hoangdong14_01

New Member

Download miễn phí Đề án Động cơ của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ khi kiện cá tra và basa của Việt Nam





MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NUÔI CÁ Ở MỸ VÀ VIỆT NAM 8

1.1.1. Nuôi các tra và cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long và chế biến sản phẩm đông lạnh xuất khẩu. 8

1.1.2. Nghề nuôi cá da trơn và thị trường cá da trơn ở Mỹ 8

1.2. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀ CÁ BASA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 9

1.3. VỤ KIỆN CÁ TRA, BASA CỦA HIỆP HỘI CÁC CHỦ TRẠI NUÔI CÁ NHEO MỸ. 11

1.3.1 Kiện về tên gọi Catfish 11

1.3.2. Vụ kiện bán phá giá 12

1.4. ĐỘNG CƠ CỦA CFA KHI KIỆN SẢN PHẨM CÁ TRA VÀ BASA CỦA VIỆT NAM. 15

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH ĐỘNG CƠ VỤ KIỆN CÁ TRA VÀ BASA CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG MỸ 17

2.1. PHÂN TÍCH ĐỘNG CƠ CỦA CFA KIỆN CÁ TRA VÀ CÁ BASA CỦA VIỆT NAM 17

2.1.1 CFA và tên gọi Catfish 17

2.1.2. Động cơ của CFA. 17

2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA VỤ KIỆN CÁ TRA VÀ BASA 17

2.2.1. Về phía Việt Nam 17

2.2.2. Về phía Mỹ 17

2.3. TỒN TẠI VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ KIỆN CÁ TRA VÀ CÁ BASA VIỆT NAM 17

CHƯƠNG III NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ QUỐC TẾ 17

3.1. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 17

3.2. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 17

3.2.1. Đối với các doanh nghiệp: 17

3.2.2. Đối với Nhà nước 17

KẾT LUẬN. 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trường thì đề xuất chọn ấn Độ là nước thứ ba để so sánh giá thành cá tra, basa Việt nam xuất sang thị trường Mỹ vẫn là vô lý. Vì cá trê trắng ấn Độ khác với cá basa, cá tra Việt nam và kỹ thuật nuôi cá, quy trình chế biến phi lê và chi phí sản xuất của ngành cá hai nước cũng hoàn toàn khác biệt.
+ Quy trình chế biến cá là quy trình khép kín từ nuôi cá đến chế biến cá phi lê đông lạnh.
1.4. Động cơ của CFA khi kiện sản phẩm cá tra và basa của Việt nam.
Động cơ về lợi nhuận: Kinh tế Mỹ suy thoái, giá năng lượng tăng cầu giảm, giá giảm trong khi giá thành sản xuất tăng làm cho lợi nhuận giảm. Mặt khác CFA vừa đổ tội cho các doanh nghiệp Việt Nam bán pháp giá cá tra và Basa và áp với mức thuế cao vừa cho rằng thiệt hại của họ là do thiên tai gây ra để xin được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ (ít nhất 80% số tiền thu được sẽ chui vào túi các thành viên CFA).
Động cơ về thị trường : CFA lo ngại cho vị thế độc quyền của cá nheo Mỹ ngay trên đất Mỹ. Do đó họ đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn chặn không cho cá tra và basa xâm nhập vào thị trường Mỹ. Mục đích là để bảo vệ mình khỏi sự cạnh tranh hợp pháp và làm triệt tiêu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Hoa Kỳ với doanh nghiệp Việt Nam.
- Động cơ về chính trị:
+ Quan điểm bảo hộ mậu dịch cho rằng xuất khẩu thì tốt hơn nhập khẩu. Do vậy họ cần ủng hộ chính sách bảo hộ về phía mình và lên án chính sách bảo hộ của phía nước đối tác.
+ Bảo vệ hàng nghìn người nuôi cá trong nước và bảo vệ ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản.
+ Các quyết định ngoại thương mang tính chính trị cao, bị ảnh hưởng bởi một nhóm nhỏ những nghị sĩ. Mọi chính sách thương mại thường đem lại lợi ích cho một nhóm người, nhưng lại gây hại cho nhóm khác. Tự do nhập khẩu cá basa của Việt Nam làm lợi cho người tiêu dùng thu nhập thấp ở Mỹ, nhưng lại gây hại cho các chủ trại trên thị trường Catfish. Do đó, các chính sách thương mại thường thiên lệch theo hướng bảo vệ những nhóm lợi ích hùng mạnh, thậm chí đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau như việc coi cá basa giống Catfish nhưng không được mang tên Catfish.
Chương II Phân tích động cơ vụ kiện cá tra và basa của Việt nam xuất khẩu sang Mỹ
2.1. Phân tích động cơ của CFA kiện cá tra và cá basa của Việt nam
2.1.1 CFA và tên gọi Catfish
Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ ( CFA) thay mặt cho giới chủ trại nuôi cá giàu có có bang Missisipi và một số bang miền nam nước Mỹ. Là một ngành sản xuất quan trọng tại các bang này. Các chủ trại nuôi cá nheo thu lợi rất lớn và họ đã dầy công để đưa con cá nheo trở thành một món ăn phổ biến được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước. Quyền lợi của họ gắn chặt với loài cá này. Cho nên họ rất e sợ khi thấy những sản phẩm cá da trơn được nhập từ nước ngoài có phẩm chất tốt hơn, giá bán rẻ hơn đang chiếm lĩnh trên thị trường Mỹ. Do đó, họ tiến hành vụ kiện cá basa của Việt nam.
“ Catfish” là tên tiếng Anh chỉ tính có các loài cá da trơn ( không vảy). Theo cách phân loại tất cả các loài cá đó đều thuộc bộ cá nheo gồm khoảng
2.500 loài cá đến 3000 loài khác nhau phân bố trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn và nợ trên khắp thế giới.
2.1.2. Động cơ của CFA.
2.1.2.1. Động cơ về lợi nhuận.
Lợi nhuận được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
∏ = R- C
∏: Lợi nhuận
R: Doanh thu
C: Chi phí
Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp, tổ chức có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp hay tổ chức đó có tạo ra được lợi nhuận hay không.
Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo cuả Mỹ ( CFA) cũng không nằm ngoài quy luật đó
Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời. Hoạt động của các doanh nghiệp luôn dựa trên một mục tiêu duy nhất đó là lợi nhuận. Họ tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp mình, tổ chức mình kể cả bằng các biện pháp cạnh tranh lành mạnh lẫn các hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Khi hoạt động trong một môi trường kinh doanh như vậy thì bất kỳ sự cạnh tranh không lành mạnh nào mà ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên sẽ bị trả đũa.
Như đã nêu ở chương I, từ năm 1970 cá da trơn hay Catfish đã dần trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Mỹ. Thông qua hành loạt các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị các nhà sản xuất cá nheo Mỹ đã làm thay đổi hình ảnh của sản phẩm Catfish. Kết quả là nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ Catfish tăng lên. Nó trở thành món ăn chính của rất nhiều nhà hàng thuỷ sản và xuất hiện ở hầu hết các siêu thị. Mức tiêu dùng cá Catfish bình quân đầu người ở Mỹ tăng từ 0,41pao vào năm 1985 lên 1 pao vào năm 2001. Hầu hết nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm này đều do các trại cá ở các bang Missisippi, Alabama, Arkansas và Louisana cung cấp. Trong đó bang Missisippi có diện tích mặt nước ao hồ lớn nhất chiếm 58% diện tích. Nếu năm 1970 các nhà nuôi cá nheo Mỹ chỉ sản xuất được 2.580 tấn thì vào năm 2001 đã lên tới 270.000 tấn với doanh số trên dưới nửa tỷ đô la. Cá Catfish trở thành sản phảm quan trọng đối với các bang miền nam nước Mỹ.
Tuy nhiên thị trường Catfish gia tăng ở Mỹ đã hấp dẫn hàng nhập khẩu từ nước ngoài như Braxin, Guyana, Trung quốc và Việt nam. Sự có mặt của các sản phẩm cá da trơn từ các nước này với chất lượng cao giá thấp đã làm cho phí giá cá trên thị trường Mỹ giảm. Giá bình quân 1 pao mà các nhà nuôi cá Catfish nhận được giảm từ 75 xen năm 2000. Từ đó dẫn đến doanh số nội địa bán cho các đơn vị chế biến giảm 20%. Từ 446 triệu USD năm 2000 xuống 385 triệu USD năm 2001. Điều này ảnh hưởng mạnh đến các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ. Nguồn thu nhập chính của họ có nguy cơ bị đe doạ bởi các sản phẩm xuất khẩu.
Mặt khác kinh tế Mỹ trong giai đoạn này đang suy thoái, giá năng lượng trên thị trường thế giới cũng như tại Mỹ tăng. Nền kinh tế suy thoái làm cho nhu cầu về các sản phẩm cá Catfish bị giảm họ buộc phải giảm giá bán sản xuất lại tăng do đó lợi nhuận giảm.
Do nhu cầu của người tiêu dùng về thủy sản giải và lại chịu gánh nặng mở rộng sản xuất, các nhà nuôi cá Catfish Mỹ phải tìm ra lý do giải thích vấn đề của họ. Họ cho rằng cá tra và basa của Việt nam chính là nguyên nhân gây ra sự giảm sút về lợi nhuận. Họ đổ lỗi cho các nhà nhập khẩu và Việt Nam là một mục tiêu dễ dàng vì các doanh nghiệp Việt Nam ít có kinh nghiệm ở thị trường Mỹ.
2.1.2.2. Động cơ về thị trường
Thị trường tiêu thụ cá da trơn của Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng. Với dân số trên 200 triệu dân và GDP hàng năm đạt trên dưới 10.000 tỷ USD, mức tiêu dùng cá và hải sản các loại bình quân đầu người ở Mỹ hiện nay là 15 pao, sản lượng tiêu thụ cá Catfish mới chỉ chiếm 3- 4% tổng lượng cá và hải sản tiêu thụ. Chính vì quy mô rộng lớn các thị trường Mỹ đã thu hút rất nhiều các quốc gia tham gia xuất khẩu vào thị trường này.
Trong 10 năm qua các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ gần như độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng từ khi các nước thực hiện xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ đã làm cho CFA dần mất ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top