Cory

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty Cao Su Sao Vàng





Trong mấy năm trở lại đây, giống như các Công ty khác trong ngành, tổ chức tiền lương, tiền thưởng ở Công ty Cao su Sao vàng trở thành một yếu tố quan trọng, là một nhân tố chủ yếu kích thích người lao động. Với cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng công tác tiền lương, tiền thưởng cần phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, nó còn phải phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty đã có những thay đổi lớn về tổ chức tiền lương, tiền thưởng, đó là việc áp dụng linh hoạt chế độ lương mới vào Công ty các điều kiện, căn cứ xét thưởng, mức thưởng được xây dựng lại chính xác hơn.

Hàng năm, Công ty tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể kèm theo đó giám dodóc ban hành quy chế phân phối thu nhập, có văn bản hướng dẫn tính lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Các văn bản này đều được thông qua tại đại hội công nhân viên tháng, quý, năm cho CBCNV trong Công ty.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


biểu trên ta thấy:
- Từ cơ cấu vốn của Công ty có thể chứng tỏ đây là một Công ty có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng vốn là khá nhanh: so sánh các năm ta có bảng sau:
Biểu 2.3: Mức tăng trưởng vốn qua các năm 98, 99, 2000.
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
Chỉ tiêu
98/97
99/98
2000/99
Tổng vốn
11.009
3.087
12.248
Vốn lưu động
- 16.565
- 16
2.189
Vốn cố định
27.574
3.103
10.059
Nhìn vào bảng mức độ tăng trưởng vốn ta có thể nhận thấy nguồn vốn tăng qua các năm và năm sau cao hơn năm trước.
- Nguồn vốn tăng chủ yếu là vốn cố định. Đây cũng là một đặc trưng đối với doanh nghiệp sản xuất. Nguồn vốn cố định tăng lên như vậy chủ yếu để đầu tư cho máy móc thiết bị và có một số máy móc thiết bị chính như: Máy luyện, máy lưu hoá lốp xe đạp, máy định hình lưu hoá lốp ô tô, máy cắt vài và lò đốt dầu...
Như vậy, với nguồn vốn lớn mạnh và các hình thức sử dụng vốn một cách có hiệu quả, Công ty có thể đứng vững và phát triển một cách nhanh chóng, đảm bảo đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay go va quyết liệt như hiện nay. Đồng thời, cùng với việc đầu tư đúng mức sẽ giúp cho sản phẩm của Công ty không chỉ cạnh tranh với thị trường trong nước mà cả các sản phẩm của thị trường nước ngoài, đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn nữa, có khả năng hoà nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế trong khu vực.
5. Đặc điểm về thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất.
5.1 Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
Quy trình công nghệ của Công ty cao su Sao vàng là qui trình sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến song do chu kỳ sản xuất ngắn nên việc sản xuất chỉ diễn ra ở một xí nghiệp.
Nhìn chung, công nghệ sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô về cơ bản không khác nhau nhiều. Hai qui trình sản xuất săm xe đạp và lốp xe đạp được thê rhiện trong các hình 2.2 và 2.3.
Qua quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp, chúng ta có thể thấy một số công đoạn rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất lốp xe đạp đó là công đoạn luyện, cán, tráng, lưu hoá, thành hình. Những công đoạn này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm (KCS).
* Công đoạn luyện chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầulà sơ luyện có tác dụng biến cao su sống thành cao su có độ dẻo thích hợp; gia đoạn hai là hỗn luyện, cao su sau khi sơ luyện được kết hợp với hoá chất cho ra sản phẩm cao su có màu thích hợp phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm cao su theo yêu cầu. Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, công đoạn này nhân viên KCS tự cân đong hoá chất và kiểm tra luôn sản phẩm sau khi đã hỗn luyện.
* Công đoạn cán tráng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm lốp xe đạp, lốp xe máy, lốp ô tô, công đoạn này có 4 bước công việc là: sấy khô vải, nhiệt luyện cao su, táp cao su một mặt, tráng cao su hai mặt. Yêu cầu của công đoạn cán tráng là sản phẩm làm ra không được quá dày hay quá mỏng. Cao su phải được cán đều hai mặt, mặt trong mỏng hơn mặt ngoài.
* Công đoạn thành hình lốp, công đoạn này sử dụng một số bản thành phẩm của các công đoạn khác như: Sử dụng vải của công đoạn tráng, sử dụng tanh của công đoạn sản xuất tanh. ở công đoạn này, yêu cầu kích thước lốp phải chuẩn, mặt lốp được định hình và cũng có nhân viên KCS theo dõi, kiểm tra.
* Công đoạn lưu hoá là công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất, lốp xe đạp sau khi được định hình đưa vào nấu chín ở nhiệt độ cao từ 150 độ đến 160 độ C. Công đoạn này, công nhân có quyền lựa chọn bán thành phẩm của khâu định hình vì khi cao su đã được nấu chín, nếu hỏng sẽ không sử dụng lại được và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Sản phẩm làm ra sẽ được nhân viên KCS kiểm tra và đóng dấu chất lượng.
Hỗn luyện
Nhiệt luyện
ép suất
Luồng ống
Lưu hoá
Định dài
Cắt van
Mài đầu
Phết keo
Nối đầu
Thử chân không
Đóng gói
Nhập kho
Hóa chất
Cao su
Sàng sẩy
Sơ luyện
Hình 2.2: Quy trình sản xuất săm xe đạp
Hình 2.3: Qui trình sản xuất lốp xe đạp
Dây thép tanh
Đảo tanh
Cắt ren tanh
Luồn ống nối
Dập cắt ba via
Vòn tanh tròn
Cắt hình mặt lốp
Cao su sống
Cắt sấy
Sơ luyện
Phối lực
Gia công cắt sấy
Hoá chất
Vải mành
Cán tráng
Sấy
Hỗn luyện
Xé vải
Nhiệt luyện
Cuộn vải
Thành hình lốp
Định hình lốp
Lưu hoá lốp
Kiểm tra
Nhập kho
Cốt hơi
Tóm lại, do tính chất phức tạp của bước công việc ở các công đoạn nêu trên viện bố trí công nhân lành nghề có trình độ phù hợp với mức độ phức tạp của bước công việc trong dây chuyền đã được các xí nghiệp sản xuất hết sức quan tâm. Việc sắp xếp này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác trả lương sản phẩm ở các xí nghiệp. Nếu bố trí lao động hợp lý thì người lao động sẽ nhận được tiền lương phù hợp với hao phí lao động do chính họ bỏ ra và xí nghiệp sẽ thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu bố trí lao động không hợp lý thì sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn thành công việc cũng như đảm bảo cho người lao động có được nguồn thu nhập thoả đáng.
5.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Trước đây, phần lớn các máy móc hoạt động trong các xí nghiệp sản xuất của Công ty là máy móc của Trung Quốc. Mặc dù một số máy móc thiết bị đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn được dùng như: Máy luyện kín, máy luyện hở, máy lưu hoá săm lốp xe đạp... Số máy cũ chủ yếu tập trung ở XNCS 1, XNCS2, XNCS3, khi sử dụng máy móc này chúng gây ra tiếng ồn lớn, toả hơi nóng tốn nhiên, nguyên vật liệu.
Đến nay, Công ty đã từng bước đổi mới công nghệ, thay đổi máy móc thiết bị tiên tiến của các nước như: Liên Xô, Đức, Nhật, Đài Loan và cả Việt Nam... Do việc đầu tư đúng hướng, Công ty đã liên tục cải tiến và mua sắm thêm thiết bị mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất với những mặt hàng có chất lượng cao, có uy tín, số lượng lớn, phù hợp với nhu cầu phong phú của thị trường. Hiện nay Công ty đã và đang sử dụng các loại máy móc sau:
Biểu 2.4: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty.
STT
Tên máy móc, thiết bị
Nướcsản xuất
Nămđưavàosử dụng
Nguyêngiá(VNĐ)
Máy luyện các loại
VN, TQ, LX
1960,1976,1992
886.719.711
Máy cán các loại
Trung Quốc
1971,1976,1993
861.861.921
Máy thành hình lốp
VN, TQ
1975,1993,1994
1.208.272.810
Máy định hình
Việt Nam
1989
7.196.125
Máy lưu ho cácloại
TQ,VN,LX
1965. 1987, 1996
2.152.425.656
Máy đột dập tanh
Việt Nam
1976, 1979, 1993
5.190.610
Máy cắt băng
VN, Đức
1973, 1977, 1990
127.139.191
Các loại bơm
TQ
1987, 1996
251.132.113
Máy nén khí
QT, Nhật
1992, 1993, 1996
91.655.000
10.
Máy cuộn vải
VN, Mỹ
1961, 1975, 1993
6.910.410
11.
Máyép,máycuộn đầu săm
Trung Quốc
1965, 1975, 1993
1.270.000.000
12.
Máy ép vải mành
Việt Nam
1978
851.767
13..
Các loại khuôn
Đài Loan
1971, 1988, 1995
95.106.410
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Mặt khác, do đặc điểm của Công ty là tiến hành sản xuất ba ca nên số lượng máy móc được đưa vào sử dụng hết công suất. Số lượng máy móc mới mua về được tiến hành tính khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư vào đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Một số ý kiến nhằm Xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số kiến nghị và giải pháp xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số vấn đề về công tác tổ chức và quản lý tiền lương ở Công ty Sông Đà 11 Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Một số giải pháp hoàn thiện về công tác tiền lương tại công ty Cơ khí Cơ điện Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ một số quy trình phân loại và sắp xếp các phương án cần lựa chọn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top