rica17

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
THIẾT BỊ DẠY HỌC là yếu tố rất quan trọng trong quá trình Giáo dục-Đào tạo, đặc biệt trong giáo dục học sinh phổ thông.
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC là làm cho Thiết bị dạy học trở thành công cụ, phương tiện góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội
Trong thời kì đổi mới, Đảng ta đặt Giáo dục đào tạo lên vị trí " Quốc sách hàng đầu". Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), điều 35 ghi rõ:
" Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phất triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tao nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" [25,47].
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được mục tiêu ấy, một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được một nền giáo dục phổ thông tốt. Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiều học(TH), Trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Trong đó giáo dục trung học cơ sở có một vị trí đặc biệt quan trọng. Luật Giáo dục, điều 27 ghi rõ:
"Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hay đi vào cuộc sống lao động"[34,19].
A.THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TBDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1. Thực trạng phân bổ thiết bị theo bộ môn.
Trang thiết bị được trang bị theo 2 mảng: Trang thiết bị dùng chung và trang thiết bị dùng cho chuyên môn.
Mảng thứ nhất: Trang thiết bị dùng chung gồm các loại trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy các môn lý thuyết chung cho nhiều môn hay dạy cho chuyên đề, hội thảo.Trang thiết bị dùng chung gồm có: Tranh ảnh; Mô hình; Thiết bị vạn năng; Thiết bị chuyên dùng; Máy chiếu...
Mảng thứ 2: Trang thiết bị dùng cho chuyên môn: Trang thiết bị cho các tiết thực hành và các phòng thí nghiệm: Bao gồm các loại; Tranh ảnh; Mô hình; Thiết bị vạn năng; Thiết bị chuyên dùng; Các thiết bị công nghệ cao.
Trong đó, thiết bị cho học thực hành và các phòng thí nghiệm chiếm tỷ lệ hơn 90%, đó là yếu tố thuận lợi cho việc thực hành.
2.Thực trạng đầu tư TBDH.
a. Tự đầu tư:
Ưu điểm: Nhìn chung đã chủ động tập trung khai thác các nguồn đầu tư phục vụ cho giảng dạy - học tập. Nhiều thiết bị được đầu tư một cách kịp thời, đúng “điểm nóng” đáp ứng rất thiết thực cho quá trình Dạy - Học, cụ thể như: Đèn chiếu.
Tuy nhiên, do thiết bị cho các tiết dạy thí nghiệm bộ môn khoa học tuy mhiên còn quá nhiều thiếu thốn, nguồn đầu tư hạn hẹp nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay, đạc biệt đầu tư trang thiết bị hiện đại và phòng học thực hành.
Hạn chế: Nguồn vố chủ yếu ngân sách nhà nước cấp hạn chế, mà thông thường cấp vào cuối tháng 12 hàng năm nên sử dụng vốn rất bị động.
3. Thực trạng khai thác sử dụng.
a. Thuận lợi:
Lãnh đạo nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của thiết bị, điều đó được thể hiện trong các quy chế nội bộ. Đó là khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có công khai thác và sử dụng thiết bị có hiệu quả phục vụ cho giảng dạy và học tập. Ngay trong các cuộc hội nghị, hội thảo về các nội dung khác nhau tại trường đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết bị trong dạy học. Đặc biệt nhà trường đã tổ chức chuyên đề “Hội thảo khoa học về thiết bị dạy học” nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Nhiều giáo viên đã sử dụng TBDH vào bài giảng của mình rất thành công, mà đặc biệt trong dạy thực hành thí nghiệm, hơn 80% thiết bị trong dạy thực hành thí nghiệm được khai thác sử dụng cho cả các tiết trên lớp, việc sử dụng thiết bị gần như là hiển nhiên, bởi vậy thực hành thí nghiệm không có thiết bị thì không thể rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tiếp xúc nghề để hướng nghiệp được.
Loại thiết bị được khai thác sử dụng nhiều nhất, triệt để nhất là các loại thiết bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học, các thiết bị vạn năng, những loại này có từ khi thay sách giáo khoa và phù hợp với nội dụng chương trình các môn học rất hạn chế, việc cập nhật các tiến bộ của KHKT&CNTT chưa kịp thời. Việc đầu tư thiết bị lại càng bất cập, nên chủ yếu khai thác, sử dụng các thiết bị vạn năng và mô hình.
b. Những hạn chế:
Ý thức khai thác sử dụng ở mỗi giáo viên là chưa đồng đều, để có một bài giảng tốt trên các TBDH sẽ phải huy động sức lực và trí tuệ mà điều này không phải giáo viên nào cũng dễ dàng hưởng ứng. Đặc biệt đối với thiết bị mới lạ, những thiết bị công nghệ cao thì việc sử dụng thiết bị như là phương tiện, công cụ để đổi mới phương pháp dạy học lại càng khó khăn hơn nhiều.
Đối với học sinh, ý thức, khả năng nhận thức, năng lực thực hành rèn luyện kỹ năng thực hành rất đa dạng, bởi vậy mức độ sử dụng thiết bị rất khác nhau. Mặc dù phong trào giữ tốt dùng bền thường xuyên được chú trọng, nhưng vẫn có một số trường hợp sử dụng thiết bị không đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, thực sự đã có những tai nạn đáng tiếc xẩy ra cho học sinh và giáo viên như : Phòng thí nghiệm không đảm bảo để làm thí nghiệm hóa - lí.
Có những thiết bị công nghệ mới, hiện đại đã được đàu tư nhưng chưa được khai thác hay do kiến thức, trình độ hạn chế nên thiết bị ở dạng này chưa có người khai thác.
Nhiều thiết bị tự chế không sử dụng dược hay không đưa vào sử dụng. thông thường thiết bị loại này ơ các dạng sau: Tự chế chưa đồng bộ, trọn vẹn, hay quá đơn giản, đơn điệu không phù hợp với nội dung, chương trình học tập.
4. Thực trạng bảo quản, sửa chửa.
Lãnh đạo nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong việc giữ gìn và bảo quản thiết bị. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành là phải làm đúng các thao động tác kỹ thuật, tuyệt đối không làm bừa, làm ẩu.
Đa số trang thiết bị đều được bảo quản đều đặn ngay sau mỗi ca triển khai dạy, nổi bật nhất là các môn khoa học tự nhiên… thực hiện các công việc bảo quản, đó là: quét dọn phoi, bụi, lau chùi và tra dầu mỡ…
Cán bộ chuyên trách quản lý công tác TBDH. Nói là phòng chức năng hoạt động về công tác TBDH nhưng phòng có nhiều chức năng khác nhau, trong đó quản lý công tác TBDH ở các trường chỉ duy nhất có 01 người trong phòng, có trường không có chuyên trách mà phải làm kiêm nhiệm. Cán bộ chuyên trách dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BGH để chuyên làm về công tác thiết bị.
Nhận xét:
- Do TBDH đa dạng về chủng loại, lớn về số lượng và nhằm rải rác ở các bộ môn, cho nên việc quản lý TBDH với 1 cán bộ chuyên trách là hết sức vất vã.
- Hệ thống quản lý công tác TBDH chưa được xác lập một cách đầy đủ.
Những điều kiện đảm bảo cho công tác TBDH.
Đối với TBDH, hiệu quả quản lý chẳng những phụ thuộc vào con người mà còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất tại chổ, đó là: Hệ thống nhà đa năng, phòng học bộ môn, phòng học, phòng thí nghiệm, các nội quy, quy định cho việc sử dụng. bảo quản… Tính trên cả huyện cũng chẳng có trường nào đảm bảo. Việc dạy học thí nghiệm còn chồng chéo nhau do điều kiện cơ sở vật chất lại thêm thời khóa biểu không sắp xếp được các tiết thực hành - thí nghiệm tách rời nhau ở mỗi môn, mỗi lớp.
5. Đánh giá quản lý công tác TBDH hiện nay.
a. Xu thế tích cực:
Do tầm quan trọng của TBDH trong giáo dục và đào tạo mà TBDH ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý.
Bộ giáo dục - đào tạo đang có kế hoạch tổ chức hội thảo về TBDH trong thời gian gần đây. Như vậy các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác TBDH.
Hàng năm đã dành kinh phí để mua sắm thiết bị theo chương trình mục tiêu và được xây dựng dưới dạng: “dự án chương trình mục tiêu” Để trình các cấp lãnh đạo duyệt. rõ ràng đây là xu thế tích cực để tăng cường thiết bị hiện đại hàng năm.
b. Những hạn chế:
+ Thiết bị một số quá củ, lạc hậu, độ chính xác không cao. Mặc dù các thiết bị này chỉ dùng để thưc hành các thao tác cơ bản, nhưng do quá đơn giản nên làm việc không ổn định, hỏng hóc trục trặc thường xuyên. Với các thiết bị này do chưa được đầu tư TB thay thế nên bắt buộc phải sử dụng.
+ Thiếu về chủng loại và số lượng. Thậm chí có 1 số đề mục không có TB, mô hình cho học sinh học, trong trường hợp như vậy giáo viên chỉ diễn giải bằng lời nói mà thôi. Ở đây kể cả các thiết bị truyền thông cũng có tình trạng này.
+ Trang thiết bị không đồng đều: Trong cùng 1 môn nhưng TB có đặc tính kỹ thuật khác hẳn nhau. Chương trình dạy học chưa kịp thời điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của khoa học- công nghệ và phù hợp với sự đổi mới của trang TB dạy học. Trong lúc đó, trang TB không đồng đều gây ra nhiều khó khăn cho việc chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học.
+ Tình trạng chất lượng trang TB: 1 số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được, đặc biệt 1 số TB dùng để đo kiểm do chất lượng kém nên không thực hiện được chức năng của TB, Làm cho việc dạy học không phản ánh đúng ý nghĩa.
+ Chế độ báo cáo thống kê hiện nay chưa làm sáng tỏ bức tranh thực tế về thiết bị, chưa vạch ra được vốn đầu tư cơ bản và việc thực hiện đầu tư này. Lượng thông tin báo cáo về TB còn hạn chế và chậm chạp nên việc xử lý thông tin không kịp thời và thiếu chính xác.
+ Công tác kế hoạch hóa TB trên cơ sở bảng ghi thiết bị theo biểu kiểm kê hàng năm để bổ sung và thay đổi do hỏng hóc phải thanh lý… Và kế hoạch theo kiểu “Nóng tay nắm lổ tai” nên việc đầu tư, bổ sung hàng năm thiếu tính hệ thống.
(Công tác kế hoạch hóa phải gắn với quy mô, lưu lượng và sự phù hợp với nội dung chương trình).
+ Về kiểm kê đánh giá khấu hao tài sản hàng năm vẫn được làm trên giấy tờ nhưng xử lý thông tin sau kiểm kê thì chưa hề có.
+ Việc sửa chữa và đổi mới kịp thời các trang thiết bị là để tạo ra sự hoạt động bình thường trong nhà trường. Bởi vậy, cần đưa ra định mức tiêu chuẩn và những nguyên tắc phân phối tiền cho sửa chữa cơ bản và sửa chữa thường xuyên và phải tính đến nguồn vật chất cần thiết cho mục đích này.
cần lập được những định mức thời hạn sử dụng của TB, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc sử dụng trang TB.
+ Thực tiễn chỉ ra rằng: Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu của đội ngũ quản lý còn hạn chế. Sự tường an về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý TBDH còn quá ít ỏi. Thực sự rất ít cán bộ, giáo viên xác định rằng: TBDH là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành công chương trình GD-ĐT, rằng chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học.
+ Chế độ bồi dưỡng khen thưởng về quản lý công tác TBDH còn quán hạn chế.
+ Các cấp quản lý đã có quan tâm đến công tác TBDH. Tuy nhiên do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động của công tác quản lý TBDH vẫn chưa có sự gắn kết một cách hiệu quả trong quá trình dạy học, TBDH chưa thực sự gắn kết vơí nội dung, chương trình. TBDH chưa có sự gắn kết giữa hiện tại và tương lai, giữa nhà trường và thực tế sản xuất ngoài xã hội, giữa công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến hiện đại. Thực sự mà nói chính mô hình quản lý hiện nay cuả các trường trên địa bàn cũng góp phần nên sự thiếu gắn kết này, chưa phát huy được sức mạnh đoàn kết thống nhất trong hoạt động công tác TBDH.
c. Nguyện nhân của những hạn chế.
Các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức công tác TBDH. Chưa thấy hết vị trí, vai trò của thiết bị trong quá trình dạy học.
Ở tầm vĩ mo chưa có chiến lược hữu hiệu về TBDH. Hầu hết các trường trong đều xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhanh, nhưng đầu tư cho TBDH, một công cụ trợ giảng đắc lực thì còn rất hạn chế. Công tác thiết bị chưa được xem xét một cách hệ thống và có căn cứ khoa học (ngay cả một dự án lớn thì TBDH cũng được chỉ đạo làm độc lập với việc xây dựng nội dung, chương trình môn học).
Việc cung cấp thiết bị thiếu định hướng, chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực của hoạt động dạy học.
Mạng lưới công tác thiết bị chưa được coi trọng, chính vì vậy mà việc tổ chức, chỉ đạo CTTB ở các cấp còn mờ nhạt, một số trường có TBDH nhiều nhưng chưa có cán bộ bán chuyên trách.
Đầu tư tài chính cho thiết bị còn hạn chế, chi phí cho thiết bị so với tổng chi phí trong toàn trường hàng năm là thấp (khoảng 5%).
Chỉ đạo đầu tư chưa đồng bộ, chưa lường hết các liên quan ràng buộc kéo theo: Có thiết bị này thì phải có TB khác bổ trợ, phòng ốc, nhà đa năng, phòng bộ môn... Việc cải tiến nội dung, chương trình chưa gắn với đổi mới, thiết bị tiên tiến, có thiết bị rồi nhưng chưa biết sử dụng và lại càng ngại sử dụng. Ngoài ra một ảnh hưởng không kém phần quan trọng đó là nhiều giáo viên phải dạy 2 ca không có thời gian cho việc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.
B. CÁC GIẢI PHÁ CHỦ YẾU VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CẤP THCS.
● Đặt vấn đề:
Nếu nội dung quản lý TBDH có nhiều mức độ khác nhau (Rộng, hẹp, nông, sâu...) thì các giải pháp tương ứng với các nội dung đó cũng có những cấp độ khác nhau.
- Giải pháp quản lý vĩ mô: Tầm chiến lược (Thường được dùng cho các kế hoạch chiến lược của quốc gia, bộ, ngành,...)
- Giải pháp quản lý vĩ mô: Mọi chiến thuật (Thường được dùng cho các cấp quản lý cơ sở)
- hay các loại giải pháp: + Giải pháp bên trong, giải pháp bên ngoài
+ Giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài
+ Giải pháp chi tiết.
Tuy nhiên, giải pháp “Chiến lược” hay “Chiến thuật”, giải pháp “Bên trong” hay “Bên ngoài”, giải pháp “Trước mắt” hay “Lâu dài”. Thực ra chỉ là khái niệm với nghĩa tương đối. Mỗi đơn vị quản lý, cụ thể như nhà trường: Là một hệ thống con, cũng có thể có kế hoạch và giải pháp chiến lược của mình. Điều quan trọng nhất là các giải pháp bất cứ ở cấp độ nào, thì mục đích cũng phải thống nhất với nhau. Tuyệt đối không để “Chiến lược” đi một đằng “Chiến thuật” đi một nẻo-Một điều tối kị trong quản lý.
● Các giải pháp đổi mới quản lý
1. Giải pháp tăng cường quản lý hành chính, chuyên môn
a. Hệ thống hóa toàn bộ bằng văn bản, nghị quyết, chỉ thị, Thông tư về CSVC và TBDH của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các bộ ngành có liên quan thành một tài liệu tổng hợp bao gồm các văn bản về chủ trương đường lối, chính sách, sự chỉ đạo cụ thể về lĩnh vực này. Giải pháp này nhằm làm cho cán bộ, giáo viên trong toàn trường tiếp cận một cách thuận lợi, có hệ tống các văn bản về CSVC, TBDH làm cho mọi hoạt động trong lĩnh vực này đi dần vào nề nếp và luôn luôn gắn với đường lối, nghị quyết của Đảng.
b. Tăng cường tính pháp lý đối với công tác TBDH, ban hành các văn bản, quy định về chuyên môn, về quản lý đối với TBDH. Đó là các văn bản về khai thác sử dụng, bảo quản TBDH, làm sao quản lý CSVC, TBDH được coi là công tác vừa có tính hành chính, vừa có tính chuyên môn.
Khi chưa thiết lập được những nền nếp, thói quen và những hành động định hướng cao về việc sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường thì pháp chế có vai trò rất quan trọng, đó là những quy chế, quy định hành chính về chuyên môn bắt buộc mọi người phải thực hiện.
Trong các văn bản luật và dưới luật về giáo dục cần có các điều khản quy định trách nhiệm bắt buộc người cán bộ quản lý phải chăm lo thực hiện tốt công tác TBDH, người giáo viên phải thường xuyên sử dụng TBDH trong các giờ học, phải thường xuyên chú ý đến công tác bảo dưỡng, bảo quản để duy trì tình trạng sẵn sàng phục vụ dạy học của TBDH. Quy chế về sử dụng TBDH chỉ có hiệu lực thực sự khi tình trạng về thiết bị cùng với điều kiện bảo quản sử dụng chúng được thiết lập.
Rõ ràng các văn bản pháp lý, các quy chế nội bộ có vai trò to lớn trong việc xây dựng nền nếp, đảm bảo cho hiệu quả mọi công việc, đặc biệt là đối với công tác TBDH.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: giải pháp quản lý cơ sở vật chất nhằm nâng cao ý thức , trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong việc sử dụng các trang thiết bị, quy định khấu hao đồ dùng thiết bị dạy học trường tiểu học, thực trạng công tác quản lý tài sản, thiết bị tại trường thcs, Trường thcs báo cáo.Việc đầu tư mua sắm, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cấp thcs, một sồ biện pháp quản lý thiết bị truong thcs, Một số giải pháp trong công tác quản lý của Ban giám hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường THCS, việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học, công tác quản lý thiết bị dạy học thcs violet, tiểu luận một số giải pháp quản lý thiết bị- đồ dùng dạy học ở trường tiểu học, thiết bị dạy học ở các trường, đổi mới công tác thiết bị , thí nghiệm trong trường trung học, Định hướng đổi mới công tác thiết bị, thí nghiệm theo xu hướng hiện đại, Công tác quản lí, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học trong trường THCS, Một số giải pháp thực hiện hiệu quả sử dụng TBDH trong giảng dạy tại trường THCS, giải pháp quản lý dạy học cấp thcs violet, tầm quan trọng của thiết bị trong quá trình dạy học, trinh bay thuc trang cong tac quan lý co so vat chat, thiet bi va cong nghe trong day học giao hoc sinh tai truong thcs. Tu do de ra giai phap nang cao chat luong cong tac quan tri CSVC, thiet bi, cong nghe thong tin..., quyết định Về việc phân bổ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường, thực trang quản lý thiết bị dạy học ở trường tiểu học violet, THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS, giải pháp công tác quản lý thiết bị dạy học, bài giảng những vấn đề cơ bản về công tác thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông, bài giảng và tài liệu về công tác quản lý phương tiện, thiết bị dạy học
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng GTCC Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian sản xuất trong sản phẩm gốm Bát Tràng Luận văn Kinh tế 2
K Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Luận văn Kinh tế 1
D Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu Luận văn Kinh tế 0
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
V Phương hướng tiếp tục đổi mới công tác KHH ở nước ta trong thời gia tới Kiến trúc, xây dựng 0
B Những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ ở Công ty cổ phần dệt 10/10 Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top