minh852002n

New Member

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam





Môc lôc - 1 -

Lời mở đầu - 6 -

chương I: hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp - 7 -

1.1.Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp - 7 -

1.1.1. Khái niệm vốn - 7 -

1.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp. - 9 -

1.1.2.1. Theo nguồn hình thành: - 9 -

1.1.2.2. Phân loại vốn theo cách chu chuyển - 12 -

1.2.2.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn. - 15 -

1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. - 16 -

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - 16 -

1.2.1. Khái niệm. - 17 -

1.2.2. Các chỉ tiêu xác định. - 19 -

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn cố định - 20 -

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 21 -

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu qủa sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - 25 -

1.3.1. Các nhân tố chủ quan. - 25 -

1.3.1.1. Về loại hình doanh nghiệp - 25 -

1.3.1.2. Trình độ của lực lượng lao động - 26 -

1.3.1.3. Các mối quan hệ của doanh nghiệp - 27 -

1.3.1.4. Cơ cấu vốn và chi phí vốn - 27 -

1.3.2. Các nhân tố khách quan - 29 -

1.3.2.1. Môi trường tự nhiên - 29 -

1.3.2.2. Môi trường pháp lý - 29 -

1.3.2.3. Môi trường kinh tế - 29 -

1.3.2.4. Môi trường chính trị văn hoá - xã hội - 30 -

1.3.2.5. Môi trường kỹ thuật công nghệ - 30 -

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 31 -

2.1. Khái quát về Tổng công ty sách - 31 -

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - 31 -

2.1.2. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ. - 33 -

2.1.3. Các điều kiện kinh doanh của công ty: - 35 -

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức. - 35 -

2.1.3.2. Các điều kiện kinh doanh khác - 37 -

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn. - 38 -

2.2.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn. - 38 -

2.2.2. Thực trạng trong sử dụng vốn cố định. - 42 -

2.2.3. Thực trạng trong sử dụng vốn lưu động - 46 -

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 52 -

2.3.1. Những kết quả đạt được - 52 -

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân - 53 -

Qua phân tích các số liệu ở trên ta thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn xuất hiện một số hạn chế trong sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam đó là: - 53 -

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 55 -

3.1. Định hướng phát triển Tổng công ty sách Việt Nam. - 55 -

3.1.1. ổn định tổ chức bộ máy, đổi mới các doanh nghiệp thành viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành hoạt động của Tổng công ty. - 55 -

3.1.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao - 56 -

3.1.3. Phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của địa phương. - 58 -

3.1.4. Đối với chương trình cung cấp sách tài trợ giáo dục cho các trường cấp 1, cấp 2 miền núi dân tộc - 58 -

- Để khắc phục tình trạng chênh lệch về vốn cố định và vốn lưu động, Tổng công ty đã đề ra mục tiêu về cơ cấu vốn trong những năm tới qua - 59 -

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty sách Việt Nam - 59 -

3.2.1. Nhóm giải pháp chung - 59 -

3.2.1.1. Về tổ chức, quản lý - 59 -

3.2.1.2. Về con người - 61 -

3.2.1.3. Về cơ sở vật chất – kỹ thuật - 61 -

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định - 62 -

* Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ - 62 -

* Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty - 63 -

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 64 -

3.3. Kiến nghị - 70 -

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước - 70 -

3.3.2. Kiến nghị với Bộ chủ quản - 71 -

3.3.3. Kiến nghị với các nghành có liên quan - 71 -

Kết luận - 73 -

D. Tài liệu tham khảo - 74 -

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hay doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.
Chi phí vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp, được sử dụng là căn cứ để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu khi quyết định đầu tư.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên như khí hậu thời tiết, môi trường… Ngày nay thì sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều, tuy nhiên không phải vì thế mà không quan tâm đến yếu tố nay. Dù khoa học có phát triển đến đâu, nhưng nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi, không phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp thì năng suất, chất lượng không thể tốt bằng việc sản xuất trong điều kiện tự nhiên phù hợp.
1.3.2.2. Môi trường pháp lý
Là hệ thống các chủ trương, chính sách của nhà nước chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng đều chịu sự điều tiết của nhà nước về pháp luật thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Các quy định của nhà nước về vốn điều lệ, về tỷ giá, tỷ lệ trích lập các quỹ đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.3. Môi trường kinh tế
Đây là môi trường bao chùm lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá...Các yếu tố này có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời và thích hợp để điều chỉnh hoạt động nhằm thích ứng với sự biến đổi của môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.4. Môi trường chính trị văn hoá - xã hội
Những sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra là đều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do đó yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng chính là phong tục tập quán hay thói quen của người tiêu dùng.
Nếu như hoạt động trong môi trường văn hoá lành mạnh chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
1.3.2.5. Môi trường kỹ thuật công nghệ
Trong điều kiện hiện nay, thì yếu tố khoa học – công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy đây cũng là một trong những yếu tố được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong diều kiện cạnh tranh, hội nhập như hiện nay.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
tại Tổng công ty sách Việt Nam
2.1. Khái quát về Tổng công ty sách
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/10/1952, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 122/SL thành lập nhà in và phát hành trong cả nước. Đó là ngày đánh dấu sự ra đời của nghành phát hành sách Việt Nam – nghành phát hành sách chính quyền nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Ngày 19/12/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số 3944/TC-QĐ thành lập tổng công ty phát hành sách Việt Nam với chín đơn vị thanhf viên hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Tổng công ty phát hành sách Việt Nam là doanh nghiệp hạch toán tổng hợp, có phân cấp cho các đơn vị thành viên. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Tổng công ty đã kết nạp thêm ba đơn vị thành viên mới nâng tổng số đơn vị thành viên lên là mười hai thành viên.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra quyết định số 65/2003/QĐ-BVHTT, giữ nguyên tư cách pháp nhân Tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ văn hoá - thông tin. Đổi mới và củng cố Tổng công ty trên cơ sở các doanh nghiệp nhà nước hiện có là Tổng công ty phát hành sách Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Âm nhạc, Công ty in Khoa học kỹ thuật với tên gọi là Tổng công ty sách Việt Nam.
Tổng công ty sách Việt Nam có tên viết tắt là SAVINA
Tên giao dịch quốc tế là Vietnam book corporation
Trụ sở chính tại 44 phố Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng thay mặt tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: (04).8241576 / (04). 8257857.
Cơ quan sáng lập là Bộ Văn Hoá - Thông tin.
Vốn điều lệ: 31.546.000.000 đồng VN.
(Bằng chữ: Ba mươi mốt tỷ năm trăm bốn mươi sáu triệu đồng.)
Tổng công ty sách Việt Nam là Tổng công ty nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập theo sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có mối quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, nghiên cứu, đào tạo, tiếp thị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành và xuất nhập khẩu các ấn phẩm.
Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật; tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn do tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước; tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, điều lệ tổng công ty và các quy định của pháp luật.
Để tăng cường công tác quản lý, điều hành phát huy tính chủ động, trách nhiệm công tác của các tập thể, cá nhân trong công tác chỉ đạo và tổ chức phục vụ kinh doanh của Tổng công ty sách Việt Nam, bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
* Hội đồng quản trị
* Ban kiểm soát
* Tổng giám đốc
* Phó tổng giám đốc
* Giám đốc các công ty thành viên
* Bộ máy văn phòng
Tổ chức bộ máy các phòng ban của Tổng công ty bao gồm:
+ Văn phòng Tổng công ty
+ Phòng nghiệp vụ tổng hợp.
+ Phòng kế hoạch tài vụ.
+ Phòng xuất nhập khẩu.
- Trung tâm sách ngoại văn.
+ Phòng kinh doanh sách quốc văn.
- Trung tâm sách quốc văn.
- Trung tâm sách thiếu nhi.
+ Phòng kinh doanh văn hoá phẩm.
+ Phòng xuất bản.
+ Phòng kho vận.
+ Phòng bảo vệ.
+ Xí nghiệp in.
+ Trung tâm sách 22B, phố Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.1.2. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ.
Với tư cách là một cơ quan đầu nghành trong lĩnh vực xuất bản phẩm nói chung và lĩnh vực phát hành sách nói riêng, Tổng công ty Sách Việt Nam có chức năng tổ chức quản lý, kinh doanh khép kín cả ba khâu Xuất bản – In – Phát hành sách nhằm cung ứng các ấn phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty vừa phải thực hiện tốt công tác chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho, vừa phải đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do đó, Tổng công ty có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:
- Xuất bản các loại sách, tạp chí và văn hoá phẩm trên các chất liệu, công nghệ theo quy định của Luật Xuất bản, Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Sản xuất bản gốc, ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top