baongocdo_0308

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý sử dụng đất ở thành phố Hạ Long





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

I. Phân loại đất và đặc điểm đất đô thị 9

1. Phân loại đất đô thị 9

2. Đặc điểm đất đô thị nước ta và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị 10

2.1. Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu 10

2.2. Đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng đất 11

2.3. Tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch 11

II. Quản lý sử dụng đất đô thị 12

1. Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính 12

2. Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị 12

2.1. Quy hoạch xây dựng đô thị 12

2.2. Lập kế hoạch và phân phối đất đai xây dựng đô thị 13

3. Giao đất, cho thuê đất 16

3.1 Giao đất 16

3.2. Thuê đất. 17

4. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị 18

4.1. Nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất 18

4.2. Xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất đô thị 19

5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị 20

5.1. Thẩm quyền và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất 21

5.2. Những điều kiện được chuyển quyền, chuyển quyền sử dụng đất đô thị 22

6. Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị 22

6.1. Thu hồi đất xây dựng và phát triển đô thị 22

6.2. Đền bù thu hồi đất đô thị 23

7. Thanh tra, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đô thị 24

7.1. Những nội dung tranh chấp về đất đai đô thị 24

7.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai 25

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG 26

I. Tổng quan về thành phố Hạ Long 26

1. Thực trạng phát triển kinh tế 26

2. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 26

2.1. Thực trạng phát triển đô thị 26

2.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 29

3. Dân số và lao động 30

3.1. Dân số, mật độ dân số 30

3.2. Lao động và việc làm 30

3.3. Thu nhập và mức sống 30

4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai 31

4.1. Thuận lợi 31

4.2. Những hạn chế 32

4.3. áp lực đối với đất đai 32

II. Tình hình quản lý đất đai 34

1. Thời kỳ trước Luật đất đai năm 1993 34

2. Thời kỳ sau Luật đất đai năm 1993 đến nay 35

2.1. Tình hình hoạt động của bộ máy quản lý sử dụng đất đai của thành phố Hạ Long 35

2.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính 37

2.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 37

2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 38

2.4.1. Tình hình giao đất, cho thuê đất 38

2.4.2. Thu hồi đất 40

2.5. Điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính 40

2.6. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 41

2.6.1 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 41

2.6.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 45

2.7. Công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong sử dụng đất. 45

2.7.1. Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai 45

2.7.2 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 46

III. Hiện trạng sử dụng đất đai 47

1. Đất nông nghiệp 48

2. Đất lâm nghiệp có rừng 49

3. Đất chuyên dùng 49

3.1. Đất xây dựng: 50

3.2. Đất giao thông: 50

3.3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 51

3.4. Đất di tích lịch sử văn hoá 51

3.5. Đất quốc phòng, an ninh 52

3.6. Đất khai thác khoáng sản 52

3.7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 52

3.8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 52

3.9. Đất chuyên dùng khác 53

4. Đất ở 53

4.1. Đất ở đô thị 53

4.2. Đất ở nông thôn 53

5. Đất chưa sử dụng 53

IV. Biến động đất đai 53

1. Biến động tổng quỹ đất đai 54

2. Biến động sử dụng các loại đất 55

2.1. Đất nông nghiệp 55

2.2. Đất lâm nghiệp có rừng 55

2.3. Đất chuyên dùng 56

2.4. Đất ở 57

2.5. Đất chưa sử dụng 57

V. Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai 58

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG 61

I. Tiềm năng sử dụng đất đai 61

1. Khái quát về tiềm năng đất đai 61

2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 62

2.1. Phát triển công nghiệp 62

2.2. Tiềm năng đất đai để phát triển du lịch 63

2.3. Tiềm năng đất đai phát triển nông nghiệp 63

2.4. Tiềm năng đất đai phát triển lâm nghiệp 64

2.5. Tiềm năng đất đai phát triển, xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân cư nông thôn. 65

II. Quan điểm khai thác sử dụng đất 65

III. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long 67

1. Giải pháp về quản lý công tác lập và xét duyệt quy hoạch 67

1.1. Quy hoạch 67

1.2. Huy động vốn để thực hiện quy hoạch 69

1.3. Tổ chức thực hiện 70

2. Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long 70

2.1. Về tổ chức bộ máy 71

2.2. Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ 72

2.3. Rèn luyện cán bộ làm công tác quản lý TNMT 73

3. Giải pháp thực hiện các chính sách 73

3.1. Chính sách sử dụng tiết kiệm đất 73

3.2. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp 74

3.3. Chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù 74

3.4. Chính sách áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào khai thác sử dụng đất 74

3.5. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái 74

3.6. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất 75

4. Giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 75

4.1. Đối với phường, xã: 75

4.2. Phòng Địa chính đô thị thành phố 76

4.3. Chi cục thuế thành phố 77

4.4. Phòng tài chính kế hoạch 77

IV. Kiến nghị 78

KẾT LUẬN 79

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quản lý sử dụng đất đai của thành phố Hạ Long
Từ khi có Luật đất đai năm 1993, công tác quản lý đất đai của thành phố đã dần dần đi vào nề nếp. Hệ thống tổ chức ngành địa chính được hình thành và kiện toàn từ thành phố đến cơ sở. Phòng địa chính thành phố, xã, phường đều có những cán bộ quản lý địa chính chuyên trách được bồi dưỡng, đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai có những bước chuyển biến tích cực góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống quản lý địa chính của thành phố Hạ Long bao gồm hai cấp quản lý: cấp thành phố, Phòng Địa chính đô thị thành phố trực tiếp các quản lý lĩnh vực địa chính đô thị và cấp phường, xã. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính của thành phố có 37 đồng chí trong đó có 25 đồng chí đại học các loại, 9 trung cấp, 1 sơ cấp.
-Tại Phòng Địa chính đô thị thành phố có 17 đồng chí trong đó có 14 đại học, 2 trung cấp, 1 sơ cấp, 14 đảng viên.
- Tại phường, xã có 20 đồng chí trong đó có 11 đại học, 9 trung cấp.
Nhìn chung với đội ngũ như hiện nay về số lượng và chất lượng là tương đối tốt. Nếu không có yêu cầu nhiệm vụ cần tập trung cấp bách thì với lực lượng trên là đủ. Nhưng với nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm tới và tăng cường kiện toàn hồ sơ địa chính thì lượng trên là còn thiếu về cán bộ và thiếu về đầu tư kinh phí và trang thiết bị cần được tăng cường.
Với chức năng là một phòng tham nưu giúp việc cho UBND thành phố quản lý Nhà nước về đất đai. Trong những năm qua Phòng đã có nhiều nỗ lực biết phối hợp, hợp tác với UBND các phường, xã, các Phòng ban chức năng như : Tài chính kế hoạch, Thanh tra xây dựng, Ban đền bù GPMB, Chi cục thuế... của thành phố và đã tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc, Phòng Địa chính đô thị đã giúp UBND thành phố thực hiện được cơ bản nội dung quản lý mà Luật quy định đưa công tác quản lý đất đai của thành phố dần tường bước đi vào nề nếp đạt được những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, so với yêu cầu trước mắt nhiệm vụ của phòng hết sức nặng nề và còn nhiều tồn tại:
- Nhiệm vụ cấp giâý chứng nhận quyền sử dung đất còn gấp 30 lần kết quả đã giải quyết năm 2001 mà đòi hỏi phải giải quyết cấp bách trong thời gian tới. Cụ thể nhu cầu cấp giấy bằng 21.300 giấy.
- Nghiệp vụ cơ bản quản lý địa chính là việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin địa chính, đây và đang là khâu tồn tại của Phòng, cần được tăng cường khắc phục trong thời gian tới.
- Xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của phòng địa chính đô thị tới nay không còn phù hợp với Luật đất đai năm 2003, Thông tư hướng dẫn số 01 của liên Bộ nội vụ - Tài nguyên môi trường. Về tổ chức bộ máy của Phòng tài nguyên môi trường ở các cấp vừa trùng vừa thiếu dẫn đến sự chỉ đạo chuyên ngành giữa các cấp thiếu sự thống nhất, hợp tác giữa các cấp.
- Với đội ngũ cán bộ địa chính của phòng và phường, xã trước nhiệm vụ yêu cầu cấp bách như hiện tại vẫn đang thiếu và yếu về số lượng và chất lượng, nhất là đối với đội ngũ cán bộ phường, xã.
Đội ngũ cán bộ phường, xã là lực lượng trợ thủ đắc lực của Phòng quản lý địa chính đô thị thành phố trong quá trình triển khai thực hiện các nghiệp vụ quản lý. Hàng năm đội ngũ này được tăng cường. Sau năm 2002 hầu như các phường, xã đều được tăng biên chế thành 2 cán bộ quản lý địa chính đô thị. Trong gần 40 cán bộ có 9 kỹ sư còn lại là trung cấp. Việc quản lý điều hành sử dụng của lãnh đạo UBND phường, xã những năm qua nhiều nơi chưa đúng mức, sử dụng cán bộ địa chính vào những việc khác không đúng nghiệp vụ. Nên nghiệp vụ chính không sâu, nhiều nhiệm vụ chính thì không thực hiện được. Tồn tại trên, một phần do sự phối hợp quản lý giữa UBND phường, xã với Phòng địa chính đô thị còn chưa chắt chẽ như quy định (Thông tư 470 của Tổng Cục địa chính), đội ngũ quản lý địa chính chất lượng không cao. cần nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính này.
2.2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), địa giới hành chính của thành phố và các phường, xã được khoanh định cắm mốc giới cố định ngoài thực địa, lập hồ sơ về ranh giới hành chính đã giao cho UBND các cấp quản lý với 18 phường, xã.
Thực hiện quyết định số 51/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hạ Long. UBND thành phố đã tiếp nhận bàn giao 2 xã Đại Yên, Việt Hưng của huyện Hoành Bồ để quản lý và xây dựng đinh hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quản lý và sử dụng đất đai. Hiện nay thành phố có 20 phường, xã.
2.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhằm khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy đã được đề cập, song đến nay do khó khăn về ngân sách, nhân lực, kỹ thuật nên các phường, xã trong thành phố vẫn chưa được lập quy hoạch sử dụng đất đai.
- Năm 2002 thành phố đã được Chính phủ quyết định nâng cấp lên thành đô thị loại II. Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung của thành phố Hạ Long đến năm 2020, là cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước của thành phố.
- Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất ngày càng đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên đến nay thành phố vẫn là một trong ba đơn vị cuối cùng trong toàn tỉnh chưa duyệt quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo kế hoạch tỉnh giao.
2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
2.4.1. Tình hình giao đất, cho thuê đất
Diện tích đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long tính đến ngày 31/10/2003 đã giao, cho thuê phân theo các đối tượng sử dụng là: 17.134,35 ha chiếm 77% diện tích đất thành phố. Các thành phần kinh tế khác nhau được giao và cho thuê các loại đất, cụ thể như sau:
- Hộ gia đình cá nhân:
Hộ gia đình, cá nhân được giao 6.594,46 ha chiếm 38,48% diện tích đất đã giao và cho thuê. Bao gồm:
Đất nông nghiệp 2.146,39 ha, trong đó đất trồng lúa 274,74 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1.174,66 ha, đất trồng cây lâu năm 222,97 ha...
Đất lâm nghiệp có rừng được giao 2.303,21 ha, trong đó rừng tự nhiên 78,98 ha, rừng trồng 2.224,23 ha.
Đất chuyên dùng 7,25 ha chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng.
Đất ở 1.317,39 ha, trong đó đất ở đô thị 1.162,74 ha, đất ở nông thôn 154,65 ha.
Đất chưa sử dụng 820,22 ha, đây là diện tích đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân để tiếp tục trồng rừng.
- Các tổ chức kinh tế: Đã được giao và cho thuê 6.661,37 ha chiếm 38,88% diện tích đã giao và cho thuê, bao gồm:
Đất nông nghiệp được giao 243,71 ha, trong đó đất trồ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Một số ý kiến nhằm Xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số kiến nghị và giải pháp xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số vấn đề về công tác tổ chức và quản lý tiền lương ở Công ty Sông Đà 11 Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Một số giải pháp hoàn thiện về công tác tiền lương tại công ty Cơ khí Cơ điện Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Xây dựng một phân hệ hỗ trợ một số quy trình phân loại và sắp xếp các phương án cần lựa chọn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top