Dế là một loại côn trùng mà ta có thể nuôi và chế biến ra nhiều món ăn khác nhau ở một số nước như Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc, thái Lan. Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế điển hình là anh Lê Thanh Tùng ở Củ Chi.
- Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng ở HN và một số hộ chăn nuôi. Trang trại dế Xuân Bắc chúng tui đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số kỹ thuật mà trang trại chúng tui gủi tới người nuôi.
1.Phân biệt dế đực, cái
- Dế đực phần ”đầu ngực” to hơn dế cái.
- Dế đực cánh màu đen pha màu nâu không bóng mượt.
- Dế cái cánh màu đen bóng mượt hơn dế đực.
- Dế đực bụng nhỏ hơn dế cái vì bụng dế cái có trứng nên to hơn.
- Dế đực không có bộ phận để đào đất ( giông như cái kim khâu quần áo) ở phần đuôi , còn dế cái thì có để chúng đào ổ đẻ.
- Dế đực trưởng thành kêu vể ban đêm còn dế cái không kêu.
2.công cụ nuôi dế
- Chậu nhựa: cao 35 – 40cm, đường kính từ 40 – 50cm
- Dế ( Cái dế để bắc nồi cơm) dùng tre đan mắt cáo để dế đậu và trèo leo, răng dế sắc nếu cá bạn đan bằng tre non thì dế sẽ cắn hỏng. Vì vậy các bạn đan bằng tre già là tốt nhất.
- Nắp đậy: tui thường dùng lồng bàn đạy cho thùng dế vì lồng bàn thoáng khí dế không chui qua được, kẻ thù của dế cũng không vào được.
- Khay đựng thức ăn: Tận dụng nắp nhưa có sẵn, đường kính từ 7 – 10cm có vành cao 1cm hay cưa các đốt tre, hay dùng các đĩa chấm thức ăn.
- Khay nước uống: Tương tự làm như khay đưng thức ăn.
Chú ý: Nếu các bạn dùng đĩa chấm thức ăn làm khay cho dế ăn hay uống nước mà chưa làm nhám bề mặt thì dế rất khó leo lên và khi có bò được lên rồi thì bò ra cũng khó, nếu là khay nước uống thì rất dễ bị chết đuối vì không bò ra được. Vì vậy tất cả các khay đều phải được làm nhám cả trong lẫn ngoài để dế có thể leo trèo thoải mái.
- Đất cho dế đẻ: tui thường dùng đất đã làm mịn trộn lẫn với cát , cứ 2 đất thì 1 cát như vậy đát sẽ tươi xốp và giữ được độ ẩm cao.
3.Thức ăn của dế
- Cỏ các loại, cỏ chọn lá mềm không đắng là tốt nhất.
- Dế dưới 10 ngày tuổi thích ăn lá rau khoai lang, lá sắn non vì răng của chúng chưa phát triển.
- Cùi dưa hấu, cà rốt, rau muống, rau cải, lá đu đủ, lá sắn.
- Cám gà, cám chim hỗn hợp nghiền mịn.
- Nước uống.
chú ý: Tất cả các loại rau cỏ dế ăn phải rửa sạch và không được có thuốc trừ sâu, nếu dế ăn phải rau cỏ có thuốc trừ sâu, dế sẽ bị đi ỉa hay chết.
4.Cách chọn dế giống
- Dế giống phải to khoẻ, đầy đủ râu, cánh, chân.
- Cách chọn dế đực cũng như dế cái.
- Cứ ghép 1 đực với 2 cái.
- Một thùng 80 lít thì ta để 100 cái, 50 đực.
- Hai khay thức ăn, 1 khay nước, 3 cái dế cho dế đậu trèo leo.
5.Cách cho dế đẻ
- Khi thấy dế gáy và xù cánh là lúc dế chuẩn bị đẻ ta chuẩn bị khay đẻ và đất cho dế đẻ.
- Đến chiều tối bạn thử đặt hai khay đất vào và theo dõi xem dể có bò lên đẻ không.
- Nếu thấy dể đẻ thì sáng hôm sau các bạn lấy khay trứng ra và đưa đi ấp.
- Thường trứng của 2- 3 ngày đầu tỷ lệ nở ít do trứng không được thụ tinh 100%.
- Dế đẻ liên tục khi rac thì chết ( trung bình 30 – 35 ngày)
Chú ý: Chỉ bỏ khay trứng vào thùng dể đẻ, sau khi trời đã tối và phải lấy ra vào sáng hôm sau. Nếu không dế bố mẹ có thể đào bới khay trứng lôn tung.
6.Cách ấp trứng
- tui thường lấy khay trứng ra xịt nước xếp chúng chồng lên nhau cứ 2 – 3 khay 1. Sau đó dùng một cái khăn loại dày nhúng nước và vắt bớt một ít rồi chùm kín khay trứng.
- Cứ một ngày xịt nước cho khay trứng 2 lần vào mùa hè 1 lần vào mùa đông, conf 2 ngay nhúng khăn ướt một lần.
- Trứng ấp trong vòng từ 9 – 12 ngày là nở, trúng nở trong vỏng -4 ngày là hết.
- tui thường để 2 khay trong một chậu, như vậy dế nở ra sẽ rất đều.
- các bạn không nen để trứng của 2 -3 ngàycungf một chậu, như vậy khi dế nở sẽ dẫn đến con to, con nhỏ không đồng đều.
Chú ý: Khi các bạn xịt nước cho trứng thấy bề mặt đất có màu thâm nâu là được. Không nên xịt quá nhiều vì như vậy trứng sẽ rất dễ bị ung.
7. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi.
- Dế nở ra từ 2 khay trung bình được 2000 con.
- các bạn để từ 1 – 2 dế ( cái dế để bắc nồi cơm) vào chậu nuôi để cho dế đậu trèo leo.
- Để 2 -3 búi cỏ vào chậu và một khay thức ăn ( cám gà)
Chú ý: các bạn tuyêt đối không được để khay nước vào chậu nuôi vì lúc này dế còn nhỏ dễ sa vào nước không bò ra được, sẽ dẫn đến chết đuối.
- Ta chỉ lên phun sương vào 2 búi cỏ để dế uống nước.
8. Cách nuôi dế từ 15 – 30 ngày tuổi
- Lúc này dế đã lớn các bạn có thể dặt một khay nước vào chậu cho dế uống nước mà không sợ dế bị chết đuối nữa.
- tui thường để 1000 con trên một chậu, một khay nước , hai khay thức ăn ( cam gà) và một ít rau cỏ và 3 – 4 dế để cho dế đậu và trèo leo.
- Cứ một ngày vệ sinh khay cho dế uống nước một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần. Nếu còn cám ta cũng lên bỏ không lên tiếc, còn chậu nuôi thì 3 ngày donj phân một lần.
9. cách nuôi dế từ 30 – 45 ngày tuổi
- Lượng dế trung bình từ 400 – 700 con
- 2 khay thức ăn, một khay nước, 3 -4 dế để dế đậu trèo leo.
- 1 ít rau cỏ hay cùi dưa hấu hay một số lá cây như đu đủ, sắn…
10. Làm thịt dế
- làm thịt dế trước khi dế mọc cánh dài, thường ở vào 50 ngày tuổi. Vì lúc này trọng lượng của dế lớn nhất và béo nhất.
- Không cho dế ăn từ 15- 20 tiếng trước khi làm thịt để ruột dế được sạch sẽ.
- Trước khi làm thịt ngâm dế trong nước muối khoảng 2 phút.
- Một tay cầm dế sao cho đầu con dế quay vào trong lòng bàn tay, bụng dế ngửa lên trên, tay kia cấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng.
- Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rủa lại bằng nước sạch 2 – 3 lần và để dáo nước, lúc này các bạn có thể chế biến ra các món mà mình ưa thích.
Chúc các bạn thành công.