hoxuan_tai
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 3
NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 3
I. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng 3
1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mai 3
2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 3
2.1. Các hình thức tín dụng. 4
2.1.1. Theo tính chất hoạt động. 4
2.1.2. Theo thời gian: 4
2.1.3. Theo bảo đảm: 5
2.2. Vai trò tín dụng của Ngân hàng. 5
2.2.1. Đối với Ngân hàng: 5
2.2.2. Đối với người đi vay. 6
2.2.3. Đối với nền kinh tế. 7
ii. nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 9
1. Định nghĩa và đo lượng nợ quá hạn: 9
1.1. Định nghĩa: 9
1.2. Đo lường nợ quá hạn: 11
2. Phân loại nợ quá hạn. 12
2.1. Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi. 12
2.2. Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn: 14
2.3. Nợ quá hạn theo biện pháp đảm bảo tiền vay. 14
2.4. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của người vay. 14
3. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. 15
3.1. Nguyên nhân chủ quan. 15
3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. 15
3.2.1.Nguyên nhân chủ quan. 15
3.2.2. Nguyên nhân khách quan. 16
3.3. Nguyên nhân vượt qúa sự kiểm soát của doanh nghiệp và Ngân hàng. 16
4. Sự phát sinh nợ quá hạn từ một số nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. 17
4.1. Nợ quá hạn trong nghiệp vụ cho vay. 17
4.2. Nợ quá hạn trong nghiệp vụ chiết khấu. 17
4.3. Nợ quá hạn trong nghiệp vụ bảo lãnh. 17
4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh trong nghiệp vụ cho thuê. 18
5. Ảnh hưởng của nợ quá hạn. 18
5.1. Đối với hoạt động của Ngân hàng. 18
5.1.1. Giảm lợi nhuận. 18
5.1.2. Giảm khả năng thanh toán. 19
5.1.3. Giảm uy tín. 19
5.1.4. Mất vốn (vốn tự có dẫn đến phá sản ngân hàng: 19
5.2. Đối với nền kinh tế. 20
III. các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại. 21
1. Các biện pháp phòng ngừa. 22
2. Các biện pháp xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng Thương mại 23
2.1. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường. 23
2.1.1. Khai thác: 23
2.1.2. Cho phép công ty mạnh mua lại công ty yếu. 26
2.2. Đối với các khoản nợ khó đòi và mất vốn: 26
2.2.1. Thanh lý tài sản thế chấp: 27
2.2.2. Bán nợ: 28
2.2.3. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 28
2.2.4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro bù đắp: 30
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG II – HAI BÀ TRƯNG 33
1. Vài nét về chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 33
1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam: 33
1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 34
1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 34
1.2.2. Cơ cấu tổ chức: 35
1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhành Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng: 36
2. thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng công thương ii – Hai Bà Trưng đến 31/12/2002. 44
2.1. Quy trình tín dụng và phát sinh nợ quá hạn. 44
2.2. Thực trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 47
2.2.2. Theo khả năng thu hồi 48
3. Công tác xử lý nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng. 52
3.1. Thực hiện xử lý nợ quá hạn theop chỉ đạo của Chính phủ 53
3.1.1. Giãn nợ: 54
3.1.2. Khoanh nợ. 55
3.1.3. Xoá nợ. 57
3.2. Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng trực tiếp xử lý. 60
3.2.1. Gia hạn nợ, điều chỉnh hạn nợ. 60
3.2.2. Khai thác. 62
3.2.3. Đôn đốc giám sát các khoản nợ quá hạn thông thường. 62
3.2.4. Giảm miễn lãi cho khách hàng. 63
3.2.5. Thanh lý. 65
3.2.6. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. 66
2.2.2. Đẩy mạnh công tác thu nợ. 69
2.2.3. Yêu cầu cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán doanh nghiệp Nhà nước. 69
2.2.4. Chuyển giao cho tổ chức mua bán nợ tồn đọng (ODNI). 70
2.2.5. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 71
2.2.6. Xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. 72
3. Kiến nghị. 72
3.1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 72
3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. 73
3.2.1. Điều chỉnh thời hiệu khởi kiện vi phạm hợp đồng tín dụng. 73
3.2.2. Kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng về xử lý tài sản thế chấp. 73
3.2.3. Đưa ra chính sách về xử lý tài sản thế chấp nhằm khắc phục những khó khăn của Ngân hàng thương mại khi phát mại tài sản. 75
3.2.4. Chính phủ nên cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp và Ngân hàng. 76
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-chuyen_de_mot_so_giai_phap_nham_gop_phan_han_che_v.T3YmfuYJBd.swf /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-giai-phap-nham-gop-phan-han-che-va-xu-ly-no-qua-han-76190/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Theo thông lệ, đây là một khoản được tính trong chi phí hoạt động hàng năm của ngân hàng. Cơ sở để xác định tỷ lệ % các khoản tín dụng bị mất (không thu hồi được) so với tổng các khoản cho vay của năm trước. Tỷ lệ đó được dùng để trích cho năm hiện tại. Nếu cuối năm số tiền cho vay bị mất nhỏ hơn phần không sử dụng, khi đó sẽ tạo thành nguồn vốn của ngân hàng. Nếu khoản tín dụng bị mất lớn hơn phần đã trích dự phòng thì phần thiếu hụt sẽ được lấy từ nguồn vốn của ngân hàng để bù đắp. Giải pháp này nhằm đảm bảo nguyên tắc: Ngân hàng phải chịu những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng không được phép lấy nguồn tiền gửi của khách hàng để bù đắp những tổn thất. Điều này giúp tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hơn đồng thời buộc ngân hàng phải thận trọng khi cấp tín dụng.
Sau khi xác định khoản nợ là mất vốn, ngân hàng tiến hành xóa nợ bằng cách đưa khoản nợ ra khỏi dư nợ cho vay đồng thời giải quỹ dự phòng rủi ro. Như vậy sẽ đưa dư nợ về tình trạng thực tế, đồng thời tài sản và nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm xuống.
Sau khi loại bỏ các khoản mất vốn ra khỏi bảng tổng kết tài sản, ngân hàng phải tiếp tục theo dõi ở phần ngoại bảng. Nếu sau này thu hồi lại được khoản nợ đã mất thì phần thu này được tính là thu nhập bất thường của ngân hàng.
Theo luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam, tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động.
Ngân hàng lựa chọn các biện pháp xử lý nợ quá hạn căn cứ vào:
- Tính chất của khoản nợ quá hạn đó.
- Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
- Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan.
- Vị trí vai trò của ngân hàng, của khách hàng trong nền kinh tế.
- Môi trường kinh tế.
Chương II
Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương II – Hai Bà Trưng
1. Vài nét về chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng.
1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam:
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của Việt Nam và được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.
Ngân hàng Công thương Việt Nam có mạng lưới kinh doanh rộng lớn với 2 Sở Giao dịch, 104 chi nhánh, 143 Phòng giao dịch, 358 Quỹ tiết kiệm ở hầu hết các tỉnh thành và trung tâm thương mại trong cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng công thương Việt Nam còn có các chi nhánh trực thuộc như: Văn phòng thay mặt tại TP.HCM, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin, Công ty cho thuê tài chính,…
Ngân hàng Công thương Việt Nam cung cấp các dịch vụ: Mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay tín dụng ngắn, trung và dài hạn, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, bảo lãnh và thanh toán quốc tế,… và các dịch vụ đa dạng khác.
Khách hàng chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam là các tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghịêp, xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, dịch vụ,… và các khách hàng cá nhân tại các khu tập trung đông dân cư như thành phố, thị xã. Với phương châm hoạt động “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và sự phát triển thành đạt của các doanh nghiệp.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại Việt Nam đi đầu trong việc cải tiến Công nghệ thông tin Ngân hàng. Năm 2001, Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên xây dựng và triển khai mạng máy tính rút tiền tự động ATM trong toàn quốc.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Ngân hàng Châu á (ABA), thành viên của Hiệp hội thanh toán viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), thành viên chính thức của Hiệp hội Visa, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
1.2. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng.
1.2.1. Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng.
Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng là một chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam. Sau khi thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước quận Hai Bà Trưng, gồm một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp quận và một chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp quận, chuyển thành các chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và II quận Hai Bà Trưng trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tại quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày01/4/1993 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của Ngân hàng Công thương Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và II Hai Bà Trưng là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như Chi nhánh Ngân hàng Công thương cấp tỉnh, thành phố. Kể từ ngày 01/9/1993, theo quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, sát nhập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực I và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 01/9/1993 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một Chi nhánh Ngân hàng Công thương.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II – Hai Bà Trưng có trụ sở chính đặt tại 285 đường Trần Khát Chân – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Hiện nay chi nhánh có biên chế gần 340 cán bộ công nhân viên trong đó hơn 65% có trình độ cao đẳng, đại học. Bộ máy tổ chức Chi nhánh bao gồm Ban Giám đốc, 8 phòng chức năng, 2 phòng Giao dịch, 2 tổ nghiệp vụ và 13 Quỹ tiết kiệm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng kinh doanh đối ngoại
Phòng Giao Dịch
chợ hôm
Phòng nghiệp vụ
bảo hiểm
Phòng Kho quỹ
Phòng nguồn vốn
Phòng kiểm soát
Phòng T.T điện toán
Cửa hàng kinh doanh vàng bạc
Phòng Giao Dịch trương định
Tổ cân đối tổng
hợp
13 Quỹ tiết kiệm
1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhành Ngân hàng Công thương II – Hai Bà Trưng:
Quận Hai Bà Trưng chiếm vị trí rất quan trọng của thành phố Hà Nội và mạn Đông Nam. Có diện tích đất 13,53km2, dân số 335.300 người theo thống kê năm 1999. Trên địa bàn quận tập trung khối sản xuất công nông nghiệp Trung ương và địa phương, nhất là khu công nghiệp Sợi – Dệt – May và CN cơ khí, Công ty thương nghiệp, và nhiều loại hình kinh doanh khác… Ngoài ra, quận có vị trí hết sức thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc thuận lợi của giao thông đường bộ và giao thông đường thủy (Cảng Phà Đen) đã thúc đẩy lưu thông nhanh hàng hóa, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo ra môi trường kinh doanh cho Ngân ...