gau2dau

New Member

Download miễn phí Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam





Cổ phần hoá doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần tức là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu .Cổ phần hoá nói chung là một quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ,trong đó nhà nước có thể vẫn giữ tư cách cổ đông ,tức là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp .Cổ phần háo doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá tình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông mà còn là hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước,hệ thống kinh tế quốc doanh với nòng cốt là các doanh nghiệp quốc doanh vẫn được xác định là giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế,cần được củng cố và phát triển nhất là trong ngành và lĩnh vực then chốt quan trọng có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Là thành phần chính tạo lập nên kinh tế nhà nước thì các doanh nghiệp nhà nước có chức năng ,vai trò thực hiện các chức năng mà kinh tế nhà nước phải thực hiện.ai trò này thể hiện trên ba khía cạnh:kinh tế,chính trị và xã hội.Nội dung của vai trò này được thể hiện như sau:
Là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để nhà nước giữ vững sự ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mở đường,hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển thúc đẩy sự tăng trưởng nhsnh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.
Đảm nhận các lĩnh vực hoạt đọng có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội:cung ứng các hang hoá,dịch vụ thiết yếu,nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng(giao thông, thuỷ lợi, điện,nước,thông tin liên lạc…),xã hội(giáo dục,y tế…) và an ninh quốc phòng.
Góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường .Những lĩnh vực mới,các lĩnh vực kết cấu hạ tầng,công trình công cộng…rủi ro cao, đòi hỏi vốn lớn ,thu hồi chậm ,lợi nhuận thấp là những ngành cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất ,nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư ,hay chưa có khả năng , điều kiện làm thị doanh nghiệp nhà nước cần phẩi đi đầu mở đường ,tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế,thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.
Là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước,chống sự lệ thuộc vào nướcngoài về kinh tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập với khu vực và thế giới.
Thực hiện một số chính sách xã hội,như tạo việc làm cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương: ở các khu vực khó khăn,kém phát triển như biên giới ,hải đảo ,miền núi…
Như vậy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường nước ta
Tóm lại,khu vực kinh tế nhà nước và hệ thống doanh gnhiệp nhà nước là những phạm trù kinh tế cùng bản chất tuy khác nhau về cấp độ ,do đó vai trò và nhiệm vụ của chúng có nội dung cơ bản giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau.Việc xác dịnh vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước và vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo nội dung nêu trên sẽ giúp chúng ta định hướng đúng việc sắp xếp lại các tổ chức kinh tế nhà nước hiện có , đề ra cơ chế ,chính sách phù hợp ,biện pháp quản lý hữu hiệu đối với khu vực kinh tế nhà nước nói chung và các doanh ngiệp nhà nước nói riêng, đồng thời thiết lập các định chế yểm trợ phát triển chung.
2.Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay và một số hướng giải quyết:
Sau hơn mười lăm năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt dược những thành tựu đáng kể ,về cơ bản nền kinh tế đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng ,sức tăng trưởng đạt khá với tốc độ trung bình là 7% , đặc biệt là sức phát triển của hai ngành dịch vụ và công nghiệp.Từ đó làm thay đổi về cơ bản bộ mặt của đất nước, đời sống của người dân.Trong quá trình thay đổi đó các doanh nghiệp nhà nước , được coi là nòng cốt của đổi mới kinh tế đã có nhiều thành công trong việc đưa nền kinh tế từ hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Được xác định là thành phần kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi,các doanh nghiệp nhà nước từ chỗ được bao cấp hoàn toàn giờ phải tự thân vận động ,hoạch toán hoạt động kinh doanh của mình.Chính trong quá trình chuyển đổi đã minh chứng cho nội lực đáng kể của thành phần kinh tế nhà nước ,từ chỗ hoạt động không hiệu quả đến nay đã có nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi thoát khỏi tình trạng thua lỗ káo dài ,nhiều doanh nghiệp có hướng phát triển tốt không những hoạt đọng trong thị trường trong nước mà con tích cực tìm kiếm cơ hội làm ăn ở thị trường nước ngoài.Về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đã dần giữ được vị thế của minh ,tránh được sự lệ thuộc vào nước ngoài.
Tuy nhiên hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vẫn có nhiều vấn đề đáng bàn ,những đổi mới trong thời gian tới là hết sức cần thiết dối với các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt khi nền kinh tế nước ta bước vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Nước ta trong thời gian dài thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên tồn tại một số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước mà hầu hết hoạt động không có hiệu quả trở thành gánh nặng thực sự cho ngân sách nhà nước.Theo số liệu của tổng cục thống kê tính đến 1-9-1990 cả nước có 12.084 doanh nghiệp trong tất cả các ngành ,các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức được sức cản của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả,Chính phủ đã ra các quyết định 315/HĐBT ngày 1-9-1990 thực hiện tổ chức sắp xếp lại, đòng thời để thành lập lại các doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 388/HĐBT ngày 20-11-1991.Sau hang loạt cải cách cho đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khoảng 5800 doanh nghiệp(theo số liẹu của vụ đăng kí kinh doanh -bộ kế hoạch đầu tư).Trong đó có khoảng 30% là doanh nghiệp nhà nước do các bộ ngành trung ương quản lý và khoảng 70% doanh nghiệp do uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quản lý.
Đến năm 1995 ,số lượng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ so với cá doanh nghiệp ngoài quốc doanh:trong lĩnh vực công nghiệp là 78,8%;xây dựng cơ bản 49%;ngân hàng ,bảo hiểm 99,6%;giao thông vận tải bưu điện 54%,thương nghiệp vật tư 46,5%.
Sau 15 năm năm đổi mới và đièu hành ,số lượng các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta giảm dần nhưng vẫn còn quá nhiều .Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn còn tồn tại ở hầu hết các ngành ,lĩnh vực , điều đó là không thực sự cần thiết.Hơn nữa với số lượng doanh nghiệp nhà nước như hịân nay làm vượt quá khả năng nguồn lực về vốn và các cán bộ quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và đối Việt Nam nói riêng.Trong những năm đầu bắt tay vào xây dựng đất nước doanh nghiệp nhà nước được hình thành đã thúc đẩy được quá trình phát triển đi lên của đất nước vì nó tập trung vốn rất lớn,nhà nước có thể thông qua các doanh nghiệp nhà nước để thực hiện các ch

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top