40
2. Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 45
2.1/ Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB (giai đoạn 1996-2000): 45
2.1.2/ Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: 57
1997 59
1998 59
1999 59
2.2/ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 60
Chương III. 65
Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB. 65
I. Một số vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB thời gian qua: 65
A. Những vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng: 65
1. Chưa có bộ luật về quản lý đầu tư xây dựng: 65
2. Những tồn tại trong công tác quy hoạch: 66
3. Trình tự đầu tư xây dựng và thủ tục hành chính trong việc chấp hành trình tự này: 66
4. Hệ thống chuẩn mực áp dụng trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều hạn chế: 68
B. Những tồn tại trong thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB thời gian qua: 69
1. Tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung: 69
2. Tiến độ thực hiện đầu tư và giải ngân vốn đầu tư XDCB còn chậm: 70
3. Cơ cấu đầu tư trong xây dựng cơ bản còn có mặt chưa hợp lý 72
4. Tình trạng vốn chờ dự án, thừa-thiếu vốn giả tạo: 72
5. Lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. 74
6/ Đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2002: 75
6.1/ Những tồn tại: 75
6.2/ Những nguyên nhân: 76
II. Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 78
A. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng thuộc về Nhà nước: 79
1. Các quyết định đầu tư dự án của tất cả các thành phần kinh tế trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ (QHPTKTXH), quy hoạch phát triển ngành (QHPTN) và quy hoạch xây dựng (QHXD) đã được duyệt: 80
2. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các ngành, các cấp; chủ đầu tư, doanh nghiệp trong việc quyết định đầu tư các dự án thuộc quyền quản lý và khai thác sử dụng. Cụ thể là: 80
3. Nghị định mới quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quan trọng trong đầu tư và xây dựng đó là chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu. Cụ thể: 83
4. Chấp hành nghiêm chỉnh trình tự đầu tư - xây dựng, tăng cường quản lý khâu thiết kế dự toán nhằm bảo đảm chất lượng và tiết kiệm chi phí các dự án Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh công tác nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình. Cụ thể: 84
5. Về hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án. 86
6. Về một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng. 86
B. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB: 87
1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư: 87
2. Đề cao trách nhiệm của cá nhân ra quyết định đầu tư : 88
3. Bổ sung, hoàn thiện và quản lý chặt chẽ hệ thống quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá trong đầu tư xây dựng: 88
4. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng: 89
5. Chấn chỉnh, hoàn thiện các khâu để thực hiện rộng rãi cách đấu thầu. 90
C. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư XDCB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 90
1/ Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ: 90
2/ Đổi mới cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư XDCB: 92
3/ Đổi mới có cấu táI sản xuất của vốn đầu tư XDCB: 92
Kết luận 94
tài liệu tham khảo 95
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-doi_moi_co_che_quan_ly_dau_tu_va_xay_dung_nang_cao_hieu_qua.79fWvPsTRQ.swf /tai-lieu/doi-moi-co-che-quan-ly-dau-tu-va-xay-dung-nang-cao-hieu-qua-su-dung-von-dau-tu-xay-dung-co-ban-81275/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Thống kê thành tựu của đất cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Tức tỷ trọng giá trị tăng thêm của các khu vực (Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tuy nhiên đầu tư vào khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp thuỷ lợi và thuỷ sản) vẫn có xu hướng tăng thêm.
Điều này được thể hiện trong biểu sau:
Cơ cấu vốn đầu tư XDCB các ngành kinh tế giai đoạn 1996 -2000.
Đơn vị %
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100
100
100
100
100
NN, TL, LN, TS
10,9
10,2
13
11,7
10,7
Công nghiệp
60,6
61,5
60
61
60
GTVT - TT - BĐ
21,3
21,2
21,5
20
22,7
Khoa học công nghệ
0,6
0,5
0,4
0,5
0,4
Giáo dục và đào tạo
2,7
2,6
2,7
3
3,2
Y tế xã hội
1,7
1,7
1,5
1,7
1,5
Văn hoá thể thảo
2,2
2,3
1,9
2,1
1,1
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ cơ cấu của vốn đầu tư XDCB các ngành kinh tế cho thấy, chiếm tỷ lệ lớn vẫn là vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm 60,6% năm 1996; 61,5% năm 1997; 60% năm 1998; 61% năm 1999 và 60% năm 2000. Nhìn chung công nghiệp vẫn giữ được tỷ trọng đều trong tổng vốn đầu tư, với mức vốn tương đối ổn định mà tỷ trọng giá trị gia tăng tăng dần chứng tỏ đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đã phát huy được hiệu quả tốt.
Giao thông vận tải cũng chiếm tỷ lệ thứ hai trong tổng vốn đầu tư, năm 1996 là 21,3%; năm 1997 là 21,2%; năm 1998 là 21,5%; năm 1999 là 20%; năm 2000 là 22,7%. Trong những năm qua sự phát triển mạnh của hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc Bưu điện cho thấy tỷ lệ vốn trong ngành này cao cũng là phù hợp và cần thiết.
Nước ta là nước nông nghiệp 70 - 80% dân số làm nông nghiệp tuy nhiên hiệu quả ngành này không cao nên tỷ lệ vốn đầu tư vào nông nghiệp cũng thấp hơn so với các ngành khác, chỉ chiếm 10,9% năm 1996; 10,2% năm 1997; 13% năm 1998; 11,9% năm 1999 và 10,7% năm 2000. Sự duy trì tỷ lệ này là hợp lý và cần thiết bởi những người làm nông nghiệp ở nước ta vẫn đang chiếm tỷ lệ cao. Hy vọng trong tương lai tỷ lệ này sẽ giảm bớt và cân bằng với các ngành khác.
Tỷ lệ vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo cũng có xu hướng tăng dần do chính sách của Đảng và Nhà nước chú ý nhiều hơn trong lĩnh vực đào tạo con người, khối lượng vốn đầu tư trong lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh và phát huy được tính hợp lý của nó. Theo đánh giá của tổ chức phát triển liên hiệp quốc UNDP thì chỉ số giáo dục ở nước ta năm 1999 đứng thứ 92/174 nước góp phần nâng chỉ số phát triển con người (HDI) từ vị trí thứ 122/174 nước năm 1995, 113/174 năm 1998 lên 110/174 nước năm 1999, xếp trên nhiều nước trong khu vực như : ấn Độ, Pakistan, Myamar, Bangladesh .
Biểu: Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước theo giá hiện hành phân theo cấp quản lý.
Năm
Tổng số
Trung ương
Địa phương
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
1991
5114,6
100
2705,8
52,9
2408,8
41,7
1992
8687,8
100
4956,3
57
3731,5
43
1993
1855,5
100
12238,5
66
6317
34
1994
20796,3
100
12345,8
59,4
8450,5
40,6
1995
26047,8
100
14144
54,3
11903,8
45,7
1996
35894,4
100
20729,6
57,8
15164,8
42,2
1997
46570,4
100
26127,7
56,1
20442,7
43,9
1998
52536,1
100
27247
51,9
25289,1
48,1
1999
63871,9
100
36912,2
57,8
26959,7
42,2
2000
74700
100
43200
57,8
3150
42,2
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sự quản lý của Nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB của Nhà nước chiếm tỷ lệ cao hơn so với địa phương nhưng với sự chênh lệch không cao. Điều này cho thấy sự phân cấp tương đối hợp lý. Nhà nước chỉ quản lý khối lượng vốn đầu tư trong phạm vi của mình và đối với những công trình mang tính chất quan trọng cấp Nhà nước. Như vậy vừa thể hiện là Nhà nước dân chủ, nhưng cũng không quản lý toàn bộ mà để địa phương quản lý phần vốn đầu tư XDCB ở địa phương mình. Sự phân cấp này làm cho việc sử dụng vốn cũng trở nên thuận lợi hơn, địa phương sẽ sử dụng vốn cho địa phương mình theo từng lĩnh vực mà địa phương thấy cần đầu tư nhiều hơn và giảm bớt những lĩnh vực không hay chưa cần thiết. Đồng thời Nhà nước cũng giảm nhẹ bớt được sự quản lý của mình đối với khối lượng vốn đầu tư XDCB , tránh sự chồng chéo. Nhìn bảng ta thấy trong giai đoạn từ 1991 - 2000 tuỳ từng năm mà sự phân cấp có khác nhau : Có những năm tỷ lệ vốn giữa Trung ương và địa phương chênh lệch khá rõ như năm 1993 tỷ lệ này là 60% đối với Trung ương và 34% đối với địa phương; năm 1994 Trung ương là 59,4% địa phương là 40,6%. Nhưng cũng có những năm tỷ lệ này tương đối đồng đều: năm 1995 Trung ương là 54,3%, địa phương là 45,7%, năm 1998 Trung ương là 51,9 và địa phương là 48,1%. Sự không đồng đều hay đồng đều là do kế hoạch thực hiện đầu tư XDCB của từng năm là khác nhau chứ không hoàn toàn giống nhau.
Cấu thành vốn đầu tư XDCB được thể hiện thông qua biểu sau:
Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phân theo cấu thành (Giá hiện hành).
Năm
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
XDCB khác
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
1991
5114,6
100
3321,1
64,9
1317,2
26,9
416,3
8,2
1992
8687,8
100
5947,8
68,5
1880,3
21,6
859,7
9,9
1993
1855
100
10717,2
57,7
5933,4
32
1904,9
10,3
1994
20796,3
100
12550
60,3
5957,9
28,6
2288,4
11,1
1995
26047,8
100
15352,4
58,9
7523,8
28,9
3171,6
12,2
1996
35894,4
100
19574,6
54,4
11539,3
32,1
4840,5
13,5
1997
46570,4
100
27693,4
59,5
12422,7
26,7
6454,3
13,8
1998
52536,1
100
31236,2
59,5
13555,1
25,8
7744,8
14,7
1999
63871,9
100
36532,9
57,2
1800,8
26
9336,2
16,8
2000
74700
100
41832
56,0
20169
27
12699
17
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Cấu thành vốn đầu tư XDCB bao gồm : Vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết bị và vốn cho XDCB khác. Trong đó vốn xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 50% tổng số vốn đầu tư XDCB và tỷ lệ này cũng thay đổi qua các năm trong giai đoạn 1991 - 2000. Có năm chiếm tới 68,5% như năm 1992, 64,9% năm 1991, càng ngày tỷ lệ này càng giảm bớt và giữ ở mức dưới 60% năm 1997, 1998 là 59,5%; năm 1999 là 57,2% và năm 2000 là 56%.
Vốn cho mua sắm thiết bị có tỷ lệ không biến động mạnh riêng hai năm 1993 và 1996 là 32% và 32,1% còn các năm khác dao động trong 26 - 27%, năm 1992 chỉ chiếm 21%.
Vốn XDCB khác có xu hướng tăng dần lên từ 8,2% năm 1991 lên 9,9% năm 1992, 10,3% năm 1993, 11,1% năm 1994; 12,2% năm 1992; 13,5% năm 1996; 13,8 năm 1997; 14,7% năm 1998; 16,8% năm 1999 và 17% năm 2000.
Nhìn vào cấu thành vốn đầu tư XDCB ta thấy sự chênh lệch khá cao giữa các thành phần vốn, vốn xây lắp chiếm tỷ lệ quá lớn trong khi đó vốn cho mua sắm thiết bị lại chỉ chiếm chưa đến 1/2 số vốn xây lắp. Mà máy móc thiết bị là nhân tố chính, chủ ...