Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP .4
1.1. Lợi nhuận và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp 4
1.1.1. Vài nét về mô hình Tập đoàn kinh tế và khái niệm lợi nhuận doanh nghiệp 4
1.1.1.1. Vài nét về mô hình Tập đoàn kinh tế 4
1.1.1.2. Khái niệm về lợi nhuận 6
1.1.2. Vai trò của lợi nhuận 7
1.1.3. Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 8
1.1.4. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp 10
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 11
1.2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp 11
1.2.1.1. Lợi nhuận trước thuế 11
1.2.1.2. Lợi nhuận sau thuế 11
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp 11
1.2.2.1. Các nhân tố trực tiếp 11
1.2.2.2. Các nhân tố gián tiếp 12
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp 14
1.3.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 14
1.3.2. Doanh lợi vốn chủ sở hữu 14
1.3.3. Doanh lợi tài sản 15
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á 16
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á 16
2.1.1. Vài nét về công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á 16
2.1.1.1. Thông tin chung 16
2.1.1.2. Quá trình hoạt động và phát triển của tập đoàn 19
2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tập đoàn Việt Á 29
2.1.2.1. Khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn 29
2.1.2.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 31
2.2. Thực trạng lợi nhuận của công ty CPTĐĐTTMCN Việt Á 33
2.2.1. Phân tích lợi nhuận của Tập đoàn qua các năm 33
2.2.1.1. Tình hình lợi nhuận thực tế của Tập đoàn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 33
2.2.1.2 Tình hình phân phối lợi nhuận của Tập đoàn 34
2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn 36
2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận 36
2.2.2.2. Phân tích doanh thu 37
2.2.2.3. Phân tích chi phí 39
2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 43
2.3. Đánh giá về lợi nhuận của Tập đoàn 44
2.3.1. Những mặt tích cực 44
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 45
2.3.3. Nguyên nhân 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á 47
3.1. Phương hướng phát triển của Tập đoàn trong tương lai 47
3.2. Các giải pháp tài chính 49
3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu 49
3.2.2. Giải pháp giảm chi phí 53
3.2.3. Các giải pháp khác 54
3.3. Kiến nghị 57
KẾT LUẬN .59
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_giai_phap_gia_tang_loi_nhuan_tai_cong_ty_co_phan_d.5jicf7CXNL.swf /tai-lieu/chuyen-de-giai-phap-gia-tang-loi-nhuan-tai-cong-ty-co-phan-dau-tu-thuong-mai-cong-nghiep-viet-a-77905/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+ Thành lập VPĐD tại TP. Đà Nẵng.
Năm 2003
+ Tách sản xuất thành 3 nhà máy: Nhà máy Thiết bị điện, Nhà máy Cơ khí Công nghiệp, Nhà máy Composite.
+ Thành lập công ty con thứ hai của Việt Á chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa và composite mang tên Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á - VAPLASCOM.
+ Mở rộng thị trường sang lĩnh vực thủy điện.
+ Đầu tư dây chuyền CNC sản xuất cột thép.
+ Chuyển đổi chứng chỉ về Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
+ Đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam.
Năm 2004
+ Thành lập Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á - VAELEC.
+ Thành lập VPĐD tại TP. Nha Trang.
+ Đạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.
+ Đạt Giải thưởng Chất lượng Vàng Việt Nam.
+ Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Chi nhánh Hưng Yên.
Năm 2005
+ Thành lập Công ty TNHH Cơ khí Việt Á - VAMECO.
+ Thành lập Công ty TNHH Cáp điện Việt Á - VACABLE.
+ Thành lập Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Á - VATRACO.
+ Khởi công xây dựng Nhà máy Dây và Cáp điện Việt Á tại TP. Đà Nẵng.
+ Chuẩn bị xây dựng Nhà điều hành tại Khu công nghiệp Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001:1994.
+ Xuất khẩu sản phẩm cột thép và tủ bảng điện ra thị trường nước ngoài.
+ Doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng.
+ Kỷ niệm 10 năm thành lập Tập đoàn.
+ Đạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.
+ Đạt Giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương.
+ Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Tập đoàn.
Năm 2006
+ Tham gia vào lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện, xây dựng trọn gói (turn key EPC).
+ Thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Việt Á - VAREAL.
+ Thành lập Công ty TNHH Phát triển Điện lực Việt Á - VAPDECO.
+ Chuyển đổi Công ty TNHH Lê Pha thành Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Á - VAINCON
+ Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Việt Á - VARDC.
+ Thành lập Trung tâm Tư vấn Thiết kế Việt Á - VAECC.
+ Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin Việt Á - VAINTECH.
+ Xây dựng và áp dụng Văn hóa doanh nghiệp.
+ Xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản trị doanh nghiệp ERP.
+ Phát triển sản phẩm mới điện tử: bộ nạp ắc quy, bộ cảnh báo, khối thử nghiệm phục vụ điều khiển bảo vệ.
+ Khởi công xây dựng Nhà điều hành trên diện tích 2.000m2 tại Khu Công nghiệp quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Đạt Cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng.
+ Đạt Cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng.
+ Đạt Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006.
Năm 2007
+ Thành lập Công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp Việt Á - VAINSYST.
+ Thành lập Công ty CP Đầu tư Phát triển Việt Á - VAINVEST.
+ Thành lập Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Việt Á - VATRAINING.
+ Thành lập Trung tâm Đầu tư Tài chính Việt Á - VAFINA.
+ Góp vốn thành lập Công ty CP Việt Á Nghĩa Đàn - VADAN.
+ Góp vốn thành lập Công ty CP Truyền thông Việt Á - VAMEDIA.
+ Ký hợp đồng thiết kế Hệ thống nhận diện do các công ty tư vấn trong và ngoài nước thực hiện.
+ Phối hợp với Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam thành lập Quỹ Văn hóa doanh nhân.
+ Chuẩn bị tham gia Sàn giao dịch Chứng khoán.
+ Đạt Giải thưởng quốc tế về Chất lượng và Uy tín Kinh doanh.
+ Đạt Cúp vàng ISO.
+ Đạt danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu TP. Hà Nội.
TĂNG TRƯỞNG VỀ NHÂN SỰ (Người):
Biểu đồ 1: Tình hình tăng trưởng về nhân sự toàn Tập đoàn
(Nguồn: trang web của Tập đoàn)
TĂNG TRƯỞNG VỀ DOANH SỐ (Tỷ đồng):
Biểu đồ 2: Tình hình tăng trưởng về doanh số
(Nguồn: trang web tập đoàn)
ĐẤNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM:
Biểu đồ 3: Đánh giá một số thương hiệu ở Việt Nam
(nguồn: trang web của tập đoàn)
Thương hiệu Việt Á - VAPOWER đã tạo ra một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước. Theo kết quả nghiên cứu thị trường với phạm vi toàn quốc năm 2007 của Công ty Acorn của Singapore - một công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thì thương hiệu Việt Á - VAPOWER đứng thứ tư trong thị trường ngành điện công nghiệp, và dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước.
Tổng giá trị các hoạt động từ thiện, xã hội năm 2007 hơn 1 tỷ đồng.
2.1.1.3. Mối quan hệ Tập đoàn và các đơn vị thành viên
Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp điện tử Việt Á được chuyển đổi mô hình từ năm 2005 từ công ty TNHH thương mại Việt Á.
Tập đoàn Việt Á bao gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính, bất động sản có quy mô khá lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường, các chi nhánh từ Bắc đến Nam và sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế. Mối quan hệ giữa các thành viên là chặt chẽ, hoạt động độc lập vì lợi ích của từng thành viên và của cả Tập đoàn. Sở hữu Tập đoàn là sở hữu hỗn hợp nhưng công ty mẹ chiếm đa số cổ phần, các công ty thành viên có tư cách pháp nhân.
Tập đoàn Việt Á tiến hành quản lý và tập trung một số mặt như huy động, điều tiết, quản lý vốn, nghiên cứu, triển khai, xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư.
Tập đoàn Việt Á kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và định hướng ngành chủ đạo là sản xuất các sản phẩm thiết bị điện, thực hiện các dự án về cung cấp, lắp ráp các công trình về điện.
Về tổ chức kinh doanh trong tập đoàn, các đơn vị thành viên trong một ngành là một mắt xich trong việc thực hiện một khâu nhất định trong toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu nghiên cứu triển khai, cung cấp đầu vào, tiếp thị sản phẩm đến khâu tiêu thụ một cách có chiến lược, các đơn vị trong cùng ngành sản xuất này hạch toán theo giá nội bộ riêng các công ty thành viên thuộc lĩnh vực khác thực hiên hạch toán độc lập.
Tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty thành viên cũng như của toàn bộ Tập đoàn. Thông qua mô hình tổ chức và sự lãnh đạo của mình để tạo ra lợi nhuận cao cho các công ty thành viên hoạt động có tính độc lập. Do vậy Tập đoàn chính là người tối đa hóa lợi nhuận cho toàn bộ Tập đoàn kinh tế.
Vốn của Tập đoàn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu do các cổ đông góp và không có phần vốn góp của Nhà nước, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, lợi nhuận giữ lại và nguồn vốn chiếm dụng.
Tập đoàn có chiến lược kinh doanh chung, được soạn thảo từ trụ sở đầu não của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên. Chiến lược đó thường tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh và chiến lược nghiên cứu triển khai công nghệ mới, sản phẩm mới, thông qua huy động sức mạnh tài chính vào các nguồn lực của cả tập đoàn tập trung vào các lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển và mở rộng thị trường, củng cố uy tín của tập đoàn và từng thành viên. Nhờ chiến lược chung này, các công ty thành viên chủ động xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với môi trường và điều kiện cụ thể trong từng ngành, từng khu vực thị trường trong sự kết hợp hài hòa với chiến lược chung.
Sơ đồ tổ chức:
...