Stanhop

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Xây Dựng – Thương Mại và dịch vụ văn hoá 3

I. Giới thiệu về công ty. 3

1.Vị trí của công ty 3

2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: 4

II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 5

1.Lịch sử hình thành của công ty. 5

2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn: 5

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây. 7

Chương 2 : Thực trạng về hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hoá. 11

I. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu xây lắp của Công ty. 11

1. Đặc điểm về sản phẩm và thi trường của Công ty. 11

2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty: 13

2.1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. 14

2.2. Giám đốc và bộ máy giúp việc: 14

2.3. Đơn vị thành viên của Công ty. 16

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Công ty. 18

4. Đặc điểm về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. 19

5. Đặc điểm về lao động. 21

5.1. Tình hình lao động trong Công ty. 21

5.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo. 24

6. Tình hình tài chính của Công ty. 25

II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY. 29

1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. 29

2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 31

3. Các nhà cung cấp đầu vào. 33

3.1. Ảnh hưởng đến mức giá bỏ thầu. 33

3.2. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công. 34

4. Khách hàng. 35

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY. 38

1. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty. 38

1.1. Nội dung chuẩn bị hồ sơ xây lắp của Công ty bao gồm: 39

1.2. Lập phương án thi công cho gói thầu. 40

1.3. Công tác xác định giá bỏ thầu. 40

1.4. Hiệu chỉnh hồ sơ. 45

1.5. Tham gia mở thầu. 45

1.6. Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu. 45

2. Thực trạng về khả năng đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá. 46

2.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu. 47

2.2. Phân tích cơ hội và nguy cơ của Công ty. 52

2.3. Ma trận SWOT của Công ty xây dựng- thương mại và dich vụ văn hoá. 53

3.Kết quả đấu thầu của Công ty những năm gần đây. 55

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 56

1.Những thành tích Công ty đã đạt được trong những năm vừa qua. 56

2. Những hạn chế trong công tác đấu thầu và nguyên nhân của nó 59

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRÚNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG- THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ. 64

I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY. 64

1. Đầu tư máy móc có trọng điểm, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công. 64

2. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt. 65

3. Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao khả năng trúng thầu. 69

4. Nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên trong Công ty. 72

5. Nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hoạt động tạo vốn cho tham gia đấu thầu và thực hiện đấu thầu. 76

KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 79

1. Tăng cường quản lý nhà nước về đấu thầu ở nước ta. 79

2. Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện sửa đổi và ban hành các quy chế văn bản liên quan đến đấu thầu. 79

3. Thành lập các hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng. 79

KẾT LUẬN 81

Danh mục tài liệu tham khảo 83

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn đầu tiên. Điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn cung cấp vật tư không được cung cấp thương xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không được bảo đảm như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tốI kỵ bởi khi Công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình tiếp sau đó, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tưởng vào tiến độ thi công do Công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ thi công là không phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức khó kăn trong Công ty, nếu Công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranhcủa Công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư không tin tưởng. Vì vậy, chữ “tín” đối với Công ty là rất quan trọng.
Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp đến nhà thầu là rất lớn, nó có thể làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu.Vì vậy, điều cần thiết là Công ty phải bảo đảm hoạt động của mình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định.
4. Khách hàng.
Theo phân tích của M.Porter, khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công ty ở chỗ: Khách hàng có thể gây sức ép giảm giá, yêu cầu chất lượng phải tốt hơn so với cùng một mức giá và Công ty phải đáp ứng được các yêu cầu đó nếu muốn trúng thầu. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của người mua đem lại từ khối lượng mua lớn hay người mua nắm được những thông tin về Công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép cho Công ty. Ảnh hưởng từ phía khách hàng đối với khả năng trúng thầu của Công ty cũng rất lớn và nó luôn tồn tại.
Hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu phải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu tư, Công ty tham gia đấu thầu phải thực hiện những gì mà chủ đầu tư yêu cầu. Các yêu cầu này được thể trong hồ sơ mời thầu thônhg qua bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản. Nếu Công ty không đáp ứng được yêu cầu đó thì khả năng nhà thầu được chọn trong trường hợp này là rất thấp.Tuy nhiên các yêu cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của công trình… Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Công ty có đáp ứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp với thế mạnh của Công ty thì Công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của Công ty trong gói thầu đó. Ngược lại nếu năng lưcj của Công ty không phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu mà biện pháp mà Công ty đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công… không mang tính cạnh tranh cao, không bảo đảm thắng lợi trong đấu thầu. hay nếu Công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khác thì năng lực cạnh tranh của Công ty cũng giảm xuống.
Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công ty được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp giữa năng lực của Công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư. Sự phù hợp hay không của năng lực Công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư quyết định đến tính ưu việt, tối ưu của những phương án do Công ty đề xuất như về tài chính, kỹ thuật…và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của Công ty trong tham gia đấu thầu.
Khả năng thứ hai mà chủ đầu tư có thể tác động đến sức cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư và Công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham gia không phải quá nhiều, thường chỉ giớI hạn trong 10 nhà thầu trở xuống ( trừ những dự án quốc tế có tính chất quan trọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được tham gia dự thầu. Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty xét về khía cạnh nào đó. Trên thực tế có một số công trình khi tham gia đấu thầu, Công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớm hơn so với các nhà thầu khác, Như vậy sức cạnh tranh của Công ty sẽ được tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu của Công ty, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu Công ty là đơn vị quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu khác.
Khi nói đến quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấu thầu ta không thể bỏ qua các đối thủ có quan hệ tốt với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, Công ty sẽ gặp khó khăn vóí đơn vị đó bởi vì chủ đầu tư có sự ưu tiên hơn cho đơn vị này mặc dù giải pháp do hai bên đề ra có thể là tương tự như nhau nhưng chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết. hay có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể có những thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó Công ty lại không có được những thông tin này là một bất lợi trong cạnh tranh.
Như vậy, khả năng trúng thầu của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Công ty với yêu cầu của chủ đầu tư: Mối quan hệ giữa Công ty với chủ đầu tư và quan hệ của đối thủ cạnh tranh với chủ đầu tư trong đấu thầu xây lắp. Khách hàng của Công ty cũng rất đa dạng, yêu cầu ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy Công ty cần không ngừng nâng cao năng lực của mình, đông thời tănng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, các ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi Công ty tham gia đấu thầu.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY.
1. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty.
Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu và đoán đối thủ cạnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Và cũng như các Công ty xây dựng khác, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá cũng tuân theo quy trình đấu thầu sau:
Giai đoạn sơ tuyển.
-Nộphồ sơ pháp nhân của Công ty xin dự sơ tuyển
- Mua hồ sơ mời thầu.
Sơ đồ4: Trình tự đấu thầu trong nước.
Giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường Văn hóa, Xã hội 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách sạn Hương Giang Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
N nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụng Luận văn Kinh tế 0
O Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - Dụng cụ cơ khí Luận văn Kinh tế 2
N Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top