hpetina

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

1. Lí do lựa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối với chúng ta. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em: dân tộc Kinh, dân tộc Ba-na, dân tộc Ê-đê, dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Thái… cùng với sự khác nhau và có những nét riêng biệt giữa người miền xuôi với người miền núi, giữa địa phương này với địa phương khác. Mỗi dân tộc thiểu số đều có nền văn hóa tạo hình độc đáo và rất giàu tính dân gian, những đồ dùng thường ngày của họ cũng mang đầy tính nghệ thuật với những hoạ tiết hoa văn cùng với cách sắp xếp chúng hết sức độc đáo, đặc sắc.Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng tới việc gìn giữ và phát huy bản sắc của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết số 22 của bộ chính trị đã nêu rõ “Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hóa chung cả nước tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Nghệ thuật tạo hình là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống, cho nghệ thuật, nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, trang trí, thủ công mĩ nghệ, kiến trúc…Với hai thể loại: nghệ thuật cơ bản và nghệ thuật ứng dụng, nghệ thuật tạo hình dân tộc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó nghệ thuật xếp dán tranh( theo tiếng Latinh là “application”, tức là xếp đặt và gắn ghép tranh) là một trong những dạng nghệ thuật ứng dụng, được sử dụng để trình bày mỹ thuật ở các hình thức khác nhau( trên quần áo, đồ gỗ, bát đĩa…) bằng cách gắn các hình trang trí hay các hình theo đề tài đã có sẵn vào một nền chính. Như vậy, nghệ thuật xếp dán tranh cũng là một nghệ thuật trang trí mà ở đó người nghệ sĩ thể hiện các hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình, các họa tiết theo một bố cục mang tính nghệ thuật và gắn chúng trên một nền phẳng như mặt giấy hay mặt gỗ.
Cũng tuân theo quy luật của cái đẹp, tuân theo sự sắp đặt về hình, về màu sắc… nhưng lại khác các ngành nghệ thuật khác về cách sắp đặt nên nghệ thuật xếp dán tranh có vẻ đẹp riêng của nó. Trong lịch sử phát triển của ngành nghệ thuật, ngành nghệ thuật xếp dán tranh đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm đẹp cho cuộc sống xung quanh. Ngay từ ngày xa xưa, người ta đã có thể sản xuất ra các bức tranh được làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên như lá cây, vỏ cây…, dần dần theo nhu cầu phát triển của cuộc sống con người luôn muốn làm đẹp cho đồ đạc và làm đẹp cho môi trường sống xung quanh mình vì thế nên ngành nghệ thuật nói chung và ngành xếp dán tranh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động đặc biệt quan trọng ở trường mầm non, nó có vị trí to lớn trong việc phát triển toàn diện cho trẻ về tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ, Lao động…và nó bao gồm các dạng hoạt động như: vẽ, nặn, xếp dán tranh, chắp ghép, xếp hình, gấp giấy… trong đó hoạt động xếp dán tranh đặc biệt là xếp dán tranh trang trí được coi là một trong những hoạt động giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nền tảng ban đầu của xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo nghệ thuật cho trẻ mầm non.
Do đặc điểm lứa tuổi của mình trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể cảm nhận được nhịp điệu của sự sắp xếp các hoạ tiết cũng như cảm nhận được vẻ đẹp trong các mẫu hoa văn trang trí của một số dân tộc. Hơn nữa, trẻ cũng đã có thể tiếp thu, lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa. Điều này đã tạo điều kiện cho việc tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.
Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, hoạt động tạo hình thực sự đã được coi là phương tiện cơ bản để giáo dục trẻ song hoạt động xếp dán tranh lại chưa được các giáo viên quan tâm thích đáng. Mặc dù HĐTH có nhiều thể loại song hoạt động xếp dán tranh không có nhiều mà thể loại trang trí lại cũng rất ít, nhưng trong thực tế thì trang trí lại vô cùng quen thuộc với chúng ta, nó đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, nó có mặt trên rất nhiều đồ dùng phục vụ cho con người. Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường mầm non số lượng của hoạt động xếp dán tranh còn ít, chất lượng của chúng lại cùng kiệt nàn, sự truyền cảm cảm xúc của các bố cục không gian tranh từ giáo viên sang trẻ còn nhiều hạn chế, họ chưa truyền được cho trẻ thần thái của bố cục trang trí, chưa cho trẻ thấy được nét đẹp của nền văn hoá vùng miền. Giáo viên mầm non chưa thấy được vai trò to lớn của việc tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí trong việc bồi dưỡng và giúp trẻ tìm hiểu, làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, đưa trẻ đến dần với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam. Các giờ hoạt động xếp dán tranh chưa trở thành một môi trường hoạt động hấp dẫn đối với trẻ do những phương pháp, biện pháp của các giáo viên còn sơ sài, cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, mềm dẻo. Hơn nữa các nội dung đuợc lựa chọn để đưa vào hoạt động xếp dán tranh còn quá cùng kiệt nàn, đơn giản chỉ là những nội dung được lấy từ cuốn “ Bé tập tạo hình” hay chỉ là những đề tài quá bình thuờng không có sự độc đáo trong đó, chính vì thế đã làm cho khả năng tạo hình của trẻ gặp nhiều hạn chế, không thể phát huy được những khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong bản thân mỗi đứa trẻ.
Vì những lí do trên mà chúng tui quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc”.
2.Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lí luận và nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay để có thể đề xuất một biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, từ đó giúp trẻ hiểu và có được những kiến thức cũng như các kĩ năng cơ bản nằm trong vốn văn hoá chung của con người và nền văn hoá tạo hình nói chung của người dân Việt Nam.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu.
Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non và giáo dục trẻ em thông qua hoạt động tạo hình.
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.
4.Giả thuyết khoa học.
Nếu tìm ra và áp dụng hợp lí một số biện pháp nhằm giúp trẻ có những tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ đối với các tác phẩm tạo hình; giúp trẻ có khả năng tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật và tiếp thu được các kiến thức, kĩ năng tạo hình; đồng thời giúp trẻ tích cực thực hành thể hiện các hoạ tiết trang trí theo một số bố cục hoa văn nhất định thì có thể giúp trẻ mầm non làm quen được với một số dạng bố cục trang trí của các dân tộc để từ đó tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với một số vốn kiến thức sơ đẳng trong nền văn hoá tạo hình Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nghệ thuật tạo hình (bao gồm cả các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình), về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.
5.2. Nghiên cứu một số vấn đề về thực tiễn hoạt động tạo hình và hoạt động xếp dán tranh của trẻ mầm non.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-Phương pháp quan sát tự nhiên.
-Phương pháp đàm thoại.
-Phươ ng pháp điều tra.
-Phưong pháp thực nghiệm sư phạm.
-Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê.
7.Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng ở cả 3 độ tuổi nhưng chỉ tổ chức thực nghiệm ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Quá trình thực nghiệm được tôt chức ở một số trường mầm non ở Hà Nội và Ninh Bình; ở cả mô hình trường mầm non công lập và trường mầm non tư thục.
8. Đóng góp của đề tài
- Luận văn bước đầu hệ thống hoá được một số vấn đề lí luận về nghệ thuật tạo hình truyền thống và nghệ thuật xếp dán tranh trang trí.
- Đánh giá được thực trạng của việc tổ chức HĐTH cho trẻ ở các trường mầm non công lập và tư thục.
- Đánh giá được khả năng của trẻ trong việc làm quen với bố cục trang trí của một số dân tộc thông qua hoạt đông xếp dán tranh trang trí.
- Xây dựng được hệ thống các biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.
9. Kế hoạch thực hiện
-Tháng 9-10/2007: Viết, chỉnh sửa và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
-Tháng 11-12/2007: Đọc, sưu tầm tài liệu nghiên cứu lý luận.
-Tháng 1-2/2008: Nghiên cứu thực tiễn giáo dục mầm non.
-Tháng 3/2008: Đưa ra một số nhóm biện pháp
-Tháng 4,5,6,7/2008: Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
-Tháng 8- 10/2008: Viết- Chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận văn.
-Tháng 11/2008: Bảo vệ luận văn


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trong hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã khẳng định “ Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”. Chính vì thế nên cùng với các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ…cho trẻ mầm non, thì việc tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu nền nghệ thuật dân tộc và nền văn hoá của một số các dân tộc thiểu số thông qua một các sản phẩm như: tranh vẽ, trang phục, đồ trang sức, đồ dùng hàng ngày… là rất quan trọng và cần thiết.
Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có nhiều nét văn hoá rất độc đáo, đặc sắc đặc trưng cho các vùng miền. Mỗi dân tộc sinh sống ở các địa bàn khác nhau cả về địa lí, khí hậu, về cách sinh sống… cho nên họ cũng có những phong tục tập quán khác nhau, quan niệm về cái đẹp của họ cũng có nhiều nét khác nhau, điều đó được thể hiện qua những hình vẽ, những hoạ tiết, màu sắc… thể hiện trên trang phục, đồ dùng của các dân tộc. Đó chính là sự thể hiện vốn bản sắc văn hoá riêng của từng dân tộc.
Trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nước ta, hoa văn không chỉ có mặt trên đồ vải mà còn có mặt trên các chất liệu của đồ trang sức( xương, sừng, ngà, gỗ, bạc, đồng…), hay trên các công trình điêu khắc, kiến trúc, hay trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian. Hoa văn xuất hiện đa dạng trong đời sống con người và mang theo những phong cách tộc người phong phú. Đúng như nhà nghiên cứu nền văn hoá của các dân tộc Diệp Trung Bình đã nói rằng “Có thể nói các loại hoa văn trên đồ vải các dân tộc nước ta chiếm ưu thế tuyệt đối về màu sắc thể hiện đặc trưng văn hoá dân tộc Việt Nam”[6 ;9]
Cũng nghiên cứu về vấn đề này, cố PGS. Từ Chi đã cho rằng hoa văn trên vải của các dân tộc Việt Nam là một bức tranh đẹp nhưng không dễ gì hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, nghiên cứu về hoa văn- đó là một cuộc tìm kiếm thận trọng, vì theo ông thì “ nếu xảy chân một cái chúng ta có thể bị lạc ngay sang một thế giới khác”.[6]
Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, đòi hỏi mỗi người đều cần có những hiểu biết nhất định về nền nghệ thuật cũng như nền văn hoá của các dân tộc ấy. Do vậy, việc bồi dưỡng những cảm xúc, những hiểu biết nhất định về nghệ thuật, về những nét văn hoá… cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo và thông qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là thông qua hoạt động chuyên biệt- hoạt động tạo hình- của trẻ ở trường mầm non.
HĐTH là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo cao, tính sáng tạo ấy được thể hiện rất rõ nét thông qua các dạng HĐTH trang trí. Trong đời sống xã hội của chúng ta, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn thuộc về tình cảm, ý thức, tâm lí của con người. Đồng thời, trang trí cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật tạo hình nói riêng. Đối với trẻ mầm non, chúng rất cần được hoạt động trong lĩnh vực tạo hình, đặc biệt là trong các hoạt động tạo hình trang trí như vẽ trang trí, xé- cắt dán trang trí… bởi vì, thông qua những hoạt động này, giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, hình thành khả năng cảm nhận thẩm mĩ và thái độ thẩm mĩ cho trẻ. Ngoài ra nó còn tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với các hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết để tạo nên một bố cục trang trí.
Xuất phát từ những yêu cầu trên nên vấn đề đặt ra và được rất nhiều các nhà tâm lí, giáo dục quan tâm, nghiên cứu là làm thế nào để có thể giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen được với các bố cục hoa văn của một số dân tộc thiểu số thông qua hoạt động xếp dán tranh trang trí?
Ở nước ngoài đã có rất nhiều các nhà giáo dục học nghiên cứu về vấn đề này như A.V. Daparozet, V.X. Mukhina, A.N. Leonchiev, B.M. Cheplov… đã rất coi trọng và khẳng định vai trò chủ đạo của chương trình giáo dục, dạy học. Thông qua đó họ đã khẳng định được ý nghĩa của hoạt động sư phạm trong việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mầm non, đặc biệt là khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐTH. Theo chuyên viên nghiên cứu về HĐTH -V.X. Mukhina thì HĐTH của trẻ em được xem như một hình thức lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Còn theo A.V.Daparozet thì HĐTH của trẻ là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Ở đó trẻ không những sử dụng các vật thể sẵn có mà bao gồm cả việc làm ra cái gì đó mới mẻ hay tạo ra một sản phẩm nhất định( như tranh vẽ, nặn bức tượng hay tranh xé dán…) bằng cách thực hiện dự kiến xảy ra trong óc trẻ [59 ;78- 84]
Sự sáng tạo của trẻ mầm non không thể phát huy được nếu không có sự hướng dẫn cũng như giúp đỡ của người lớn. Hơn nữa, chính tài liệu minh hoạ cũng là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sáng tạo của trẻ. Vì thế nên khi nghiên cứu về tài liệu minh hoạ đối với sự sáng tạo của trẻ, nhà giáo dục học B.A. Ezikeva đã đưa ra kết luận rằng: trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng hiểu được các phương tiện biểu cảm mà các hoạ sĩ sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tài liệu minh hoạ có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ mẫu giáo có được sự sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật. Các phương tiện biểu cảm mà các hoạ sỹ sử dụng để thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình chính là đường nét, là màu sắc, là cách sắp xếp các hình mảng…, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đã có thể cảm nhận được những bức tranh mang màu sắc tuơi vui, rực rỡ hay buồn bã, ảm đạm.[17]
Khi nghiên cứu về nền nghệ thuật trang trí dân gian các nhà giáo dục E.I. Kovanxkoi và E.I.Vaxilieva đã chứng minh và thấy được ảnh hưởng to lớn của chúng tới sự phát triển năng lực thẩm mĩ của trẻ, bởi vì theo họ thì nó vừa đáp ứng được nhu cầu của trẻ, lại vừa là “nguồn dinh dưỡng giàu có” cho việc tri giác nghệ thuật và chúng có tác động tới sự phát triển những rung động thẩm mĩ ở trẻ em. Quả thật đúng như vậy, các tác phẩm nghệ thuật trang trí mang đậm màu sắc dân gian thường có một vẻ đẹp rất độc đáo, cổ điển, kích thích được thị hiếu của người xem, vì thế nên nó có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng cách tri giác nghệ thuật cho mỗi người. Đồng thời chính vẻ đẹp của cách lựa chọn hoạ tiết, của cách phối hợp màu sắc trong các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian cũng có thể tác động tới tâm tư, tình cảm, xúc cảm cho người chiêm ngưỡng chúng.
Cũng bàn về vấn đề này, nhà giáo dục học Xô Viết D.A. Bogacheva đã nghiên cứu về việc sử dụng nghệ thuật trang trí ở nước mình. Trong tài liệu “ Cắt dán trang trí theo kiểu dân tộc ở mẫu giáo”, bà đã chỉ ra những cách trang trí của các dân tộc và bà cũng hướng dẫn cho giáo viên cách đưa trang trí dân tộc vào việc dạy cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời bà cũng đưa ra các mẫu cắt- xé dán để giúp trẻ có thể trang trí ở trường mầm non. Đây thực sự là một tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc giáo dục trẻ ở trường mầm non.[17 ;17]
Dựa vào lý luận về việc hình thành các hoạt động trí tuệ theo giai đoạn của nhà tâm lí học P.A. Ganperin, nhà giáo dục học E.C.Poraleva đã có nghiên cứu về cơ sở cảm giác của hoạt động xé- cắt, dán và đưa ra nhận xét rằng: Để cảm nhận được về tính nhịp điệu trong bài vẽ trang trí, thì trước đó cần tiến hành các giờ cắt- dán trang trí trước. Thật vậy, thủ công cắt- xé dán có khả năng lớn trong việc phát triển trí tưởng tuợng, sự hồi tưởng và phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ. Đây quả thật là một nhận xét rất xác đáng bởi vì khi trẻ được trực tiếp lựa chọn, sắp đặt các hình mảng, các hoạ tiết bằng chính đôi bàn tay của mình sẽ giúp trẻ phát triển được khả năng cảm nhận về nhịp điệu và màu sắc tốt hơn. Đồng thời những nhận xét này cũng chính là “khung xương” để giúp cho các giáo viên có thể lên được kế hoạch và sắp xếp hợp lí các hình thức dạy học nhằm đạt được kết quả hoạt động cao hơn.
Trẻ mẫu giáo đã có thể cắt được các hình theo từng phần và việc tạo nên các sản phẩm từ các phần cắt rời của hoạt động xếp dán cũng dễ dàng hơn đối với trẻ. Bằng các nghiên cứu của mình, nhà giáo dục học I.L. Guxarova đã chỉ ra rằng: Để đạt hiệu quả cao trong giờ hoạt động cắt- dán thì việc dạy cắt- dán nên bắt đầu chính từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể- tạo các hình quen thuộc- sự hứng thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được những trở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật.[17 ;4]
Đúng thế, mục đích cần đạt được ở trẻ trong giờ HĐTH là sự hứng thú của chúng, khi hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ say sưa thể hiện mình trong đó mà không cần nghĩ rằng mình làm như thế có đẹp không, mọi nguời có thích không? Điều này rất có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ.
Trong bài viết “ Cảm xúc và sáng tạo” nhà giáo dục học T.X. Komarova đã nhấn mạnh rằng: Sự thể hiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi nặn, cắt dán sẽ giúp trẻ chính xác hoá và củng cố biểu tượng, kiến thức. Tạo ra sản phẩm bằng các vật liệu khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm tính chất và khả năng thể hiện chúng…[19 ;113]
Điều này có nghĩa rằng, khi được tham gia vào các hoạt động khác nhau của HĐTH sẽ giúp cho trẻ có thể củng cố được những biểu tượng, những kiến thức có được trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề về HĐTH và HĐTH trang trí đối với sự phát triển của trẻ mầm non như T.S. Phan Việt Hoa, khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” đã khẳng định được vai trò của cảm xúc thẩm mĩ trong việc giáo dục thẩm mĩ và trong giáo dục phát triển toàn diện con người. Qua công trình nghiên cứu này, bà đã chứng minh được vai trò của các dạng HĐTH trong việc bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ, đồng thời bà cũng đưa ra được các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong HĐTH.
Khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi”, PGS.TS. Lê Thanh Thuỷ đã nghiên cứu về các điều kiện để nâng cao khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, bà đã cho rằng: Việc tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác các tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện để trẻ làm xuất hiện, phát triển cảm hứng của mình trong hoạt động tạo hình. Kết luận này của bà đã giúp chúng tui trong việc hiểu được khả năng của trẻ trong HĐTH để từ đó chúng tui có thể có những tác động cần thiết làm cho trẻ xuất hiện những cảm xúc của mình đối với hoạt động.
Các mô-típ hoa lá thường được trang trí trên trang phục của những người phụ nữ như trang trí gấu váy, trang trí khăn đội đầu, trang trí giày….; các mô-típ động vật lại thường hay được trang trí trên trang phục của những thầy cúng, thầy mo… Ngoài các mô-típ hình hoa lá, hình động vật, hình người ra còn có cả những mô-típ hoa văn hình học như hình tam giác( thường được trang trí dưới hình thức ghép vải hay ghép kim loại để làm mũ trẻ em, ghép gối, ghép rìa của mặt địu, mặt chăn của trẻ em, ghép trên cổ áo và khăn đội đầu của người phụ nữ…); hoa văn hình lượn sóng được thêu bằng chỉ màu xanh, đỏ, vàng ở hai đầu thắt lưng của người phụ nữ xen kẽ với các hình răng cưa, các đường song song hình quả trám và hình chim theo chiều ngang của chiếc thắt lưng.
Ảnh minh hoạ:(xem phụ lục)
* Dân tộc H’Mông
Trong quá trình nghiên cứu , tác giả Diệp Trung Bình đã thấy rằng “ trong đại gia đình các dân tộc Việt nam, dân tộc H’Mông đứng hàng thứ tám, sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơme, Mường, Nùng bà chiếm tỷ lệ 1% dân số của nước ta.” Nếu như căn cứ vào sắc phục của người phụ nữ H’Mông người ta chia thành các nhóm chính sau: Nhóm H’Mông đấu( H’Mông trắng) phụ nữ thường mặc váy trắng; nhóm H’Mông lềnh( H’Mông hoa) và H’Mông si( H’Mông đỏ) phụ nữ thường mặc váy có trang trí hoa văn sặc sỡ, màu sắc của hoa văn thường là màu đỏ tươi; nhóm H’Mông đú( H’Mông đen) có đặc điểm là phụ nữ thường mặc váy đen và nhóm H’Mông súa( H’Mông hán).
Trang phục của người H’Mông thường được trang trí rất cầu kì tuỳ từng trường hợp vào từng loại trang phục.
Đối với áo của người phụ nữ H’Mông thường là áo tứ thân xẻ ngực, không có cúc, không khâu vắt gấu. Với người H’Mông trắng thì vẻ đẹp của áo thường tập trung nhiều ở cổ áo, vì vậy nên họ thường chú ý trang trí chiếc cổ áo rất kĩ, cổ áo được thêu, ghép vải màu rất cầu kì với những mô-tip hoa văn hình học, người ta dùng chỉ đen, trắng thêu hoa văn nổi trên nền vải màu đỏ tươi hình ngôi sao tám cánh đã được cách điệu. Với người H’Mông đen áo của họ thường xẻ ngực, cổ áo và nẹp áo liền nhau, hoa văn trang trí ở cổ áo, nẹp áo, tà áo và ống tay. Mảng đồ án hoa văn ở cổ áo được xử lí theo bố cục băng ngang với hoa văn hình học được thêu bằng chỉ màu đỏ, xanh thẫm kết hộp với việc ghép vải màu; còn mảng hoa văn ở nẹp áo là hoa văn hình quả trám chạy nối nhau trên băng ngang dược thêu bằng chỉ đỏ và xanh lá mạ. Áo của người phụ nữ H’Mông hoa là áo năm thân xẻ nách với một dải hoa văn sặc sỡ đỏ, vàng, tím được thêu bằng chỉ màu chạy vòng từ cổ áo xuống nách áo, mảng đồ án hoa văn được được bố cục theo lối băng ngang liên tiếp với những hoạ tiết là hình con ốc hay hình răng cưa. Nẹp tay áo được trang trí bằng hoạ tiết hình con chim cách điệu còn ống tay áo gồm hai dải băng trên nền đỏ hoa văn thêu chỉ vàng, trắng, xanh lá mạ, ở gần nửa ống tay áo là mô-tip hình con cua.
Về việc trang trí hoa văn trên váy của người phụ nữ H’Mông thì chỉ có nhóm H’Mông hoa, H’Mông đỏ là có trang trí, còn các nhóm khác như H’Mông trắng, H’Mông xanh, H’Mông đen váy của họ chỉ có màu trắng hay màu đen, không có trang trí hoa văn.
Váy của người phụ nữ H’Mông hoa và H’Mông đỏ có hoa văn bố cục thành dải băng ngang, hoạ tiết được lặp đi lặp lại và biến dạng, ở chân váy thì trang trí hoa văn thêu chỉ đỏ, vàng hay in sáp ong. Về đồ án hoa văn trên váy của người H’Mông thì có rất nhiều loại, đa dạng cả về bố cục lẫn hoạ tiết. Ngoài trang trí áo, váy ra người phụ nữ H’mông còn trang trí rất nhiều thứ khác nữa như trang trí hoa văn cho chiếc yếm, trang trí hoa văn cho chiếc tạp dề.
Trong trang phục nam giới, người H’Mông chủ yếu chỉ trang trí ở khăn và ở áo. Khăn đội đầu của nam giới dân tộc H’Mông được làm bằng vải chầm thẫm, hai đầu khăn trang trí bằng mảng hoa văn dài khoảng 35cm, rộng khoảng 13cm. Mảng đồ án hoa văn theo dải băng ngang thêu chỉ vàng, đỏ, trắng, xanh lá mạ, ở hai đầu khăn là hoa văn hình bàn chân và hoa văn hình đồng tiền vuông. Đối với áo của nam giới người H’Mông thì họ thường trang trí chiếc áo bên ngoài( giống như chiếc áo gi-lê). Cổ áo được trang trí bằng mảng hoa văn theo bố cục băng ngang với các mô-típ hoa văn trên nền đỏ ghép vải trắng- xanh- đỏ- trắng- vàng- trắng làm đường viền đóng khung cho các mảng hoa văn bên trong. Ở mảng giữa là hoa văn hình con ốc, hai bên là hoa văn hình đồng tiền được đóng khung bằng hình quả trám.
Ảnh minh họa:( xem phụ lục)
* Dân tộc Dao:
Dân tộc Dao là một trong những dân tộc có rất nhiều mô-típ trang trí trên đồ dệt- nhất là trang trí trên các trang phục cổ truyền, các mô-típ hoa văn có mặt ở khắp nơi trên bộ trang phục, đặc biệt là trên bộ y phục của nữ giới.
Là một trong những dân tộc có nhiều nhóm điạ phương, dân tộc Dao gồm có những nhóm sau: nhóm Dao Đỏ, nhóm Dao Quần Chẹt, nhóm Dao Lô Gang, nhóm Dao Tiền, nhóm dao Quần Trắng, nhóm Dao Thanh Y… hoa văn trên trang phục, đồ dùng hàng ngày của những nhóm người Dao đều có những điểm chung nhất định nhưng ngoài ra mỗi nhóm cũng lại có những đặc điểm riêng đặc trưng của mình. Trong các nhóm này chúng tui sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu hoa văn của nhóm Dao Quần Chẹt.
Người Dao Quần Chẹt thường trang trí hoa văn trên khăn, áo, yếm, dây lưng…Với trang phục nữ giới, khi trang trí khăn, người ta thường thêu ở hai đầu khăn với các hoạ tiết hình xương rồng còn ở giữa thì được trang trí bằng hoạ tiết hình mặt trời. Trang trí áo, người Dao Quần Chẹt thường trang trí ở hai thân trước, thân sau và ở dưới gấu áo. Các hoạ tiết hoa văn thường sử dụng là hình cũi lợn, hình cây, hình guồng nươc tròn, hình chữ thập, hình chim… Dây lưng của người phụ nữ Dao Quần Chẹt thường có hai loại, loại màu đỏ thì không có trang trí hoa văn còn loại màu trắng đựoc trang trí ở hai đầu. Đối với quần thì họ thường trang trí ở dưới gấu quần là chủ yếu với những dạng hoa văn hình học.
Trang phục của nam giới thông thường chỉ trang trí nhiều ở áo và khăn, tuy nhiên người đàn ông họ rất ít đội khăn hàng ngày mà họ chỉ đội khăn vào những dịp quan trọng, khăn của họ được trang trí giống như khăn của người phụ nữ. Còn áo của nam giới người Dao Quần Chẹt được trang trí bằng rất nhiều các hoạ tiết: túi ngực được trang trí bằng vải đỏ kẻ ô quả trám thêu bằng chỉ màu trắng. Giữa mặt túi trang trí bằng một khung vuông được thêu bằng chỉ màu trắng- đỏ- xanh lá mạ- vàng- trắng. Trong hình vuông ấy có hoạ tiết là một hình ngôi sao tám cánh giống như mặt trời. Ở bốn góc của hình vuông cũng có hoạ tiết sao tám cánh trông giống như guồng nước. Trên mặt của túi cũng có những hoa văn giống túi ngực nhưng có thêm hoạ tiết hình chim.
Ảnh minh họa( xem phụ lục)
Từ việc tìm hiểu những nét đặc sắc của một số các dân tộc thiểu số qua các bố cục hoa văn của dân tộc, đồng thời dựa vào đặc điểm tâm sinh lí cũng như khả năng của trẻ trong hoạt động tạo hình, vhúng tui thấy rằng trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có thể làm quen được với một số dạng bố cục hoa văn sau:
( Đây là một số hoạ tiết và các dạng bố cục trang trí mà chúng tui đã khái lược để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ trong việc làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.)
Một số hình ảnh …………











5.2. Kết quả nghiên cứu tài liệu hướng dẫn.
* Về chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ:
Trong quá trình nghiên cứu tình hình thực tế hiện nay của một số trường mầm non( trường MN Vân Giang, truờng MN Thuý Sơn- Thành phố Ninh Bình- Tỉnh Ninh Bình, trường MN tư thục Kinder Sun, truờng MN tư thục Sơn Ca- Thành phố Hà Nội), chúng tui nhận thấy rằng tất cả các trường mầm non được điều tra đều thực hiện theo chương trình đổi mới giáo dục hiện nay nhưng về nội dung giáo dục cụ thể thì họ vẫn bám theo khung chương trình của Vụ giáo dục mầm non, sự linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung giáo dục vẫn chưa phát huy được hết. Trong cả bốn trường được điều tra thì số giáo viên mạnh dạn tự đưa ra nội dung cụ thể cho từng tiết học rất ít, ở những trường công lập( trường MN Vân Giang, trường MN Thuý Sơn), các giáo viên thực hiện theo chương trình của tổ trưởng chuyên môn lên sẵn; còn ở các trường tư thục ( trường MN Kinder Sun, trường MN Sơn Ca) thì nội dung chương trình là do người hiệu trưởng đưa ra, các giáo viên chỉ có nhiệm vụ thực hiện theo chương trình ấy. Chính điều này đã có ảnh hưởng không tốt về mặt chất lượng giáo dục vì đã làm hạn chế sự sáng tạo của giáo viên. Nếu như nội dung chương trình giáo dục được xây dựng một cách linh hoạt, sáng tạo với những gì gần gũi, thân thiết xung quanh trẻ, phù hợp với môi trường cụ thể của từng trường, lớp thì sẽ tạo ra cho trẻ sự hứng thú hơn trong các hoạt động, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Ngược lại, ở từng địa phương có những điều kiện thực tiễn khác nhau( về cả điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội) mà lại cùng áp dụng theo một khung chương trình đã định sẵn thì sẽ không tạo được hứng thú đối với trẻ và dẫn tới hiệu quả giáo dục không cao.
* Về chương trình HĐTH:
Qua điều tra tìm hiểu thực tế, chúng tui thấy rằng trong chương trình đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, HĐTH đã được chú ý hơn nhiều, nó được sử dụng tích hợp trong rất nhiều các hoạt động khác. Tuy nhiên, theo giải thích của họ, do tính chất của các hoạt động mà trong HĐTH mới chỉ có hoạt động vẽ là được tổ chức nhiều hơn cả, còn hoạt động xếp dán tranh và hoạt động nặn họ chỉ thường tổ chức vào các giờ HĐTH chuyên biệt chứ không lồng ghép vào các hoạt động khác. Hầu hết nội dung của HĐTH của các trường vẫn còn rất đơn giản, những hoạt động tạo hình trang trí còn rất ít được tổ chức, nếu có tổ chức thì họ cũng chỉ tổ chức hoạt động vẽ trang trí là chủ yếu.
Về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hàng năm thì trong tổng số 80 giáo viên được điều tra mới chỉ có 23,75% số giáo viên được tham gia thường xuyên các buổi tập huấn, có 31,25% số giáo viên thỉnh thoảng được đi dự các lớp tập huấn., còn lại 45% là không được đi tham gia các khoá bồi dưỡng chuyên môn.
Như vậy, theo chúng tui thì vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nói chung và bồi dưỡng cho giáo viên về lĩnh vực HĐTH đều có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của HĐTH cũng như các HĐTH trang trí đặc biệt là hoạt động xếp dán tranh trang trí. Bởi vì để có thể tổ chức tốt được HĐTH của trẻ thì bản thân mỗi người giáo viên mầm non đều phải có sự hiểu biết, trình độ cũng như những năng lực tạo hình nhất định. Hiện nay, trình độ của giáo viên mầm non được đào tạo theo 3 trình độ; TCSP, CĐSP, ĐHSP, ở cả 3 trình độ này không phải giáo viên nào cũng có những kiến thức về tạo hình, mà còn rất nhiều giáo viên có kiến thức tạo hình rất hạn chế, vì thế nên họ cần pahỉ được tham gia vào các lớp tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn về lĩnh vực này mới có thể nhạn thức được đúng đắn và có thể tổ chức tốt các HĐTH cho trẻ. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức HĐTH choi trẻ mầm non, đa số các giáo viên sử dụng vở tạo hình và cho tẻ làm theo mẫu hay theo đề tài, những giờ tạo hình hoạt động theo khả năng sáng tạo của trẻ còn rất ít đựoc tổ chức, do đó làm hạn chế rất nhiều khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐTH.
5.3. Kết quả đàm thoại với giáo viên.
Trong quá trình tìm hiểu thực tế, chúng tui đã trò chuyện, trao đổi với 46 giáo viên của cả 4 trường mầm non về các vấn đề sau:
- Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên về các phương pháp, hình thức tổ chức HĐTH cũng như khả năng xếp dán tranh của trẻ mầm non.
- Trò chuyện với các giáo viên về việc lựa chọn những hoạ tiết hoa văn phù hợp với trẻ trong quá trình hoạt động.
- Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ bước đầu được làm quen và có những kiến thức sơ đẳng về bố cục hoa văn của một số dân tộc.
Chúng tui đã sử dụng các câu hỏi sau trong quá trình trao đổi, trò chuyện với các giáo viên:
+ Để tổ chức các giờ hoạt động tạo hình cho trẻ, chị sử dụng những phương pháp như thế nào? Dưới những hình thức nào?
+ Đối với HĐXD tranh, theo chị thì trẻ cần có những khả năng nào?
+ Chị đã từng cho trẻ làm quen với các dạng bố cục hoa văn theo kiểu này trong các giờ tạo hình trang trí bao giờ chưa?( Cho giáo viên xem cùng với các hình ảnh về các dạng bố cục hoa văn của các dân tộc).
+ Chị có hay cho trẻ làm quen với hoa văn trang trí trên các sản phẩm tạo hình không? Nếu có, những hoa văn đó thuộc dân tộc nào?
+ Theo chị, trẻ thường thích những kiểu hoa văn nào? Vì sao? Chị đã từng cho trẻ làm quen với các dạng hoa văn này chưa?
Kết quả thu được như sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: biện pháp giúp trẻ 4+5 tuổi giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, Một số biện pháp giúp trẻ làm quen với đọc viết 5-6 tuổi, sáng kiến giáo dục trẻ giữ gìn bản sac văn hóa dan tôc mường cho trẻ 5-6 tuổi, KẾ HOẠCH Thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn mẫu giáo 5-6 tuổi, bài thuyết trình một số biện pháp tạo tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1, của Bộ Tài chính, Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN , một số biện pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn ii - trường mầm non hương an, sáng kiến kinh nghiệm biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với đọc viết, MỘT SỐ TÀI LIỆU CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI violet, Báo cáo sáng kiến tô, viết chữ cái, Tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ cái., Cơ sở lý luận cho trẻ làm quen với chữ cái, sáng kiến giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết thông qua trò chơi học tập, tạo môi trường cho trẻ làm quen chữ cái violet, cơ sở lý luận cơ sở thực tiễn phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi, sangs kién kinh nghiệm một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt mon làm quen chữ cái, Phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa 2 cô trong tiết học, một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái với các biện pháp Sưu tầm các bài thơ, đồng dao, câu chuyện, bài hát cho trẻ làm quen chữ cái, Báo cáo một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi tô, viết chữ cái, bài thuyết trình Biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ cái, biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với việc đọc việc viết, ĐỀTÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ VIẾT, cơ sở lí luận cho trẻ làm quen với chữ cái trong trường mn, Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động làm quen với chữ viết., biện pháp giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ viết, SKKN Giups trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái, sáng kiến một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái, đề tài giúp trẻ hứng thú với việc đọc, viết cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết, nguyên tắc và nội dung xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với nhận biết tập nói, một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với đọc và lam quen với viết violet, tóm tắc thông tư 50 cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng anh, giải pháp cho trẻ học tốt chữ cái, Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết, khuyến nghị để giúp giáo viên ở trường anh/chị nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 làm quen với chữ cái., 1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ 5 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI VÀ HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT ĐỂ TRẺ TỰ TIN BƯỚC VÀO LỚP 1, một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết, trẻ 5-6 tuổi có nên cho trẻ làm quen với chữ viết, sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hữu ích giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái, “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT”, cho trẻ làm quen chữ viết 5-6 tuổi, một số sngs kiến dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái hay nhất
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top