Download miễn phí Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Asean đến 2010
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1
I. Cơ sở lý thuyết của xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1
1. Các lý thuyết chính về trao đổi thương mại quốc tế 1
1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith 1
1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo 2
1.3Lý thuyết của Hecksher – Ohlin ( Lý thuyết H/O hay Mô hình H/O) về mối quan hệ giữa các yếu tố sẵn có và chuyên môn hoá quốc tế 3
2. Các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất khẩu 6
2.1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 6
2.2 Chiến lược thay thế nhập khẩu (IS- Import Substitution) 7
2.3 Chiến lược hướng về xuất khẩu (EP- Export Promotion) 9
II. Vai trò của xúc tiến thương mại đối với thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 11
1.Khái niệm về xúc tiến thương mại (XTTM) và một số vấn đề liên quan 11
1.1 Xúc tiến thương mại (XTTM) 11
1.1.1 Xúc tiến thương mại là gì? 11
1.1.2 Hoạt động XTTM 11
1.1.3 Xúc tiến xuất khẩu 12
1.2 Phát triển thương mại 12
2. Vai trò của xúc tiến thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 13
2.1 XTTM là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường 13
2.2 XTTM với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá 14
2.3 XTTM là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới 15
III. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA 16
1.Tổng quan về AFTA 16
2. Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) 17
3. Cơ chế trao đổi nhượng bộ của kế hoạch CEPT 18
4.Hợp tác trong lĩnh vực hải quan 20
5.Tiến trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam 20
(1)Xây dựng chương trình cắt giảm thuế quan 21
6. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập 23
(1)Cơ hội của Việt Nam 23
(2)Thách thức đặt ra 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN THỜI GIAN QUA 26
I.Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN thời gian qua 26
1. Quy mô và tốc độ xuất khẩu hàng hoá 26
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang ASEAN 26
2. Các mặt hàng xuất khẩu cuả Việt Nam trên thị trường ASEAN 29
(1) Myanma 32
(2) Brunây 34
(3) Lào 34
(4) Thái Lan 34
(5) Malaysia 35
(6) Singapore 36
(7) Philippin 37
(8) Indonesia 37
(9) Campuchia 38
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-11-mot_so_giai_phap_nham_doi_moi_va_hoan_thien_cong_tac_xuc_tie.apCnm0zSgj.swf /tai-lieu/mot-so-giai-phap-nham-doi-moi-va-hoan-thien-cong-tac-xuc-tien-thuong-mai-nham-thuc-day-xuat-khau-hang-hoa-viet-nam-sang-79648/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Hàng công nghiệp nhẹ: chủ yếu là hàng dệt may của Việt Nam đã tăng, năm 1997 đạt 2,44 triệu USD tăng 60% so với năm 1996 là 1,52 triệu USD; năm 1998: 0,98 triệu USD; năm 1999:1,78 triệu USD; năm 2000:3,8 triệu USD; năm 2001:4,2 triệu USD.
Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản:
Than đá đạt giá trị xuất khẩu 1,13 triệu USD năm 1996; 1997:2,32 triệu USD; 1998:2,20 triệu USD; năm 1999:11,30 triệu USD; 2000:13,3 triệu USD; 2001:16,96 triệu USD và 2002:10,99 triệu USD.
Dầu thô từ năm 1998 đã trở thành mặt hàng xuất kim ngạch lớn trong thương mại với Thái Lan: 1998 đạt 10,27 triệu USD; năm 1999: 44,76 triệu USD; năm 2000:73 triệu USD; năm 2001: 38,8 triệu USD; năm 2002:55,21 triệu USD.
Về cơ cấu hàng NK thì nhóm máy móc thiết bị : ôtô, xe máy chiếm phần lớn, điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng chiếm kim ngạch lớn, chủ yếu là phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu...chủ yếu là những hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu. Nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất nhập khẩu từ Thái Lan thì xăng dầu có kim ngạch lớn nhất.
(5) Malaysia
Các mặt hàng XK của ta vào thị trường này chủ yếu là nông, lâm, hải sản sơ chế. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của ta còn hạn chế do chất lượng không đồng đều, bao bì kém hấp dẫn, không đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, uy tín bạn hàng thấp, giá cước vận tải cao, tiếp thị kém. Một phần do người Hồi giáo ở Malaysia đã quen dùng hàng Châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc.
Hiện nay các mạt hàng XK của ta vào thị trường này chủ yếu là nguyên liệu thô và nông lâm hải sản sơ chế. Tuy nhiên hàng của ta có hạn chế là do kỹ thuật sơ chế chưa tốt nên phẩm chất không được đồng đều và do vậy còn nhiều hạn chế trong tiếp cận và duy trì thị phần. Gạo là mặt hàng XK có kim ngạch lớn thứ hai sang thị trường này sau dầu thô.( bổ sung..)
(6) Singapore
Thị trường Singapore có dung lượng lớn, mặt hàng đa dạng từ hàng công nghệ kỹ thuật cao đến nguyên liệu nông lâm khoáng sản thô, thủ công mỹ nghệ...đều có thể kinh doanh cho nhiều mục đích khác nhau như chế biến tại chỗ, tái xuất, chuyển khẩu. Singapore luôn là bạn hàng đứng thứ nhất, nhì của Việt Nam cùng với Nhật Bản. Kim ngạch buôn bán hai nước hàng năm có tăng giảm đôi chút nhưng đánh giá chung vẫn theo xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ phần thương mại với Singapore chỉ chiếm khoảng 0,5% trong tổng kim ngạch buôn bán của Singapore với thế giới.
Hàng Việt Nam xuất sang Singapore chủ yếu là nguyên phụ liệu để sản xuất hay hàng để tái chế (chiếm khoảng 1/3 kim ngạch hàng năm) còn phục vụ tiêu dùng không đáng kể. Một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Lạc nhân: lượng tiêu thụ nội địa không nhiều, chủ yếu tái xuất sang Indonesia, Philippin, Malaysia. Trong những năm 80 và đầu những năm 90, sản lượng lạc của ta nhiều và chất lượng tốt, ổn định, giá cạnh tranh nên lượng lạc tiêu thụ tại GSP (cảng Singapore?) hàng năm khoảng 30 000 tấn, giá trung bình 600-700USD/tấn C&F, thời điểm cao nhất là 850USD/tấn. Nhưng 3 năm qua lượng lạc của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm đáng kể do nhu cầu khu vực và do chất lượng lạc của ta không đồng đều,độ ẩm cao, hay bị mốc trên đường vận chuyển, làm phát sinh chất Aflatoxin-tác nhân gây ưng thư nên các công ty không dám mua vì nếu lượng Aflatoxin vượt quá 5 tỷ phần thì hàng không được nhập vào SGP, nếu đã nhập thì sẽ bị tịch thu tiêu huỷ.
Ngoài ra còn có các mặt hàng khác nưă như: Cao su, Thịt, hải sản và rau quả, Quần áo, giầy dép, Thủ công mỹ nghệ...
(7) Philippin
Việt Nam nhập khẩu từ Philippin chủ yếu là phân bón (chiếm hơn 50% kim ngạch nhập khẩu), ngoài ra là các sản phẩm như khoáng chất, khí hoá lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng, phụ tùng ôtô, thuốc lá nguyên liệu, sơn các loại, kẹo cao su.
Việt Nam xuất sang Philippin chủ yếu linh kiện điện tử (năm 2000 XK 33 triệu USD; 2001:213, 2002:231) và nông sản đứng đầu là gạo, lạc nhân, cà phê, hạt tiêu, tỏi khô, cao su; ngoài ra còn có nguyên liệu, phụ liệu, cấu kiện kim loại, than đá, tinh bột sẵn, đồ thuỷ tinh, cát trắng, dây điện và cáp điện...
(8) Indonesia
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang Indonesia
Lạc nhân: khả năng thị trường có thể tiêu thụ được 80 000 tấn/năm. Năm 1999 xuất được 6 822 tấn; năm 2000:14 651 tấn; năm 2001:15 877 tấn. Tuy nhiên để cạnh tranh được với các nguồn hàng cung cấp khác, ta phải chú ý đảm bảo chất lượng đồng đều, hạ giá thành, rút ngắn thời gian bảo quản và vận chuyển để tránh ẩm mốc, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
Rau quả tươi và chế biến: Tuy là nước xuất khẩu nhưng Indonesia vẫn có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hành tây, tỏi.
Giày dép:
Gạo: mặc dù có khó khăn trong bán gạo sang thị trường này song về lâu dài Việt Nam vẫn coi Indonesia là thị trường quan trọng của mặt hàng này. Muốn vậy ta phải có chính sách mềm dẻo hơn như áp dụng cách bán trả chậm theo các Hiệp định Chính phủ và tận dụng bán thoả thuận đổi hàng đã ký với bạn để tiêu thụ gạo.
Cà phê: Indonesia là nước xuất khẩu cà phê nhưng do thời vụ chêch nhau nên hàng năm ta có thể bán sang thị trường này từ 1000-2000 tấn cà phê arabica và robusta.
Dầu thô: lượng dầu thô sang thị trường này tăng trong vài năm trở lại đây.
Ngoài ra ta cũng có thể XK sắn lát sang thị trường này để tái xuất sang EU vì Indonesia có quota lớn vào EU nhưng không đủ sắn để xuất.
(9) Campuchia
Lượng hàng hoá VN xuất khẩu sang thị trường Campuchia đến 2003 tăng khoảng 50%. Hiện có gần 100 loại hàng của Việt Nam chiếm 80% thị phần, đặc biệt là hàng nhựa VN không những chiếm lĩnh thị trường Campuchia mà còn vươn sang cả Thái Lan. Hiện hàng VN đã được người tiêu dùng Campuchia tín nhiệm do có chất lượng, mẫu mã tương đương với hàng Thái nhưng giá lại thấp hơn 10-20%.
3. Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang ASEAN trong thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận về giá trị kim ngạch, tốc độ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2003 là năm thứ bảy Việt Nam tham gia thực hiện CEPT/AFTA, tuy đã đi được hai phần ba chặng đường nhưng thời gian còn lại mới thực sự quyết định liệu Việt Nam có đến đích một cách thành công hay không. Có thể tổng kết xuất khẩu hàng hoá Việt Nam với thị trường ASEAN trong thời gian qua bằng các điểm chính như sau:
Mặt được:
+ASEAN là bạn hàng lớn của Việt Nam, điều này thể hiện ở giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN ngày càng tăng, tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lớn. Điều này chứng tỏ chính sách và đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước V...