banhdi

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp để thành công quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam





 

I/ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 1

1. Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 7/2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần 1

2. Giai đoạn từ 8/2000 đến 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ 3

3. Giai đoạn từ 6/2002 đến nay: Cơ chế lãi suất thoả thuận 5

II/ GIẢI PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM 10

1. Hoàn thiện các quy định về lãi suất, quy chế quản lý ngoại hối theo thông lệ quốc tế 10

2. Từng bước nới lỏng các quy định mang tính hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các NHTM 13

3. Nâng cao năng lực quản lý và vai trò giám sát của NHNN 13

4. Lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, rà soát lại các NHTMCP 13

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn;
- Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.
(Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Có hai lý do: trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát từ sự suy giảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế; thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất. Hơn nữa việc sử dụng các công cụ gián tiếp khác chưa thực sự có hiệu quả; việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính của Nhà nước do vậy đã hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các TCTD, hạn chế việc hình thành và phát triển của các công cụ tài chính, có nguy cơ làm suy yếu năng lực tài chính của TCTD.
Giai đoạn từ 8/2000 đến 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ
Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. 
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Theo quy định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02 tháng 8 năm 2000 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có những nội dung như sau:
Nay thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ theo quy định cụ thể tại các điều dưới đây.
Đối với lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam:
Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ:
Cho vay bằng Đôla Mỹ: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất Đôla Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngành Ngân hàng Xinh-ga-po (lãi suất SIBOR) kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung hạn, dài hạn tại thời điểm cho vay và một biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Cho vay bằng các ngoại tệ khác: Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Quyết định trên được đưa ra để thay thế cho quyết định năm 1996. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy NHNN đã quan tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá và từng bước gắn lãi suất trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bản hàng tháng. Trên cơ sở lãi suất cơ bản, các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng 0,3%/tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5%/tháng… Đến tháng 6/2001, lãi suất ngoại tệ đã được tự do hóa, mức lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ đều do các NHTM tự quyết định theo cung cầu vốn trên thị trường. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các DN tại NHTM và tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa được tự do hóa mà vẫn do NHNN quy định, nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệ cho các NHTM và các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài. các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn.
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 1 cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng). Thực tế là trong năm 1999, các NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN, và kết quả, như trên Hình 1, là LSCV ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất.
Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ 0,3%/tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế. Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.
Một điểm đáng chú ý nữa là LSCV của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất này đều giảm. Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng LSCV vẫn không tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản. Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõ rệt.
Giai đoạn từ 6/2002 đến nay: Cơ chế lãi suất thoả thuận
Từ ngày 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam thông qua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. NHNN không quy định biên độ lãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Có thể nói, đó là bước tiến quan trọng trong quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. Để định hướng lãi suất thị trường, từ tháng 3/2003, NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi suất với lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần theo hướng làm lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được quy đị...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank Luận văn Kinh tế 0
U [Free] Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Giải pháp phát triển bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số kiến nghị và giải pháp xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty công trình giao thông Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top