Chia sẻ cho các bạn luận văn
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu 10
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp mới của đề tài 10
7. Cấu trúc của luận văn 11
Chương 1. LÂU ĐÀI VÀ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN HAI TRONG SỐ CÁC TÁC PHẨM ĐẶC SẮC CỦA “CHỦ NGHĨA HUYỀN THOẠI” THẾ KỈ XX 12
1.1. Mấy nét về huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỉ XX 12
1.1.1. Khái niệm huyền thoại 12
1.1.2. Vấn đề thi pháp huyền thoại 15
1.1.3. Mấy nét về thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỉ XX 20
1.2. Franz Kafka và tiểu thuyết Lâu đài 24
1.2.1. Franz Kafka - mấy nét tiểu sử 24
1.2.2. Khái lược về sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka 26
1.2.3. Tiểu thuyết Lâu đài 28
1.3. Gabriel Garcia Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn 31
1.3.1. Cuộc đời Gabriel Garcia Marquez 31
1.3.2. Khái lược về sự nghiệp sáng tác của Gabriel Garcia Marquez 34
1.3.3. Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn 36
Chương 2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA LÂU ĐÀI VÀ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN 39
2.1. Những điểm tương đồng trong cảm nhận về hiện thực 39
2.2.1. Tương đồng trong cảm quan về thế giới 39
2.2.2. Những tương đồng trong cảm quan về kiếp người 42
2.2.3. Những tương đồng trong quan niệm về bản chất của kiếp người 45
2.2. Những tương đồng trong thể hiện trong cốt truyện, tình huống, chi tiết 48
2.2.1. Tương đồng trong xây dựng cốt truyện 48
2.2.2.Tương đồng trong xây dựng tình huống 51
2.2.3. Tương đồng trong sự mô tả chi tiết 54
2.3. Những tương đồng trong việc miêu tả nhân vật, không gian, thời gian 58
2.3.1. Những tương đồng trong miêu tả nhân vật 58
2.3.2. Những tương đồng trong việc miêu tả không gian 61
2.3.3. Những tương đồng trong miêu tả thời gian 67
Chương 3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA LÂU ĐÀI VÀ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN 71
3.1. Những điểm khác biệt trong cảm quan về hiện thực 71
3.1.1. Khác biệt trong cảm quan về thế giới 71
3.1.2. Khác biệt trong cảm quan về kiếp người 76
3.1.3. Khác biệt trong quan niệm về bản chất của con người 78
3.2. Những điểm khác biệt trong cốt truyện, tình huống, chi tiết 81
3.2.1. Những khác biệt trong xây dựng cốt truyện 81
3.2.2. Những khác biệt trong miêu tả tình huống 85
3.2.3. Những khác biệt trong miêu tả chi tiết 87
3.3. Những khác biệt trong miêu tả nhân vật, không gian, thời gian 91
3.3.1. Những khác biệt trong miêu tả nhân vật 91
3.3.2. Những khác biệt trong miêu tả không gian 94
3.3.3. Những khác biệt trong miêu tả thời gian 98
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Thi pháp huyền thoại được rất nhiều nhà tiểu thuyết thế kỉ XX sử dụng. Sự có mặt của cách này vừa cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới, vừa có sự lạ hóa để thu hút người đọc. Các nhà văn đã tìm đến các motif huyền thoại như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để giúp cho người đọc những cách tiếp cận hiện thực một cách sinh động và mới mẻ. Theo đó, người đọc nhận ra tính chất đa chiều, đa diện của bản chất cuộc sống. Trong nhiều tác phẩm, huyền thoại có khả năng tạo ra những hình tượng mang tính ẩn dụ cao, và đến lượt mình, các hình tượng ẩn dụ ấy tồn hiện như một ký hiệu nghệ thuật đa nghĩa giàu chất tượng trưng. Điểm đặc biệt là khi đi vào tác phẩm, các huyền thoại không còn mang nghĩa nguyên thủy mà đã được cải biến, thậm chí đảo ngược lại với truyền thống để mang chứa những hàm lượng mới. Với tư cách là một cách nghệ thuật biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực, việc đưa những yếu tố huyền thoại tái hiện thế giới thực tại, lấy cái biến ảo để nói cái hiện tồn, lấy cái phi lý nói cái hữu lý, lấy cái logic của tinh thần để thấy cái vận động cuộc sống một cách hiệu quả đã đem đến cho nhiều tác phẩm một các tiếp cận và khai phá hiện thực đặc sắc, táo bạo và hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu thi pháp huyền thoại trong văn học, một mặt, tìm hiểu trong tính chiều sâu những cảm nhận của tác giả về thế giới, một mặt, chỉ ra những khả năng mà chủ nghĩa huyền thoại mở ra cho tiểu thuyết hiện đại.
2. Franz kafka và Gabriel Garcia Marquez thuộc số nhà văn bậc thầy của nền văn học thế giới, các tác phẩm của họ không còn xa lạ với công chúng bạn đọc Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về F.Kafka cũng như G.G.Marquez vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thỏa đáng, đặc biệt chưa ai đặt vấn đề nghiên cứu họ trong cái nhìn so sánh dựa trên việc khả sát hai tác phẩm tiêu biểu là Lâu đài và Trăm năm cô đơn. Nghiên cứu so sánh thi pháp huyền thoại của F.Kafka và G.G.Marquez qua hai tác phẩm này là cần thiết, góp phần khám phá sâu hơn vào thế giới nghệ thuật độc đáo, cũng như tầm vóc to lớn của hai nhà văn vĩ đại này; đồng thời, với việc chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong hai tác phẩm, sẽ phần nào nhìn thấy sự vận động, mang tính quy luật của thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết thế hiện đại. Trên cơ sở đó, có thể nhìn nghiêng về những biểu hiện của huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam những năm gần đây.
3. Mặc dù huyền thoại đã trở thành một kiểu sáng tác chủ lưu trong văn xuôi hiện đại, kể cả ở Việt Nam, và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thi pháp huyền thoại, song, ở nước ta, việc nghiên cứu những biểu hiện này vẫn còn đang có biểu hiện manh mún. Nghiên cứu thi pháp huyền thoại là một cách bổ sung cho những quan niệm về huyền thoại ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
F.Kafka và G.G.Marquez là những nhà văn lớn của văn chương nhân loại. Vì vậy, những sáng tác của họ đã và đang được nghiên cứu rất nhiều trên mọi phương diện. Ở đây, chúng tui chỉ điểm lại một vài công trình liên quan đến vấn đề của luận văn mà chúng tui có dịp tham khảo.
2.1. Đại biểu cho chủ nghĩa hiện đại, Franz Kafka với cách viết riêng của mình, cũng tập trung thu hút khối lượng lớn các nhà nghiên cứu. Đã có hơn năm nghìn công trình viết về Franz Kafka - đó chính là sự thống kê chỉ dựa trên các nhan đề nghiên cứa của Yvegili vào năm 1981. Chính sự quy tụ đa dạng các lối viết và nhiều hệ tư tưởng mà Franz Kafka luôn được nhiều nhà văn xem là ông tổ của trường phái mình. Năm 1939 là mốc đánh dấu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Franz Kafka ở Phương Tây, Michel Remon đã viết: “Thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” [74;65]. cách nghệ thuật cũng như nội dung phản ánh của Franz Kafka lúc này thực sự đã rời bỏ biên giới của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX để tạo nên tính phổ biến kỳ diệu.
Viết về nghệ thuật là công trình khoa học với đối tượng chuyên biệt là nghệ thuật, là văn học, đã có nhiều nhận định thoả đáng về Franz Kafka. Becton Brecht, tác giả của công trình ấy, đã có những nhận xét về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka và cho rằng chỉ có tầm tư duy nhất định mới thẩm thấu được ẩn ý cũng như khả năng tiên tri của Franz Kafka: “Những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy mà thôi”. Cũng bàn về nghệ thuật tiểu thuyết, tập tiểu luận Thời đại nghi ngờ, tác giả Nathalie Saraute cũng bày tỏ quan niệm công nhận khả năng tiên tri của Franz Kafka và khẳng định sự thất thế của phương pháp hiện thực cũ. Ông cũng tuyên truyền các nhà văn cũng phải đi khai thác: “Những miền chưa khám phá” theo gót của Franz Kafka .
Tại Lipbice, Tiệp Khắc trước đây, đã từng diễn ra hội nghị Quốc tế về Franz Kafka. Ở đây, R.Graudy đã kiên quyết bảo vệ ý kiến cho rằng Franz Kafka chính là thay mặt tiêu biểu của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Trong tác phẩm Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Graudy khẳng định Franz Kafka đã xây dựng được một thế giới riêng, mà những vật liệu của thế giới đó được tổ chức theo một quy luật khác. Ngoài ra, Graudy còn phát hiện hình thức sáng tạo huyền ảo và chức năng dự báo ở những sáng tác của Franz Kafka .
Trong tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội, Milan Kundera đã trình bày những nhận định mới mẻ về các đặc trưng phản ánh nghệ thuật của Kafka: ''Họ đã chống lại nghĩa vụ phải gây cho người đọc ảo ảnh về cái có thật: cái nghĩa vụ đã toàn quyền thống trị suốt hiệp hai của tiểu thuyết” [33;250]. Cũng ở đây, Milan Kundera còn đưa ra một vài luận kiến và luận chứng để so sánh giữa những sáng tác của Balzac, của các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XIX với F.Kafka, qua đó nhấn mạnh thêm sự cách tân mạnh mẽ của F.Kafka.
A.Camus - nhà văn, đại biểu của trường phái triết học hiện sinh chủ nghĩa, đã từng coi Dostoevski cùng với Kafka là những thần tượng của mình. Trong tập tiểu luận Hy vọng và phi lý trong tác phẩm Franz Kafka, ông đã thừa nhận tài năng, trực giác sắc bén của Kafka. Ông khẳng định: “Toàn bộ nghệ thuật của Kafka tập trung ở chỗ buộc độc giả phải đọc lại”.
Các tác gia nghiên cứu từ Fuxik, Milena Jedenka, B.Rechk... đến các tờ báo hay những nhà văn hậu thế... đều luôn coi những sáng tác của Kafka là cánh cửa mở ra chiều sâu vô tận của nghệ thuật phản ánh...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu 10
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp mới của đề tài 10
7. Cấu trúc của luận văn 11
Chương 1. LÂU ĐÀI VÀ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN HAI TRONG SỐ CÁC TÁC PHẨM ĐẶC SẮC CỦA “CHỦ NGHĨA HUYỀN THOẠI” THẾ KỈ XX 12
1.1. Mấy nét về huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỉ XX 12
1.1.1. Khái niệm huyền thoại 12
1.1.2. Vấn đề thi pháp huyền thoại 15
1.1.3. Mấy nét về thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỉ XX 20
1.2. Franz Kafka và tiểu thuyết Lâu đài 24
1.2.1. Franz Kafka - mấy nét tiểu sử 24
1.2.2. Khái lược về sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka 26
1.2.3. Tiểu thuyết Lâu đài 28
1.3. Gabriel Garcia Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn 31
1.3.1. Cuộc đời Gabriel Garcia Marquez 31
1.3.2. Khái lược về sự nghiệp sáng tác của Gabriel Garcia Marquez 34
1.3.3. Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn 36
Chương 2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA LÂU ĐÀI VÀ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN 39
2.1. Những điểm tương đồng trong cảm nhận về hiện thực 39
2.2.1. Tương đồng trong cảm quan về thế giới 39
2.2.2. Những tương đồng trong cảm quan về kiếp người 42
2.2.3. Những tương đồng trong quan niệm về bản chất của kiếp người 45
2.2. Những tương đồng trong thể hiện trong cốt truyện, tình huống, chi tiết 48
2.2.1. Tương đồng trong xây dựng cốt truyện 48
2.2.2.Tương đồng trong xây dựng tình huống 51
2.2.3. Tương đồng trong sự mô tả chi tiết 54
2.3. Những tương đồng trong việc miêu tả nhân vật, không gian, thời gian 58
2.3.1. Những tương đồng trong miêu tả nhân vật 58
2.3.2. Những tương đồng trong việc miêu tả không gian 61
2.3.3. Những tương đồng trong miêu tả thời gian 67
Chương 3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA LÂU ĐÀI VÀ TRĂM NĂM CÔ ĐƠN 71
3.1. Những điểm khác biệt trong cảm quan về hiện thực 71
3.1.1. Khác biệt trong cảm quan về thế giới 71
3.1.2. Khác biệt trong cảm quan về kiếp người 76
3.1.3. Khác biệt trong quan niệm về bản chất của con người 78
3.2. Những điểm khác biệt trong cốt truyện, tình huống, chi tiết 81
3.2.1. Những khác biệt trong xây dựng cốt truyện 81
3.2.2. Những khác biệt trong miêu tả tình huống 85
3.2.3. Những khác biệt trong miêu tả chi tiết 87
3.3. Những khác biệt trong miêu tả nhân vật, không gian, thời gian 91
3.3.1. Những khác biệt trong miêu tả nhân vật 91
3.3.2. Những khác biệt trong miêu tả không gian 94
3.3.3. Những khác biệt trong miêu tả thời gian 98
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Thi pháp huyền thoại được rất nhiều nhà tiểu thuyết thế kỉ XX sử dụng. Sự có mặt của cách này vừa cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới, vừa có sự lạ hóa để thu hút người đọc. Các nhà văn đã tìm đến các motif huyền thoại như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để giúp cho người đọc những cách tiếp cận hiện thực một cách sinh động và mới mẻ. Theo đó, người đọc nhận ra tính chất đa chiều, đa diện của bản chất cuộc sống. Trong nhiều tác phẩm, huyền thoại có khả năng tạo ra những hình tượng mang tính ẩn dụ cao, và đến lượt mình, các hình tượng ẩn dụ ấy tồn hiện như một ký hiệu nghệ thuật đa nghĩa giàu chất tượng trưng. Điểm đặc biệt là khi đi vào tác phẩm, các huyền thoại không còn mang nghĩa nguyên thủy mà đã được cải biến, thậm chí đảo ngược lại với truyền thống để mang chứa những hàm lượng mới. Với tư cách là một cách nghệ thuật biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực, việc đưa những yếu tố huyền thoại tái hiện thế giới thực tại, lấy cái biến ảo để nói cái hiện tồn, lấy cái phi lý nói cái hữu lý, lấy cái logic của tinh thần để thấy cái vận động cuộc sống một cách hiệu quả đã đem đến cho nhiều tác phẩm một các tiếp cận và khai phá hiện thực đặc sắc, táo bạo và hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu thi pháp huyền thoại trong văn học, một mặt, tìm hiểu trong tính chiều sâu những cảm nhận của tác giả về thế giới, một mặt, chỉ ra những khả năng mà chủ nghĩa huyền thoại mở ra cho tiểu thuyết hiện đại.
2. Franz kafka và Gabriel Garcia Marquez thuộc số nhà văn bậc thầy của nền văn học thế giới, các tác phẩm của họ không còn xa lạ với công chúng bạn đọc Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về F.Kafka cũng như G.G.Marquez vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thỏa đáng, đặc biệt chưa ai đặt vấn đề nghiên cứu họ trong cái nhìn so sánh dựa trên việc khả sát hai tác phẩm tiêu biểu là Lâu đài và Trăm năm cô đơn. Nghiên cứu so sánh thi pháp huyền thoại của F.Kafka và G.G.Marquez qua hai tác phẩm này là cần thiết, góp phần khám phá sâu hơn vào thế giới nghệ thuật độc đáo, cũng như tầm vóc to lớn của hai nhà văn vĩ đại này; đồng thời, với việc chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong hai tác phẩm, sẽ phần nào nhìn thấy sự vận động, mang tính quy luật của thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết thế hiện đại. Trên cơ sở đó, có thể nhìn nghiêng về những biểu hiện của huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam những năm gần đây.
3. Mặc dù huyền thoại đã trở thành một kiểu sáng tác chủ lưu trong văn xuôi hiện đại, kể cả ở Việt Nam, và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thi pháp huyền thoại, song, ở nước ta, việc nghiên cứu những biểu hiện này vẫn còn đang có biểu hiện manh mún. Nghiên cứu thi pháp huyền thoại là một cách bổ sung cho những quan niệm về huyền thoại ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
F.Kafka và G.G.Marquez là những nhà văn lớn của văn chương nhân loại. Vì vậy, những sáng tác của họ đã và đang được nghiên cứu rất nhiều trên mọi phương diện. Ở đây, chúng tui chỉ điểm lại một vài công trình liên quan đến vấn đề của luận văn mà chúng tui có dịp tham khảo.
2.1. Đại biểu cho chủ nghĩa hiện đại, Franz Kafka với cách viết riêng của mình, cũng tập trung thu hút khối lượng lớn các nhà nghiên cứu. Đã có hơn năm nghìn công trình viết về Franz Kafka - đó chính là sự thống kê chỉ dựa trên các nhan đề nghiên cứa của Yvegili vào năm 1981. Chính sự quy tụ đa dạng các lối viết và nhiều hệ tư tưởng mà Franz Kafka luôn được nhiều nhà văn xem là ông tổ của trường phái mình. Năm 1939 là mốc đánh dấu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Franz Kafka ở Phương Tây, Michel Remon đã viết: “Thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” [74;65]. cách nghệ thuật cũng như nội dung phản ánh của Franz Kafka lúc này thực sự đã rời bỏ biên giới của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX để tạo nên tính phổ biến kỳ diệu.
Viết về nghệ thuật là công trình khoa học với đối tượng chuyên biệt là nghệ thuật, là văn học, đã có nhiều nhận định thoả đáng về Franz Kafka. Becton Brecht, tác giả của công trình ấy, đã có những nhận xét về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka và cho rằng chỉ có tầm tư duy nhất định mới thẩm thấu được ẩn ý cũng như khả năng tiên tri của Franz Kafka: “Những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy mà thôi”. Cũng bàn về nghệ thuật tiểu thuyết, tập tiểu luận Thời đại nghi ngờ, tác giả Nathalie Saraute cũng bày tỏ quan niệm công nhận khả năng tiên tri của Franz Kafka và khẳng định sự thất thế của phương pháp hiện thực cũ. Ông cũng tuyên truyền các nhà văn cũng phải đi khai thác: “Những miền chưa khám phá” theo gót của Franz Kafka .
Tại Lipbice, Tiệp Khắc trước đây, đã từng diễn ra hội nghị Quốc tế về Franz Kafka. Ở đây, R.Graudy đã kiên quyết bảo vệ ý kiến cho rằng Franz Kafka chính là thay mặt tiêu biểu của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Trong tác phẩm Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Graudy khẳng định Franz Kafka đã xây dựng được một thế giới riêng, mà những vật liệu của thế giới đó được tổ chức theo một quy luật khác. Ngoài ra, Graudy còn phát hiện hình thức sáng tạo huyền ảo và chức năng dự báo ở những sáng tác của Franz Kafka .
Trong tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội, Milan Kundera đã trình bày những nhận định mới mẻ về các đặc trưng phản ánh nghệ thuật của Kafka: ''Họ đã chống lại nghĩa vụ phải gây cho người đọc ảo ảnh về cái có thật: cái nghĩa vụ đã toàn quyền thống trị suốt hiệp hai của tiểu thuyết” [33;250]. Cũng ở đây, Milan Kundera còn đưa ra một vài luận kiến và luận chứng để so sánh giữa những sáng tác của Balzac, của các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XIX với F.Kafka, qua đó nhấn mạnh thêm sự cách tân mạnh mẽ của F.Kafka.
A.Camus - nhà văn, đại biểu của trường phái triết học hiện sinh chủ nghĩa, đã từng coi Dostoevski cùng với Kafka là những thần tượng của mình. Trong tập tiểu luận Hy vọng và phi lý trong tác phẩm Franz Kafka, ông đã thừa nhận tài năng, trực giác sắc bén của Kafka. Ông khẳng định: “Toàn bộ nghệ thuật của Kafka tập trung ở chỗ buộc độc giả phải đọc lại”.
Các tác gia nghiên cứu từ Fuxik, Milena Jedenka, B.Rechk... đến các tờ báo hay những nhà văn hậu thế... đều luôn coi những sáng tác của Kafka là cánh cửa mở ra chiều sâu vô tận của nghệ thuật phản ánh...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links