daigai

Well-Known Member
Cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn
làm văn tả cảnh, người viết cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật rõ hơn theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý rõ hơn khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
1Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt
lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. các bạn bắt tay vào làm
bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. các bạn
trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh
người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức
tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết
thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hay tranh cãi nhau về điều gì
đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.

Bài văn mẫu cho các bạn

Quê tui nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc
chúng tui lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả
một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con
sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những
ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày, họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những
bài bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc
sống thật thanh bình và nên thơ.
Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà như những ngày đó. Vào ngày mưa lũ,
sông như trở mình sau những ngày lim dim ngủ.
Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao,
lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cả ngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một dải
nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp
như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi
nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo gào.
Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên con sông đang trở
mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận
gió, mới chỉ hôm qua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ,
tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút.
Tàu thuyền chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn
như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như
tức giận.
Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo
thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xoá.
Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con
người luôn sống trong lo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông,
vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai
cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người
mang theo những bao tải đổ đất và giúp sức cho đê bảo vệ được cuộc sống của dân lành.
Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng
tui chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông. Chúng tui cũng như bao người khác e sợ
cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình.
Những ngày mưa lũ mẹ tui không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt rõi ra xa đầy lo âu.
tui ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tui vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình;
1 Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.
Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không
dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác
như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông.
Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tui lại vui vẻ trở về với công việc
thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng
như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập
trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tui lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tui dẫu có
lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tui đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê
bao lâu chắc tui vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày
mưa lũ.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top