Sỏi trong gan thực ra phải nói là sỏi nằm ở đường mật trong gan; thường có thể có triệu chứng như đau sốt nhưng cũng có nhiều người không biểu hiện bệnh, chỉ đi siêu âm mới phát hiện. Nếu nổi mẩn khi uống rượu bia là dạng mề đay; không nên uống hay chỉ uống chừng mực. Nên đi khám kiểm tra thêm về chức năng gan. Bạn có thể đến khám tại khoa Tiêu hoá bệnh viện Saint Paul hay bệnh viện Bạch Mai.
 

onestarvn

New Member
Sỏi trong gan là bệnh lý thường gặp và được xem là nặng trong các bệnh của hệ thống gan - mật.

Nguyên nhân ban đầu khó xác định nhưng có hai yếu tố chính làm sỏi phát triển và gây ra triệu chứng là ứ đọng và nhiễm trùng. Đường mật trong gan giãn và hẹp từng đoạn là nguyên nhân tạo sỏi, tái phát và gây viêm nhiễm cả hệ thống dẫn mật và nhu mô gan. Sỏi trong gan trái nhiều hơn trong gan phải.

Hiện tượng bạn bị nổi mề đay khi uống rượu bia và nổi mụn ở mặt,lưng, cả tay nữa thì chứng tỏ cơ chế lọc của gan bạn có vấn đề.

Để biết rõ tình hình sức khoẻ bạn hiện giờ như thế nào bạn nên đến viện K, bệnh viện nội tiết, bệnh viện bình dân TP HCM hay các chuyên khoa ngoại để khám và được điều trị sớm.

nếu bạn bị bệnh sỏi trong gan thì hiện nay có các phương pháp điều trị:

Tùy trường hợp mà các bạn sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp:

- Mổ hở hay nội soi

- Cắt gan được chỉ định khi sỏi nhiều, nằm trong các ống gan. Thông thường trong những trường hợp này gan đã bị nhiễm trùng nặng, mạn tính, nhu mô gan xơ teo mất chức năng.

- Xuyên thành bụng, xuyên gan vào các đường mật trong gan dưới sự hướng dẫn của siêu âm, rọi X quang, nong rộng, gắp sỏi hay phá vỡ sỏi rồi gắp hay hút và bơm rửa.

- Nội soi mật - tụy ngược dòng, mở rộng cơ vòng Oddi để lấy sỏi, nếu cần có thể kèm tán sỏi. Ở những cơ địa bị sỏi, nếu thêm ứ đọng và nhiễm trùng trong đường mật thì sỏi sẽ hình thành và phát triển nhanh chóng. Trong những trường hợp này, việc nong và đặt stent các chỗ hẹp sẽ có kết quả khá tốt, tuy nhiên tỉ lệ viêm đường mật tái phát cũng khá cao khoảng 30%, đa số phải mổ lại, nhiều trường hợp phải cắt gan. Cắt gan trong những trường hợp này là cần thiết, không những để lấy được hết sỏi mà còn loại bỏ nguy cơ ung thư đường mật tiềm ẩn thường xảy ra ở những nơi bị viêm nhiễm, tổn thương mãn tính.

Phẫu thuật lấy sỏi không có nghĩa là lấy được hết toàn bộ sỏi trong gan. Tỉ lệ còn sót sỏi sau khi mổ cũng còn khá cao: dù cố gắng hết sức nhưng tỉ lệ bệnh nhân bị sót sỏi sau mổ cũng lên tới 50%. Nhiều trường hợp biết còn sỏi mà không lấy được, đặc biệt là sỏi nhỏ, nằm sâu trong gan (hầu hết là gan phải) nên việc lấy hết sỏi rất khó khăn. Ở các cơ sở không chuyên do thiếu các phương tiện để tầm soát nên tỉ lệ sót sỏi trong gan rất cao (không kể những trường hợp mổ cấp cứu do không có chỉ định lấy hết sỏi) và những trường hợp biết còn sỏi mà không lấy được.

Để hạn chế tình trạng này, mới đây các chuyên gia đã áp dụng phương pháp mới nối mật - ruột. Để một đầu ruột dưới da ở hạ sườn phải. Khi cần có thể gây tê tại chỗ, dùng công cụ kết hợp với ống nội soi mềm để lấy sỏi nhiều lần. Phương pháp này đã giúp lấy sạch sỏi sót, sỏi tái phát một cách nhẹ nhàng trong 93% các trường hợp. Khi sỏi tái phát có thể mở đầu quai ruột dưới da để lấy sỏi.

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top