Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Xây dựng giáo án thực nghiệm trên Power Point, chúng tôi đã sử dụng một số tính năng của phần mềm này để tạo các hiệu ứng hoạt hình như: chữ bay, hình ảnh động, chèn âm thanh, hình ảnh vào các Slide làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Vì thế khi học trên máy vi tính, chuyển từ Slide này sang Slide khác, đối với học sinh không đơn thuần chỉ là tìm hiểu, khám phá kiến thức mà còn là sự tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về cách trình bày, âm thanh, hình ảnh trong mỗi Slide.
Bên cạnh đó, để thu hút và giúp học sinh thư giãn giáo viên có thể thiết kế hay cài đặt các trò chơi bổ ích, mang tính giáo dục cao vào máy tính và thưởng cho những học sinh hoàn thành nhiệm vụ sớm bằng cách cho các em chơi những trò chơi đó.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-luan_van_nghien_cuu_viec_su_dung_phuong_phap_day_h.eo9t8Tp3wf.swf /tai-lieu/luan-van-nghien-cuu-viec-su-dung-phuong-phap-day-hoc-chuong-trinh-hoa-voi-su-ho-tro-cua-phan-mem-power-point-thong-qua-76344/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Kiểu dạy học này bước đầu giúp học sinh tiếp cận với công nghệ hiện đại song do khả năng hạn chế của các phần mềm khi đó, các chương trình giảng dạy thường được trình bày hời hợt về những vấn đề, những khái niệm cần truyền đạt cho học sinh vì thế không thể giúp học sinh đi sâu, hiểu rõ vấn đề, do vậy không thể đạt được hiệu quả dạy học mong muốn. Tuy nhiên không vì thế mà những nguyên lý của giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính bị đặt lại vấn đề. Người ta không thể phủ nhận những ưu điểm nổi bật của kiểu dạy học này vì thế trong nhiều năm các chuyên gia giáo dục và tin học luôn tìm cách khai thác và tạo ra các phần mềm dạy học chất lượng cao.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các thế hệ máy tính mới liên tục ra đời, đòi hỏi một cấu trúc phần mềm dạy học tinh vi hơn. Tất nhiên, điều này không thể thực hiện một cách dễ dàng bởi sản xuất ra một máy vi tính tốt dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một phần mềm dạy học. Theo sự tính toán của các chuyên gia, để có một giờ học cho học sinh trên máy cần ít nhất là 400 giờ xây dựng quan niệm. Ngày nay, có rất nhiều các phần mềm dạy học song các phần mềm có chất lượng lại không nhiều. Những nhà nghiên cứu đã lao vào thực hiện phần mềm dạy học với sự hỗ trợ của các hệ thống chuyên gia và từ đó xuất hiện sự giảng dạy thông minh được sự trợ giúp của máy tính.
Sự giảng dạy thông minh được hỗ trợ của máy tính
Sự giảng dạy thông minh được trợ giúp bởi máy tính chủ yếu dựa trên cơ sở sử dụng máy vi tính và mô hình giảng dạy lập trình Crowder. Nó không chỉ có khả năng đơn giản là tạo ra những đáp án có sẵn cho các câu trả lời của học sinh mà còn biết sử dụng và xử lý những kiến thức lưu trữ trong hệ thống để đối mặt với những câu hỏi không lường trước. Nói một cách khác, hệ thống giảng dạy thông minh với sự trợ giúp của máy tính tạo ra một đáp án trên cơ sở những kiến thức được tích luỹ trong buổi học, nó cho phép dự kiến trước những tình huống sai lầm điển hình có thể xảy ra từ đó giúp học sinh đI sâu tìm hiểu, giải thích những thắc mắc từ đó các em có thể nắm vững vấn đề, khái niệm cần tiếp thu.
Sự giảng dạy thông minh được trợ giúp của máy tính tập trung theo 4 trục:
Xây dựng các phần mềm hỗ trợ dạy học
Tiếp theo chuyển sang nghiên cứu chương trình giảng dạy, chuẩn đoán lỗi của học sinh.
Từ đây chuyển tiếp sang thiết lập những chương trình giảng dạy dưới dạng bài học lập trình.
Chuyển những chương trình giảng dạy đã được thiết kế thành phần mềm.
Bốn yếu tố trên chính là những điều kiện cần và đủ để xây dựng một hệ thống giảng dạy thông minh có sự trợ giúp của máy tính. Nhìn vào 4 yếu tố này ta thấy thật khó mà tạo ra được một hệ thống giảng dạy thông minh có sự trợ giúp của máy tính một cách hoàn hảo. Bởi vì tuy máy tính có độ linh hoạt cao, có khả năng quản lý những sơ đồ dạng cây, những kiểu mẫu của Crowder song vẫn mang tính cơ học và được lập trình trước. Vì thế nó dễ tạo cho học sinh thói quen làm việc máy móc. Hơn nữa trong khi thiết kế bài giảng theo kiểu bài học lập trình của Crowder đôi khi giáo viên cũng không thể bao quát được tất cả các khả năng học sinh có thể đưa ra do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của các em.
Nắm được các nhược điểm đó, các chuyên gia giáo dục và tin học đã và đang tìm cách khắc phục, khai thác tối ưu những chức năng ưu việt của các phần mềm hiện có để có thể xây dựng những hệ thống giảng dạy thông minh có sự trợ giúp của máy tính ngày một tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.
Đôi nét về phần mềm hỗ trợ dạy học Power Point
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm dạy học với những chức năng ưu việt nhưng sau một quá trình tìm hiểu chúng tui đã quyết định chọn phần mềm Power Point để xây dựng giáo án thực nghiệm.
Power Point là một phần mềm trình diễn (Presentation) dễ sử dụng và đem lại hiệu quả trình diễn cao. Một trong những điểm mạnh của Power Point là tính linh hoạt. Với Power Point, bạn có thể:
Tạo một trình diễn bằng cách sử dụng một Wizard, một kiểu mẫu thiết kế hay từ phác thảo (Scratch).
Chèn thêm văn bản và các biểu bảng vào nội dung trình diễn của bạn.
Thêm các biểu đồ, hình ảnh cũng như những hình dạng và đối tượng khác vào nội dung trình diễn.
Sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông khác như âm thanh, video và hoạt hình…
Ngoài ra, Power Point còn rất nhiều khả năng ưu việt khác song dù có sử dụng wizard hay các chức năng tự động khác bạn cũng có thể tạo một trình diễn thiết kế mà không cần đến một kỹ năng thiết kế nào. Có thể nói, Power Point là một phần mềm rất phù hợp để xây dựng giáo án Tiếng Việt.
Đôi nét về những khả năng của Power Point
Màn hình của Power Point (Power Point Desktop)
Sau đây chúng tui xin trình bày màn hình của Power Point:
Màn hình của Power Point cũng tương tự như các desktop của các chương trình ứng dụng office khác. Nó gồm có các menu và các thanh công cụ. Thanh menu của Power Point gồm 9 nhóm, mỗi nhóm hiển thị một danh sách các lệnh liên quan. Giống như menu, các thanh công cụ cũng chứa các lệnh liên quan, giúp bạn dễ dàng trong việc thực hiện các thao tác như; lập trình diễn mới, chèn thêm slide, thay đổi kiểu mẫu nền, vẽ…
3.1.2. Các chế độ hiển thị của Power Point
Slide Show
Slide Sorter
Normal
Trong Power Point có 3 chế độ hiển thị khác nhau. Đó là:
Mỗi chế độ là một cách để bạn quan sát và làm việc với phần mềm. tuỳ từng trường hợp vào công việc bạn làm ở những thời điểm khác nhau bạn có thể chọn các chế độ hiển thị khác nhau.
3.1.3. Tạo một Presentation
Bạn có thể tạo Presentation bằng cách sử dụng Auto Conten Wizard, bằng cách sử dụng một kiểu mẫu có sẵn hay tạo một trình diễn trống. ở đây chúng tui xin giới thiệu cách tạo Presentation bằng việc sử dụng một kiểu mẫu có sẵn (Design Template).
Chọn Start/Programs/Microsoft Power Point. Màn hình Power Point xuất hiện. Sau đó bạn chọn Design Template. Trên màn hình xuất hiện các kiểu mẫu có sẵn.
Chọn kiểu mẫu mà bạn cần sử dụng bằng cách kích chuột vào mẫu đó.
Như vậy là bạn đã tạo được một trình diễn bằng cách sử dụng kiểu mẫu thiết kế có sẵn.
3.1.4. Lưu một Presentation
Để lưu giữ một trình diễn, bạn có thể làm như sau:
Click chuột vào nút Save trên thanh Standard. Hộp hội thoại Save as sẽ xuất hiện
Chọn Folder mà bạn muốn lưu file của mình từ danh sách drop-down Save in. (Thông thường folder mặc định để lưu các file trình diễn là My documents).
Nhập một tên cho file trong mục file name. (Không chọn trùng tên file với các file đã có trước đó).
Chọn kiểu định dạng file từ danh sách drop-down của Save as type.
File trình diễn của bạn đã được ghi lại.
3.1.5. Mở một file trình diễn
Click vào nút Open trên thanh Standard khi Power Point đang mở/ Nhấn Ctrl+ O/ Chọn File, Open từ menu của Power Point. Khi đó hộp hội thoại Open sẽ xuất hiện.
Chọn Folder, sau đó chọn file bạn cần mở và click chuột vào nút Open. Power Point sẽ mở trình diễn đã chọn.
3.1.6. Xoá m...