roman_holiday_1001
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số vấn đề về tổ chức thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT NÓI CHUNG VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ NÓI RIÊNG
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
I. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân: 1
1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế quốc dân. 1
1.2. Vai trò thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế. 2
1.3. Vai trò của Ngân hàng trong việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ hoạt động nền kinh tế. 4
2. Những quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. 5
2.1. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt : 5
2.2. Những quy định cơ bản về không dùng tiền mặt. 7
3. Thanh toán bù trừ - một bộ phận thanh toán không dùng tiền mặt. 9
3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh toán bù trừ. 9
3.2. Các nguyên tắc của thanh toán bù trừ: 11
3.3. Quy trình thanh toán bù trừ 13
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THANH TOÁN BÙ TRỪ CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH
1. Khái quát đặc điểm tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 20
2. Tình hình thanh toán và thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình 24
2.1. Tình hình thanh toán của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình: 24
2.2. Thực trạng thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình. 28
2.3. Mấy vấn đề về sử dụng vốn trong thanh toán bù trừ 37
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
1. Vấn đề thực hiện chiến lược quan hệ với khách hàng. 40
2. Một vài kiến nghị về hệ thống thanh toán bù trừ ở nước ta. 41
3. Kiến nghị về hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống liên mạng truyền nhận thông tin trên địa bàn Hà Nội. 42
4. Kiến nghị về việc quản lý, xử lý và điều hoà vốn thanh toán. 42
KẾT LUẬN 44
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_mot_so_van_de_ve_to_chuc_thanh_toan_bu_tru_cua_nga.XyufC6sips.swf /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-van-de-ve-to-chuc-thanh-toan-bu-tru-cua-ngan-hang-cong-thuong-khu-vuc-ba-dinh-77743/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong quá trình mua bán hàng hoá của doanh nghiệp, các cá nhân, Ngân hàng đảm nhiệm khâu thanh toán thì mỗi ngân hàng đều là một trung gian, thu hộ, chi hộ cho khách hàng rồi thực hiện thanh toán với nhau. Nhưng mỗi ngân hàng là người đồng thời vừa thu hộ vừa chi hộ nên doanh số thanh toán được bù trừ cho nhau. Số chênh lệch cuối cùng của mỗi chu kỳ giao dịch đối với mỗi ngân hàng là một khoản nợ hay khoản được thu thực sự phải thanh toán sau khi bù trừ, đó chính là cơ sở để phát sinh hệ thống thanh toán bù trừ. Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá càng phát triển khối lượng thanh toán giao dịch của các doanh nghiệp ngày càng lớn kéo theo khối lượng vốn mà các ngân hàng phải thanh toán cho nhau ngày càng lớn. Do vậy cần thiết phải áp dụng hình thức thanh toán bù trừ nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong công tác thanh toán.
Trong cách này có ngân hàng thành viên có quan hệ phải thu hay phải trả lẫn nhau không thực hiện thanh toán trực tiếp từng món cho nhau mà chỉ thanh toán số chênh lệch cuối cùng mà ngân hàng mình phải trả hay được thu do Ngân hàng chủ trì đưa ra trên cơ sở tổng hợp trên số bù trừ cho từng ngân hàng với các ngân hàng khác có liên quan. Như vậy cách thanh toán này giảm được rất nhiều lần trích chuyển các tài khoản và luân chuyển chứng từ. Hiệu quả của thanh toán bù trừ thể hiện bằng tỷ lệ bù trừ giữa số tiền bù trừ được với tổng số doanh số phải thanh toán giữa các đơn vị tham gia thanh toán bù trừ. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Thanh toán giữa các ngân hàng đặc biệt là thanh toán bù trừ có ý nghĩa rất lớn, nó thể hiện chức năng tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế. Thanh toán ngân hàng là nhằm tiếp tục hoàn thiện quá trình thanh toán của các khách hàng, do đó thực hiện tốt nghiệp vụ này không chỉ làm cho các mối quan hệ, trao đổi mua bán hàng hoá của các khách hàng được tiến hành một cách thuận lợi mà còn thể hiện chức năng tập trung thanh toán của ngân hàng về bảo quản tiền tệ, tiến hành thanh toán theo sự uỷ thác của khách hàng, nhận tiền gửi vào tài khoản, theo dõi sổ sách... ở đây ngân hàng vừa đóng vai trò là thủ quỹ của khách hàng đồng thời là trung gian thanh toán của nền kinh tế.
Thực hiện tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng là thực hiện tốt yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn tài sản tăng vòng quay của vốn thanh toán giữa các ngân hàng nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng là thực hiện yêu cầu công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán bù trừ có ý nghĩa là góp phần tiết kiệm được phương tiện tiền tệ trong thanh toán của ngân hàng thành viên. Tỷ lệ giữa tổng số tiền đã tiết kiệm được sau khi thanh toán bù trừ với tổng số tiền đáng lẽ phải thanh toán qua lại càng cao thì vốn trong thanh toán được tiết kiệm càng lớn, tốc độ thanh toán tăng số nợ lẫn nhau được giảm bớt, thủ tục thanh toán luân chuyển chứng từ đơn giản từ đó tiết kiệm được các chi phí trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.
3.2. Các nguyên tắc của thanh toán bù trừ:
Các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải bảo đảm các tín nhiệm của ngân hàng mình với ngân hàng khác trong thanh toán bù trừ, thanh toán kịp thời sòng phẳng số chênh lệch thanh toán với ngân hàng chủ trì. Theo nguyên tắc tổ chức kỹ thuật nghiệp vụ của thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (ban hành theo QĐ181 NH-QĐ ngày 10/10/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) tất cả các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải có các điều kiện và thực hiện đúng quy định sau:
- Phải có tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ.
- Phải tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy tắc, tổ chức trong kỹ thuật về nghiệp vụ thanh toán bù trừ như:
- Phải có văn bản đề nghị thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng quy định trong thanh toán bù trừ.
+ Phải có văn bản giới thiệu các cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp giao nhận chứng từ và làm thủ tục thanh toán trong thanh toán bù trừ. Những người trực tiếp đến giao nhận, làm thủ tục thanh toán phải giới thiệu chữ ký của mình với ngân hàng chủ trì với ngân hàng thành viên khác.
+ Phải thực hiện đúng giờ giấc đến giao nhận chứng từ với nhân hàng thành viên khác theo quy định chung của ngân hàng chủ trì.
+ Phải lập đúng, đầy đủ và kịp thời các giấy tờ và trong khi giao dịch thanh toán bù trừ. Số liệu phải đảm bảo chính xác, rõ ràng đồng thời chịu trách nhiệm về pháp lý đối với tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chính xác của số liệu.
+ Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và hạch toán trong thanh toán bù trừ kể cả việc điều chỉnh các sai lầm trong hạch toán thanh toán bù trừ để đảm bảo số liệu nhất trí giữa các ngân hàng thành viên có liên quan và ngân hàng chủ trì.
+ Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của các ngân hàng thành viên và thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ.
- Nguyên tắc thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ:
+ Ngân hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thành viên (nếu có) để thanh toán cho các ngân hàng thành viên khác.
+ Trường hợp thiếu khả năng chi trả trong thanh toán bù trừ (tài khoản thanh toán tại ngân hàng chủ trì không đủ số dư thanh toán thì ngân hàng thành viên phải nộp tiền mặt, ngân phiếu vào ngân hàng chủ trì hay xin vay ngân hàng chủ trì theo chế độ vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ hay vay ngân hàng thành viên khác (nếu được thoả thuận).
+ Trường hợp không được ngân hàng chủ trì cho vay thì ngân hàng chủ trì sẽ chuyển số thiếu khả năng thanh toán (số phải trả không thanh toán được) sang nợ quá hạn và phạt theo lãi suất quá hạn của loại cho vay này và đình chỉ ngay việc tham gia thanh toán bù trừ của ngân hàng đó nếu nợ quá hạn phát sinh liên tiếp ba lần, đồng thời báo cho các ngân hàng thành viên khác biết.
3.3. Quy trình thanh toán bù trừ
a. Công việc tại các ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ:
Sau khi nhận được các chứng từ thanh toán bù trừ phát sinh, nhân viên kiểm soát giao chứng từ cho nhân viên thanh toán bù trừ kiểm tra lại tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ và chính xác của số liệu trên chứng từ sau đó thực hiện các công việc sau:
- Xắp xếp chứng từ.
+ Theo từng ngân hàng thành viên đối phương.
+ Trong từng ngân hàng thành viên, chứng từ được phân thành vế nợ riêng vế có riêng.
+ Trong mỗi vế chứng từ có thể xắp xếp theo từng loại (séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu).
Đối với những chứng từ liên hàng đến mà đi thanh toán bù trừ Cán bộ thanh toán bù trừ phải ghi lên chứng từ tài khoản trên số liệu của ngân hàng thành viên đối phương.
Sau khi xếp song chứng từ thanh toán bù trừ tiến hành nhập số liệu chứng từ vào má...