Download miễn phí Khóa luận Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán séc tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CAM ĐOAN 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG 4
TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN SÉC 4
1.1.THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 4
1.1.1Khái niệm và vai trò của TTKDTM 4
1.1.2.Các quy định chung của TTKDTM. 7
1.1.3.Các cách TTKDTM phổ biến : 8
1.2. THANH TOÁN BẰNG SÉC. 17
1.2.1.Khái niệm và phân loại Séc. 17
1.2.2. Các chủ thể tham gia, quyền hạn và trách nhiệm: 20
1.2.3. Các quy định chung của Séc. 24
1.3. QUY TRÌNH THANH TOÁN SÉC: 25
1.3.1. Quy trình thanh toán bằng séc chuyển khoản : 25
1.3.2. Quy trình thanh toán bằng séc bảo chi : 28
1.4. ƯU ĐIỂM CỦA THANH TOÁN SÉC SO VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC TTKDTM KHÁC . 29
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG THANH TOÁN SÉC: 31
1.5.1. Điều kiện kinh tế – Xã hội: 31
1.5.2. Môi trường pháp lý: 32
1.5.3. Yếu tố khoa học công nghệ: 32
1.5.4. Yếu tố con người 33
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG THANH TOÁN SÉC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 35
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 35
2.1.1. Tình hình kinh tế quận Ba Đình có ảnh hưởng đến hoạt động của NHCT khu vực Ba Đình. 35
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Ba Đình. 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Ba Đình : 37
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình. 39
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT NÓI CHUNG VÀ THANH TOÁN BẰNG SÉC NÓI RIÊNG TẠI NHCT BA ĐÌNH. 46
2.2.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt. 46
2.2.2. Thực trạng thanh toán Séc tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội: 54
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN SÉC TẠI 64
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 64
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH NĂM 2004: 64
3.2. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THANH TOÁN SÉC: 66
3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN BẰNG SÉC TẠI NHCT BA ĐÌNH: 67
3.3.1. Cho phép thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán: 67
3.3.2 Tạo thuận lợi trong thanh toán Séc: 68
3.3.2. Khuyến khích mở tài khoản cá nhân và sử dụng séc cá nhân: 69
3.3.3. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: 70
3.3.4. Tuyên truyền quảng cáo và mở rộng môi trường phục vụ: 71
3.3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ: 72
3.3.6. Sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền: 73
3.3.7. Thành lập hiệp hội thanh toán séc liên hàng: 74
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75
3.4.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện và có hiệu lực cao hơn 75
3.4.2. Các kiến nghị về Séc: 76
3.4.3. Bảo đảm an ninh trong phát hành séc: 77
KẾT LUẬN 78
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-khoa_luan_giai_phap_nham_mo_rong_hoat_dong_thanh_t.Y7WOiMOmff.swf /tai-lieu/khoa-luan-giai-phap-nham-mo-rong-hoat-dong-thanh-toan-sec-tai-ngan-hang-cong-thuong-ba-dinh-ha-noi-76567/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban lãnh đạo, các phòng ban nghiệp vụ về đường lối chiến lược kinh doanh cũng như cơ chế nghiệp vụ, cơ cở vật chất, đội ngũ cán bộ công nhân viên NHCT khu vực Ba Đình đã có bước trưởng thành vượt bậc, gắn kết thành một khối thống nhất đưa ngân hàng đi lên. Trong những năm qua, ngân hàng đã mở rộng qui mô, chuyển mới mô hình tổ chức, cải tiến hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong 45 năm xây dựng và trưởng thành. Ngân hàng Công ty khu vực Ba Đình không ngừng vươn lên trở thành một ngân hàng lớn trong hệ thống NHCT Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên NHCT khu vực Ba Đình các thời kỳ đã tạo nên nhiều thành tích, kết quả to lớn. duy trì và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng phát triển mọi mặt, có uy tín đối với doanh nghiệp và khách hàng xa gần, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố cũng như những thành quả chung của toàn hệ thống NHCT Việt Nam trong 15 năm xây dựng và trưởng thành.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Ba Đình :
Để phù hợp với sự biến động của nền kinh tế cũng như thoả mãn tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng, cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình đã thay đổi nhiều lần kể từ khi thành lập. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Ba Đình được thay đổi theo mô hình Hiện đại hoá như trong Sơ đồ 6 trang sau.
Ban lãnh đạo BHCT Ba Đình gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động của Ngân hàng theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Một phó Giám đốc phụ trách kế toán tài chính, phòng giao dịch, 1 phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 phó Giám đốc phụ trách tổ chức hành chính, hoạt động kho quỹ.
NHCT Ba Đình gồm 11 phòng, chức năng và nhiệm vụ của một số phòng được quy định như sau:
* Phòng kế toán giao dịch:
Phòng có nhiệm vụ chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như mở KT, bán séc, các giao dịch về tiền mặt…thực hiện công tác thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng và chuyển tiền khác, kiểm soát các giao dịch theo thẩm quyền. Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc thu nợ, thu lãi, xây dựng và lưu trữ hồ sơ khách hàng, đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo qui định của ngân hàng.
* Phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn):
Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp lớn. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.
* Phòng khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ).
Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.
* Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ thực hiện quy định của nhà nước và của NHCT có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, quản lý lao động, tuyển dụng lao động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ, thực hiện bồi thường, quy hoạch cán bộ, thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện làm việc...
* Phòng tài trợ thương mại:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại, thực Hiện nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu, thực hiện nghiệp vụ nhờ thu... Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền nước ngoài.
* Phòng kế toán tài chính:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tài chính kế toán của hoạt động ngân hàng. Phòng có nhiệm vụ là phối hợp với các phòng có liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quĩ tiền lương, chi các quy theo qui định thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động tại chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ, báo cáo tài chính theo qui định.
* Phòng kiểm tra nội bộ:
Phòng có nhiệm vụ chính là giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hay chi đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc, về tổ chức quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại của tổ chức và cá nhân.
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình.
Việc ở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và những người bạn đồng hành với nó là các Ngân hàng Thương mại. Nhận thức rõ cơ hội và thách thức, bám sát sự chỉ đạo của NHNN, NHCT Việt Nam, cấp ủy chính quyền địa phương, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của bạn hàng, chi nhánh NHCT Ba Đình đã nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh doanh và đã đạt được một số kết quả trên các mặt sau:
2.1.4.1. Công tác huy động vốn:
Với tư cách là một trung gian tài chính thực hiện công việc mà bất kỳ NHTM nào cũng làm đó là “đi vay để cho vay” Chất liệu cuả loại hình kinh doanh này là quyền sử dụng các khoản tiền tệ. Ngân hàng là người cung cấp đồng vốn đồng thời là người tiêu thụ đồng vốn của khách hàng. Tất cả các hoạt động mua bán này đều nhằm mục đích kiếm lời. Do đó công tác huy động vốn ở mỗi ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của chính sách huy động vốn cơ cấu huy động vốn, nói cách khác là chỉ tiêu để đánh giá sự nỗ lực của mỗi ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn với chi phí thấp và thời gian dài.
Nhận thức nguồn vốn huy động trên đại bàn có ý nghĩa với cả nền kinh tế thành phố, cả hoạt động tín dụng của ngân hàng và các hoạt động khác để giúp ngân hàng tăng trưởng và phát triển nên nhiều năm qua ban giám đốc chi nhánh luôn coi trọng và đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư dưới mọi hình thức để đảm bảo nhu cầu về vốn của khách hàng.
NHCT Ba Đình là một ngân hàng phục vụ kinh tế địa phương là chính. Trong những năm trước đây, ngân hàng được giao nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn. Sẵn có truyền thống từ trước tới nay, được sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền địa phương nên công tác huy động vốn ngân hàng vẫn giữ vững và không ngừng phát triển, là nguồn cu...