rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI......................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................5 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới..................................................................5 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................7 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .....................................................11 1.2.1. Động cơ ....................................................................................................11 1.2.2. Động cơ học tập........................................................................................25 1.2.3. Đại học thứ hai và sinh viên học đại học thứ hai .....................................35
1.3. Lý luận về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................36
1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai ..............36
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên học đại học thứ hai.................................39
1.3.3. Biểu hiện động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai .................40
1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên học đại
học thứ hai ...............................................................................................45
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................47
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ Tp. HCM......................................................................................48
2.1.Thể thức nghiên cứu ........................................................................................48
2.1.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................48 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................48 2.1.3. Công cụ nghiên cứu..................................................................................48 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................49
2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ..............................................................50 2.3. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường
ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................52
2.3.1. Mục đích học tập của SV ĐHTH.............................................................52
2.3.2. Hứng thú học tập của SV ĐHTH.............................................................58
2.3.3. Thái độ học tập của sinh viên ĐHTH......................................................61
2.3.4. Hành vi học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........65
2.3.5. So sánh tương quan giữa mục đích học tập với hứng thú, thái độ,
hành vi học tập.........................................................................................68
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại
trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................69 2.4.1. Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập........................69 2.4.2. So sánh sự ảnh hưởng theo giới tính, theo khóa, theo vùng miền ...........71 2.4.3. Khó khăn trong học tập của sinh viên ĐHTH..........................................72
2.5. Các biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................75
2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp...........................................................................75
2.5.2. Một số biện pháp .....................................................................................76
2.5.3. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........................85
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC

ĐC : ĐCHT : ĐHKT : ĐHTH : ĐLC : ĐTB : GV : Nxb : Sig : STT : SV : TB : TH : Tp. HCM :
Động cơ
Động cơ học tập
Đại học Kinh tế
Đại học thứ hai
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Giảng viên
Nhà xuất bản
Mức ý nghĩa
Số thứ tự
Sinh viên
Trung bình
Thứ hạng
Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7.
Bảng 2.8. Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11. Bảng 2.12. Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 2.17. Bảng 2.18.
Bảng 2.19. Bảng 2.20.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................50 Mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................52 So sánh mục đích học tập theo giới tính.........................................................56 So sánh mục đích học tập theo khóa học........................................................57 So sánh mục đích học tập theo vùng miền.....................................................57 Hứng thú học tập SV ĐHTH trường ĐHKT Tp.HCM...............................58 So sánh giữa các nhóm khách thể về hứng thú học tập của SV ĐHTH ......................................................................................................................60 Thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ...62 So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tích cực của
SV ĐHTH ...............................................................................................................63 So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tiêu cực của
SV ĐHTH ...............................................................................................................64 Hành vi học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM...................65 So sánh giữa các nhóm khách thể về hành vi học tập của SV ĐHTH....67 Mối tương quan giữa giữa động cơ bên trong với hứng thú, thái độ
và hành động học tập ...........................................................................................68 Mối tương quan giữa giữa động cơ bên ngoài với hứng thú, thái độ
và hành động học tập ...........................................................................................69 Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT
Tp. HCM .................................................................................................................70 Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT
Tp. HCM .................................................................................................................71 Khó khăn trong học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ....72 So sánh giữa các nhóm khách thể về khó khăn trong học tập của SV ĐHTH ......................................................................................................................73 Mối tương quan giữa những khó khăn với thái độ tiêu cực trong học tập......74 Mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................86

Bảng 2.21. Bảng 2.22. Bảng 2.23.
So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................86 Mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................87 So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................88

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chung của hoạt động .................................................................16 Sơ đồ 1.2. Quá trình hình thành động cơ ..................................................................21 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động học tập .....................................................32
Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa......................................................51 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các lý do sinh viên học đại học thứ hai .......................................53

1. Lý do thực hiện đề tài
1
MỞ ĐẦU
Xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, học tập là nhiệm vụ thường xuyên và suốt đời. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao.
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 22/2001/QĐ – BGD&ĐT, quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, tại điều 1, mục 2 đã đề cập đến mục tiêu đào tạo: “Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước những đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội”.
Trong giáo dục để đào tạo được những con người có năng lực, có phẩm chất, vừa có “đức” vừa có “tài” là nhiệm vụ không chỉ bởi ngành giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học tập của chính bản thân người sinh viên. Hoạt động học tập hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên là một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi phối bởi động cơ học tập. Theo như Tâm lý học giáo dục, khi người học thiếu động cơ học tập thì họ rất khó có khả năng tập trung và duy trì việc tiếp thu tri thức một cách tích cực trong khi học.
Theo thống kê tại Tp. HCM, có đến 17 trường Đại học, Học viên tuyển sinh hệ Văn bằng đại học thứ hai. Số lượng thí sinh đăng kí dự thi đại học thứ hai cũng lên đến hàng chục ngàn. Vậy động cơ nào thúc đẩy những người đã có một bằng đại

2
học bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp tục học thêm một bằng đại học thứ hai, khi mà họ có thể tham gia học những khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn? Tại sao họ lại chọn học bằng đại học thứ hai chứ không phải học sâu hơn chuyên ngành ở bằng một? Trong khi mà lẽ ra ở giai đoạn lứa tuổi này, con người đã có nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Hay do xuất phát từ động cơ muốn chuyển đổi nghề nghiệp, phải chăng thiếu sót ngay từ chính công tác hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông?
Đã có nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Phần nhiều, các nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên học đại học thứ nhất. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương (2012) của Nguyễn Thị Bình Giang, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Hiến, Tp. HCM (2010) của Phạm Thị Hồng Thái, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2012) của Phạm Văn Sỹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:“Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở nghiên cứu, đề ra một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên khóa 15 và 16 đang học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

3
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai được thúc đẩy bởi động cơ bên ngoài nhiều hơn bởi động cơ bên trong.
Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai chịu sự tác động bởi các yếu tố khách quan nhiều hơn yếu tố chủ quan.
Có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên khóa 15 và sinh viên khóa 16, giữa nam và nữ về động cơ học tập và mức độ biểu hiện động cơ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: động cơ học tập, đặc điểm của sinh viên học đại học thứ hai,...
5.2. Khảo sát thực trạng về động cơ học tập của sinh viên đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở kết quả thực trạng nghiên cứu thu được, đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng trên 247 sinh viên đang theo học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:
7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận của động cơ học tập sinh viên học đại học thứ hai.

4
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến. - Phương pháp phỏng vấn: Chọn một số vấn đề nổi trội trong phần trả lời để
phỏng vấn một số đối tượng sinh viên.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 xử lý
các số liệu thu được.

5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tâm lý học thế giới có lịch sử nghiên cứu về động cơ học tập từ rất sớm và đến nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mạnh cả về lý luận lẫn thực hành. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt một số tác giả tiêu biểu trên thế giới.
- E. L. Thorndike (1874 - 1949), (người thay mặt cho Thuyết hành vi tạo tác, là nhà tâm lý học Động vật Mỹ uy tín). Theo ông ĐCHT là sự kích thích hướng hành vi đạt tới một kết quả. Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [33, tr.52-59].
- C. Hull (1943, 1951) cho rằng: động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả. Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố. Theo quan điểm này, các xung năng sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt. Những xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hay giảm thiểu thì sinh vật ngừng hoạt động. Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng nội tại vì nó cho rằng một sinh vật bị khơi dậy xung năng là để duy trì thế cân bằng nội tại, một thế cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể. Thuyết giảm xung năng cân bằng nội tại này của động cơ và học tập đã có ảnh hưởng cho tới giữa những năm 1950 khi nó bị thách thức bởi các dữ kiện mới [18, tr.368].
- J. Bruner cho rằng: cái bắt buộc học sinh phải học có thể được quyết định không chỉ là những mục đích nằm ngoài học tập mà còn có những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập. Vì vậy, nên phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài, vì khi đã đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập, người học sẽ cảm giác thỏa mãn với những gì mà mình đã làm và sẽ có ham muốn hướng tới những công việc khó hơn, đó chính là động lực bên trong [67].
- X. L. Runbinstein khi phân tích ĐCHT, ông mô tả các loại ĐCHT biểu hiện
6
ra bên ngoài thông qua hứng thú của học sinh. Theo ông ĐCHT như là mối quan hệ của trẻ đối với cái thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại mô tả các loại ĐCHT trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến mặt khách quan của ĐCHT, cái phản ánh bản chất của ĐCHT [55, tr.30].
- Năm 1946, A. N. Leonchiev với công trình “Sự phát triển ĐCHT của học sinh”cho rằng ĐCHT là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt được điểm số cao, cũng như để cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn khen. Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành động cơ “hiểu biết” và động cơ“hành động”. Động cơ “hiểu biết” trong những điều kiện nhất định nào đó sẽ trở thành động cơ “hành động”. Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với quá trình đó. Vì vậy, theo ông thì việc giáo dục ĐCHT không thể tách rời cuộc sống và hoạt động của học sinh [10, tr.10].
- L. I. Bozhovick (1951) cho rằng một hoạt động học tập có mục đích phải được kích thích bằng những động cơ phù hợp. Bà kết luận: Sự thúc đẩy đi đến hành động của chủ thể luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, còn đối tượng thỏa mãn nhu cầu chỉ quyết định tính chất và phương hướng của hoạt động [14, tr. 29].
- A. K. Marcova (1983) nghiên cứu vấn đề “ĐCHT của học sinh”, và khẳng định ĐCHT là một lĩnh vực phức tạp quyết định hành vi của học sinh, lĩnh vực này được hình thành từ nhiều yếu tố luôn luôn thay đổi và thâm nhập vào những mối quan hệ lẫn nhau[10, tr.12]. Bà cũng chia động cơ thành 3 nhóm: Nhóm động cơ xã hội, nhóm động cơ đạo đức và nhóm động cơ sáng tạo [12, tr.30].
- M. I. Alekseeva đã nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh lớp 5 và lớp 8, xác định con đường hình thành ĐCHT tích cực cho học sinh. Ông cho rằng ĐCHT của học sinh chia thành nhóm rất rõ ràng. Những động cơ khác nhau trong đa số trường hợp có liên hệ qua lại với nhau trong đó có một động cơ là cơ bản, những động cơ kia là thứ yếu [14, tr.10].
- Theo Spitek trong nghiên cứu “Motivation to Learn – Động cơ thúc đẩy để học tập” xuất phát năm 1993 đã đưa ra nhận định: Học sinh dồn mọi nỗ lực vào việc tìm hiểu sự kiện, thực hiện được mục đích không phải chỉ vì phần thưởng mà điều

7
quan trọng là tiếp nhận kiến thức sâu rộng của sự kiện để thỏa mãn nhu cầu bản thân [23, tr.234].
- Theo D. Brown (1994), nghiên cứu về ĐCHT ngoại ngữ của học sinh. Theo ông, nếu không có ĐCHT người học sẽ trở nên trễ nải, kém nhiệt tình và việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn. Ông đưa khẳng định: “ĐCHT chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Nếu người học có động cơ, họ sẽ học được và nếu không có động cơ họ sẽ không học được” [65].
Các tác giả khi nghiên cứu về động cơ đều rất quan tâm đến mục đích, nhu cầu, hứng thú của người học cùng các biện pháp kích thích học tập. Các tác giả không chỉ xem xét các động cơ bên trong mà còn xem xét các động cơ bên ngoài.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập, dưới đây là một số nghiên cứu ở lứa tuổi học sinh.
- Năm 1976, Tác giả Đặng Xuân Hoài đã đề cập đến “Vấn đề động cơ và nhân cách” trong các công trình nghiên cứu của mình theo hướng tập trung nghiên cứu sâu hơn vấn đề động cơ nhân cách. Và về sau bà cùng với các cộng sự đã nghiên cứu về động cơ xã hội ở lứa tuổi cấp I, cấp II. Theo bà: “Động cơ xã hội được hình thành từ những quan hệ giao lưu nảy sinh trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tập thể dưới hình thức tự quản với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể” [21, tr.57].
-Tác giả Khăm Phăn Khăm On trong luận án tiến sĩ: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” đã đưa ra kết luận: động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Những hành động biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quá trình học tập đặc biệt là loại học sinh có kết quả học tập khá và giỏi. Chính những kết quả học tập đặc biệt là điều kiện quan trọng để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng tiếp thu tri thức, ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước[ 44, tr. 108].
-Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học lớp một dưới sự ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã đưa ra kết luận: hoạt động học tập của các nhóm học sinh lớp một đều được thúc đẩy bởi

8
một hệ thống những động cơ có nội dung phong phú và đa dạng. Những động cơ này không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định: có động cơ chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai tró thứ yếu tạo thành một cấu trúc động cơ học tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt động học tập. Cấu trúc đó được sắp xếp lại và sẽ được phát triển trong quá trình cả năm học [54,tr.110].
-Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn thạc sĩ: “Bước đầu xác định một số đặc điểm động cơ quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường phổ thông trung học nội thành thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng: ngoài hai nhóm động cơ là động cơ bên ngoài, động cơ bên trong thì còn một nhóm nữa là động cơ trung gian [17].
-Tác giả Trần Nguyễn Hương Giang trong luận văn thạc sĩ: “Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung học Marie Curie, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, động cơ học tập sẽ được hình thành theo hai hướng là động cơ xuất phát từ hoạt động học tập và từ mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh. Mặt khác, động cơ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ, trong đó có những động cơ đóng vai trò chủ yếu và có những động cơ đóng vai trò thứ yếu. Nhóm động cơ lĩnh hội tri thức luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh [22,tr. 83].
Những công trình trên khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh đều chỉ ra rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau nhưng những động cơ này có sự liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau mà trong đó, có những động cơ giữ vị trí cơ bản, có những động cơ giữ vị trí thứ yếu.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về động cơ học tập của tuổi học sinh còn có một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập của lứa tuổi sinh viên.
-Tác giả Lê Nguyễn Minh Loan trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đề cập đến khía cạnh nội dung và lực của động cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung của động cơ học tập (khía cạnh nhận thức) được hình thành đậm nét ở sinh viên, và những động
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D SKKN Gợi động cơ cho việc hình thành định lý và định hướng giải bài tập ở chương 2, 3. hình học lớp 11 Luận văn Sư phạm 0
D nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung các tư thế tác động cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh khối 12 trường THPT số 1 bắc hà Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Luận văn Sư phạm 0
D Quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Trung học cơ sở, Tỉnh Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 2
H Xác định các thông số động học sinh học phục vụ xử lý nước thải của cơ sở sản xuất nước tương lam thuận trên mô hình bùn hoạt tính Kiến trúc, xây dựng 0
D rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học chương Cân bằng hóa học và Cơ sở của động hóa học, Hóa học đại cương 2 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top