hero_20_vn

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật





MỤC LỤC

Mục Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Nội dung 3

Chương I: Tổng quan về thị trường, công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và khái quát về Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 3

I. Thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. 3

1. Thị trường và các yếu tố cấu thành. 3

1.1 Khái niệm thị trường của doanh nghiệp thương mại 3

1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường 5

2. Công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu. 7

2.1. Phát triển thị trường là công việc cần thiết đối với doanh nghiệp 7

2. 2 . Những nội dung chủ yếu của Công tác phát triển thị trường. 7

2.3. Biện pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp. 12

3. Những nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường 17

II. Khái quát về Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 21

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 22

3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. 25

3.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty 25

3.2. Về nhân lực 29

3.3. Về thị trường 29

3.4. Lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh 30

3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian gần đây. 31

Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 33

I.Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ 33

1. Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển. 33

2. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu tại các làng nghề thủ công truyền thống với nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, nguồn lao động rẻ. 34

3. Đặc điểm hàng thủ Công mỹ nghệ 34

II. Hoạt động Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Giai đoạn 2003-2006. 35

1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2003-2006 35

2. Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2003-2006 36

3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. 38

III. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 40

1.Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 40

2. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty 41

2.1. Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 41

2.2. Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu. 42

3.Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 43

3.1.Các biện pháp liên quan đến sản phẩm. 43

3.2. Các biện pháp tạo nguồn hàng. 44

3.3.Các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm. 45

IV.Đánh giá về hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật. 47

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


goài ra, lãnh đạo cũng rất quan tâm tới việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, hàng năm Công ty thường cử một số nhân viên sang các nước như: Nhật, Malaixia, Hàn quốc nghiên cứu và học tập cách làm việc của nước ngoài, bồi dưỡng thêm kiến thức để phục vụ cho Công ty.
3.3. Về thị trường
Ngay từ khi thành lập Công ty, lãnh đạo Công ty đã xác định một hướng đi cho Công ty rất rõ ràng đó là tập trung vào xuất khẩu hàng hoá sang các nước. Dựa vào kinh nghiệm làm việc với nước ngoài lâu năm, quan hệ tốt với các bạn hàng của cán bộ và lãnh đạo Công ty, Công ty TNHH thương mại Việt Nhật đã tạo được những mối làm ăn lớn với các bạn hàng ở các nước như: Nhật, Malaixia, Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Pháp, Nga, Đài Loan…Đặc biệt là Nhật bản, Malaixia và Hàn Quốc là những bạn hàng lâu năm và thường xuyên của Công ty. Hiện nay, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Công ty nhiều nhất vẫn là ba nước này. Năm 2006 tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sang Nhật chiếm: 53,12% ; Malaixia chiếm: 12,37% ; Hàn Quốc: 14,46%.
Nhìn chung, trong quá trình hoạt động, cơ cấu thị trường của Công ty không có sự biến động nhiều qua các năm.
3.4. Lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh
Công ty TNHH thương mại Việt Nhật là một Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá mà chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chủ yếu mà Công ty xuất khẩu. Đây cũng chính là hoạt động chủ yếu và có hiệu quả nhất của Công ty.
Những sản phẩm chủ yếu mà Công ty xuất khẩu là: Mây tre đan: rổ rá mỹ nghệ, giỏ hoa…; buông cói: chiếu, thảm…; gốm sứ: lọ hoa, đồ trang trí…; sơn mài; thêu ren… Hàng năm Công ty xuất khẩu ra nước ngoài hàng triệu sản phẩm. Sản phẩm mà Công ty xuất khẩu ra nước ngoài đều là những sản phẩm có chất lượng cao được nhiều bạn hàng ưa chuộng và tin tưởng cả về chất lượng và mẫu mã. Cho đến nay, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng này so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn luôn chiếm đa số. Năm 2005 tổng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty đạt 487.000 USD chiếm gần 60%. Năm 2006 là 520.000 USD chiếm gần 63%.
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian gần đây:
Trong những năm vừa qua tuy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động nhưng mục tiêu lợi nhuận của công ty vẫn được thực hiện tốt.
Bảng 3 Phân tích tổng quát tình hình Doanh thu, Chi phí, lợi nhuận:
Đơn vị tính:1.000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Tổng Doanh thu
11.125.458,50
12.778.498,70
13.636.303,00
15.589.264,00
Các khoản giảm trừ
546.154,40
746.035,20
0
526.843,00
Doanh thu thuần
10.579.304,10
12.032.463,40
13.636.303,00
15.384.621,00
Giá vốn hàng bán
10.123.903,00
11.493.703,30
13.122.782,80
14.692.762,00
Chi phí bán hàng
15.857,60
20.834,30
30.863,00
45.102,00
Chi phí quản lý doanh nghiệp
298.671,40
357.560,10
463.024,40
472.579,00
Lợi nhuận thuần
140.872,10
160.365,50
19.632,80
174.178,00
Phải nộp ngân sách
533.798,60
606.023,50
423.747,00
486.765,00
Thu nhập bình quân cán bộ CNV
746,7
850
1.200,00
1.800,00
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng qui mô kinh doanh hàng hoá và dịch vụ của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2004 tăng 12.778.498.700 - 11.125.458.500 = 1.653.040.200đ so với năm 2003 (tức tăng 14,86%), năm 2005 tăng:
13636303000-12778498700=857.804.300đ ( tức tăng 6,23%). Năm 2006 tăng 15.589.264.000-13.636.303.000= 1.952.961.000 (tăng 14.3%). So sánh các mức tăng trên ta thấy mức tăng của năm 2004 so với năm 2003 là lớn hơn với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004, mức tăng năm 2006 so với năm 2005 lơn hơn so với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004. Điều này chứng tỏ rằng mức tăng qui mô kinh doanh của doanh nghiệp là không ổn định. Tuy nhiên, xét về tổng thể qui mô qua các năm vẫn tăng. Đây là điều đáng mừng của Công ty và cần phát huy.
Doanh thu thuần trên bảng số liệu trên là tăng tương đối đều qua các năm. Đó là nhờ tổng doanh thu qua các năm đều tăng. Điều này là rất tốt vì doanh thu thuần tăng là một yếu tố quan trọng quyết định mức lợi nhuận. Tuy nhiên ta cũng dễ dàng nhận thấy giá vốn hàng bán và các loại chi phí qua các năm đều tăng mạnh đặc biệt là năm 2005 điều này là không tốt. Và nó nói lên rằng trình độ quản l‏‎ý và cách kinh doanh qua các năm đã kém hiệu quả đi nhiều. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong khi điều kiện sản xuất của ta lại chưa đáp ứng được nhu cầu chính vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên. Đồng thời, Công ty còn phải tích cực đầu tư cho công tác tìm kiếm nguồn hàng và quản lý nguồn hàng nhằm có được những sản phẩm tốt nhất do đó chi phí quản lý cũng tăng lên. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận thuần giảm mạnh: Nếu năm 2004 lợi nhuận thuần là 160.365.500đ thì năm 2005 giảm xuống còn 19.632.800đ ( giảm 140.732.700đ tương đương giảm 87,78%). Tuy nhiên, trong năm 2006 lợi nhuận thuần đã ổn định trở lại và đạt 174.178.000.
Nhìn vào số liệu thu nhập bình quân của CBCNV ta thấy: qua các năm đều tăng. Chứng tỏ rằng tuy có sự biến động lớn về lợi nhuận của Công ty nhưng CBCNV của Công ty vẫn được quan tâm một cách tốt nhất. Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Công ty tới đời sống của CBCNV và nó sẽ là động lực cho cán bộ Công nhân viên đóng góp hết mình cho Công ty và gắn bó với Công ty.
Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật
I.Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ
1. Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển.
Thủ công mỹ nghệ thường được sản xuất ở các làng nghề truyền thống nên thường chứa đựng trong nó những yếu tố văn hoá đặc sắc của từng dân tộc. Mỗi hàng hoá của các dân tộc khác nhau đều thể hiện một sắc thái riêng vì vậy nó tạo nên sự độc đáo trong mỗi sản phẩm. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ thường không đồng đều và khó có thể tiêu chuẩn hoá được.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường mang tính thẩm mỹ cao nhờ nét tinh xảo và độc đáo thể hiện ở kiểu dáng, hoa văn, đường nét trên mỗi sản phẩm.
ở Việt Nam hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất hiện từ lâu đời ở các làng nghề với những sản phẩm mang đầy bản sắc dân tộc. Do có lợi thế, Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào và dung lượng thị trường lớn. Đây chính là một trong mười mặt hàng xuất khẩu được nước ta đánh giá là chủ lực và được khuyến khích phát triển. Hiện nay, nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu như làm đơn giản hoá các thủ tục cấp phép xuất khẩu, thiết lập các văn phòng đại diện, tham tán thương mại của nước ta ở nước ngoài, thông qua các đại xứ quán tại nước ngoài cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng trên thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh, những biến động trên thị trường…
Ngoài ra, nhà nước cũng đã thành lập nên các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu, thực hiện ưu đãi về tín dụng xuất khẩu nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài ch

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top