Download miễn phí Chuyên đề Kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Đức Khánh
TSCĐ là những tư liệu lao động phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty luôn quan tâm đến việc sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ. Bản thân mỗi TSCĐ của công ty đều lập định mức sửa chữa thường xuyên (bảo dưỡng) và sửa chữa lớn (đại tu).
Công ty cổ phần Đức Khánh đã tính chi phí sửa chữa ô tô vào chi phí sản xuất là một khoản chi phí trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là một khoản mức giá thành của hàng hoá giữa các tháng.
Căn cứ vào định mức chi phí sửa chữa ô tô cho 1 Km xe lăn bánh và số Km thực tế xe hoạt động trong tháng để tính số phảỉ trích trong tháng.
Chi phí sửa chữa phương tiện trong tháng = định mức sửa chữa phương tiện tính cho 1Km xe lăn bánh x số Km thực tế đã hoạt động trong tháng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_ke_toan_tai_san_co_dinh_tai_cong_ty_co_phan_duc_kh.nRcNftPpgP.swf /tai-lieu/chuyen-de-ke-toan-tai-san-co-dinh-tai-cong-ty-co-phan-duc-khanh-78048/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2002 so với năm 2001 tăng 128,63% chứng tỏ doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển được vốn. Doanh nghiệp luôn đảm bảo thanh toán đúng hẹn nên đã khiến cho công việc kinh doanh luôn thuận lợi vì được đối tác tin tưởng.
II. Tình hình doanh thu – Chi phí lợi nhuận
Biểu phân tích doanh thu – chi phí lợi nhuận năm 2002
Chỉ tiêu
2001
2002
So sánh%
1.Doanh thu và các khoản phải thu
10.206.870.000
11.965.730.075
106,77
2.Tổng chi phí
9.508.940.000
11.282.210.492
118.6
3.Lãi thực hiện
641.510.000
512.639.686
77,91
Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 cũng tăng đáng kể 106,77% đó là biểu hiện tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên ta thấy tổng chi phí cũng tăng đáng kể năm 2002 so với năm 2001 tăng118,6%.Doanh thu tăng nên chi phí cũng tăng, nhưng công ty chưa biết tiết kiệm vật tư, tiền vốn cho nên lãi bị giảm đi đáng kể 79,91%. Đó là điều mà cán bộ quản lý cần xem xét lại cách thức quản lý của mình để có biện pháp tiết kiệm giảm chi phí cho phù hợp với mức tăng doanh thu của doanh nghiệp.
II. Thuế và các khoản phải nộp NSNN
Năm 2001 Nộp NSNN: 1.004.730.000 đ
Năm 2002 Nộp NSNN: 651.313.192 đ
Thuế và các khoản phải nộp NSNN năm 2002 so với năm 2001 giảm đi tương đối nhiều tương đương với 64,82%.
phần iii
Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần Đức Khánh.
I. Phân loại TSCĐ
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá nên TSCĐ trong công ty phần lớn là các vật liệu hàng hoá có giá trị. Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn trong TSCĐ trong công ty nhưng vật liệu hàng hoá cũng chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh nguyên vật liệu hàng hoá TSCĐ của công ty còn bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và TSCĐ khác (quỹ phúc lợi).
Để phục vụ tốt cho việc hạch toán TSCĐ trong công ty thì công ty đã phân loại TSCĐ như sau:
a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
- Máy móc thiết bị: máy cưa, xẻ, ô tô, điều hoà…
- Nguyên vật liệu, hàng hoá: gỗ, bàn, ghế, giường…
- Nhà xưởng sửa chữa, bãi để hàng.
b. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng
TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh của công ty mang tính chất phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng. TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của công ty cơ bản trực tiếp của đơn vị.
c.Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng của công ty
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa cần dùng
II. Đánh giá TSCĐ
Để xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ loại TSCĐ mà công ty có cách đánh giá khác nhau, TSCĐ mua sắm, TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành. Việc tính giá TSCĐ tại công ty được tình theo công thức sau:
Nguyên giá TSCĐ = Giá trị thực tế + Chi phí khác liên quan
Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ đã sử dụng theo công thức sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - giá trị hao mòn
Như vậy toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi trên 3 loại: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất.
II. Hiện trạng TSCĐ của công ty cổ phần Đức Khánh
Hiện trạng TSCĐ của công ty
31/12/2002
Chỉ tiêu
Đối tượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Chất lượng
Còn lại
Tỷ trọng%
I. Nhà cửa vật kiến trúc
1.434.338.891
1.133.744.809
79,04
29,55
II. Máy móc thiết bị
137.120.300
125.251.300
91,34
3,24
III.Nguyên vật liệu, HH
494.619.400
603.610.400
47,38
67,4
Gỗ
214.619.400
510.848.400
48,2
65
Giường, bàn, tủ
286.000.000
92.762.000
33,1
2,4
Tổng TSCĐ
2.566.696.991
3.166.216.909
299,06
167,59
Nhìn chung qua 7 năm hoạt động TSCĐ của công ty đã tăng đáng kể từ 1,8 tỉ đồng năm 1995 đến nay là 3,862 tỉ đồng, tăng 2,15 lần. Chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong tổng TSCĐ hiện có ở công ty thì:
- Nguyên vật liệu hàng hoá chiếm 67,4%, đặc biệt là hàng hoá chiếm 65%. Qua tỉ trọng này ta thấy hình thức bán hàng hoá của công ty là chủ yếu. Song thực trạng TSCĐ của công ty cũng chưa được tốt và đẹp để đáp ứng được
nhu cầu, sở thích của khách hàng. Số hàng hoá mới hiện đại đáp ứng nhu cầu khánh hàng chiếm 17% tổng số hàng hoá .
Tổng giá trị còn lại của hàng hoá với nguyên giá ban đầu chỉ có 47,38%. Điều đó cho thấy để ổn định phát triển sản xuất cần nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường công ty phải có phương hướng thay đổi cách thức bán hàng và đổi mới hàng hoá cũ thành hàng hoá mới hiện đại hơn .
- Nhà cửa vật kiến trúc : tổng diện tích của công ty quản lý 4.446m2 trong đó có 272m2 là nhà làm việc, 1300m2 là xưởng , 150m2 là bộ phận dịch vụ, tổng giá trị còn lại 1.133.744.890 = 29,55% tổng tài sản với nhóm tài sản này do mới được đầu tư xây dựng nên chất lượng còn lại cao (giá trị còn lại so với nguyên giá ban đầu79,04%).
Về máy móc thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng không nhỏ bằng3,24% tổng số tài sản vì được đầu tư năm 2002 bao gồm(2 máy cưa, hai máy bào, 1 máy tính, 1 máy xẻ, máy điều hoà …). Tổng giá trị còn lại137.120.300 = 91,34% nguyên giá ban đầu .
IV. Hạch toán chi tiết TSCĐ ở công ty
- Tổ chức hạch toán tài sản cố định ở công ty cổ phần Đức Khánh giữ một vị trí quan trọng trong công tác kế toán . Nó cung cấp tài liệu đảm bảo chính xác cho bộ phận quản lý doanh nghiệp để tiến hành phân tích đánh giá thực hiện tăng giảmTSCĐ ở công ty . Qua đó tăng cường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ . Do đó việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên một hệ thống đầy đủ các chứng từ gốc chứng minh cho tính hợp pháp của nghiệp vụ kế toán phát sinh bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn thuế GTGT, biên bản nghiệm thu, thanh lý…Căn cứ vào chứng từ gốc, các chứng từ khác liên quan đến TSCĐ và các tài liệu khấu hao kế toán. Kế toán ghi thẳng vào sổ
chi tiết TSCĐ. Sổ này được mở khi bắt đầu niên độ kế toán và khoá sổ khi kết thúc. Đây là quyển sổ chính phục vụ cho việc theo dõi quản lý TSCĐ của công ty và được ghi hàng ngày khi nghiệp vụ kế toán phát sinh và hoàn thành.
Đơn vị: Công ty cổ phần Đức Khánh Mẫu số 2 – TSCĐ
Thẻ TSCĐ số 24/ máy xẻ Lập ngày 31/12/1998
(Dùng cho máy móc)
Tên tài sản: máy xẻ Loại: máy móc thiết bị
Nhãn ký hiệu: HQ – 1374 Chứng từ nhập: số 26
Nơi sản xuất: Hàn Quốc Nguyên giá: 155.959.000
Năm sản xuất: 1993 Nguồn vốn: bổ sung
ĐĐ đặt: Cty cổ phần Đức Khánh Đình chỉ sử dụng ngày/tháng/năm
Lý do
Mức và tỷ lệ KH
Mức khách hàng đã tính cộng dồn
Từ
Tỷ lệ%
Mức KN
Năm
Cơ bản
Năm
CB
SCL
CB
SCL
1998
12
0
0
0
1.1.1998
7.795.000
1999
12
18.700.000
31.12.1999
26.503.000
2000
12
26.708.000
31.12.2000
53.211.000
2001
37.523.000
31.12.2001
167.553.000
2002
20.062.000
31.12.2002
130.759.000
V. Hạch toán tăng giảm TSCĐ
1. Tổ chức hạch toán ban đầu của TSCĐ
Hạch toán ban đầu nhằm thiết lập nên các chứng từ để làm cơ sở cho các khâu hoạch toán tiếp. Các chứng từ kế toán thường xuyên vận động và sự vận động liên ...