Sau khi Facebook, Google công khai muốn khai tử Flash, còn Mozilla tuyên bố sẽ khóa phần mềm này ở chế độ mặc định của Firefox do lo ngại các nguy cơ bảo mật có thể làm ảnh hưởng đến người dùng. Ngay lập tức, Adobe đã vội vã có động thái để trấn an các công ty này. Cụ thể, hãng đã nhanh chóng phát hành bản cập nhật sửa lỗi.
Hiện có khoảng 16% người dùng sử dụng Firefox để duyệt web, đây là trình duyệt phổ biến thứ ba trên thế giới. Cùng với hành động chặn Flash của Mozilla trên Firefox, dường như cả thế giới cũng đang "chống lại" phần mềm này của Adobe.
Động thái này của các công ty càng được thể hiện mạnh mẽ hơn sau khi Giám đốc bảo mật của Facebook tuyên bố ông muốn Flash bị "khai tử" và các trang web không tiếp tục hỗ trợ nó nữa. Trong khi đó, vị CEO huyền thoại của Apple là Steve Jobs cũng từng công khai phản đối Flash và "cấm tiệt" sản phẩm này của Adobe.
Trong một tuyên bố mới đây, Mozilla nói rằng: "Sau khi cố vấn cho Adobe về hai lỗ hổng nghiêm trọng trong phần mềm Adobe Flash Player 18.0.0.204 (phiên bản mới nhất của Flash) và các phiên bản trước đó cho Windows, Macintosh và Linux, chúng tui quyết định tắt Flash ở chế độ mặc định trên Firefox để bảo vệ cho khách hàng khỏi các hoạt động khai thác và phát tán phần mềm độc hại của tin tặc".
Lỗ hổng bảo mật trên Flash gần nhất được phát hiện sau vụ 400 GB dữ liệu của Team Hacking bị hacker xâm nhập và phát tán trên mạng (Team Hacking là một công ty chuyên thiết kế và bán các phần mềm gián điệp cho các tổ chức và *********). Các tin tặc khi đó đã khai thác lỗ hổng bảo mật của Flash thông qua trình duyệt Firefox của Mozilla. Hành động chống lại Flash có lẽ được bộc phát sau đó khi tội phạm mạng liên tục lợi dụng lỗ hổng này để tấn công vào cơ sở dự liệu của nhiều website lớn trến thế giới.
Tuy nhiên, Weiner, Giám đốc quản lý sản phẩm của Mozilla cho biết hành động khóa Flash không có nghĩa là họ sẽ đoạn tuyệt vĩnh viễn với phần mềm này và họ sẽ nới lỏng chính sách của mình khi Adobe vá lỗ hổng bảo mật trên. Trong khi đó, một thay mặt khác của Mozilla từ chối bình luận về việc công ty này có muốn "khóa vĩnh viễn" Flash hay không.
Không chỉ các công ty cung cấp dịch vụ web khó chịu với Flash mà ngay cả người dùng cũng tỏ ra bức xúc với phần mềm này. Một số đọc giả của BusinessInsider cho biết:
"Là một người dùng có kiến thúc trung bình, tui ghét Flash, tất cả các cập nhật, điều chỉnh trong Chrome, crash,…".
"Flash làm chậm máy tính của tôi…".
Mozilla đã cho thấy sự chủ động của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi họ sử dụng một giải pháp được phát triển bởi Jonathan Mayer, giảng viên của đại học Stanford: cho phép tắt cookie của bên thứ ba trong Firefox tháng 5 năm 2013 (cookie là những đoạn code gắn vào trình duyệt khi bạn truy cập website).
Tham khảo: businessinsider
Hiện có khoảng 16% người dùng sử dụng Firefox để duyệt web, đây là trình duyệt phổ biến thứ ba trên thế giới. Cùng với hành động chặn Flash của Mozilla trên Firefox, dường như cả thế giới cũng đang "chống lại" phần mềm này của Adobe.
Động thái này của các công ty càng được thể hiện mạnh mẽ hơn sau khi Giám đốc bảo mật của Facebook tuyên bố ông muốn Flash bị "khai tử" và các trang web không tiếp tục hỗ trợ nó nữa. Trong khi đó, vị CEO huyền thoại của Apple là Steve Jobs cũng từng công khai phản đối Flash và "cấm tiệt" sản phẩm này của Adobe.
Trong một tuyên bố mới đây, Mozilla nói rằng: "Sau khi cố vấn cho Adobe về hai lỗ hổng nghiêm trọng trong phần mềm Adobe Flash Player 18.0.0.204 (phiên bản mới nhất của Flash) và các phiên bản trước đó cho Windows, Macintosh và Linux, chúng tui quyết định tắt Flash ở chế độ mặc định trên Firefox để bảo vệ cho khách hàng khỏi các hoạt động khai thác và phát tán phần mềm độc hại của tin tặc".
Lỗ hổng bảo mật trên Flash gần nhất được phát hiện sau vụ 400 GB dữ liệu của Team Hacking bị hacker xâm nhập và phát tán trên mạng (Team Hacking là một công ty chuyên thiết kế và bán các phần mềm gián điệp cho các tổ chức và *********). Các tin tặc khi đó đã khai thác lỗ hổng bảo mật của Flash thông qua trình duyệt Firefox của Mozilla. Hành động chống lại Flash có lẽ được bộc phát sau đó khi tội phạm mạng liên tục lợi dụng lỗ hổng này để tấn công vào cơ sở dự liệu của nhiều website lớn trến thế giới.
Tuy nhiên, Weiner, Giám đốc quản lý sản phẩm của Mozilla cho biết hành động khóa Flash không có nghĩa là họ sẽ đoạn tuyệt vĩnh viễn với phần mềm này và họ sẽ nới lỏng chính sách của mình khi Adobe vá lỗ hổng bảo mật trên. Trong khi đó, một thay mặt khác của Mozilla từ chối bình luận về việc công ty này có muốn "khóa vĩnh viễn" Flash hay không.
Không chỉ các công ty cung cấp dịch vụ web khó chịu với Flash mà ngay cả người dùng cũng tỏ ra bức xúc với phần mềm này. Một số đọc giả của BusinessInsider cho biết:
"Là một người dùng có kiến thúc trung bình, tui ghét Flash, tất cả các cập nhật, điều chỉnh trong Chrome, crash,…".
"Flash làm chậm máy tính của tôi…".
Mozilla đã cho thấy sự chủ động của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi họ sử dụng một giải pháp được phát triển bởi Jonathan Mayer, giảng viên của đại học Stanford: cho phép tắt cookie của bên thứ ba trong Firefox tháng 5 năm 2013 (cookie là những đoạn code gắn vào trình duyệt khi bạn truy cập website).
Tham khảo: businessinsider