Download miễn phí Đề tài Sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991
Gạo xuất khẩu của Ấn Độ có nhiều loại nhưng được chia ra làm hai loại chính: Gạo Basmati và gạo ngoài Basmati ( như gạo Permal, Minket, Sharbiti). Trên thị trường thế giới, gạo Basmati của Ấn Độ nổi tiếng với chất lượng cao và được coi là đứng đầu bảng và không có đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là nhu cầu của thị trường thế giới đối với loại gạo này ngày càng tăng. Ngoài Pakistan, Ấn Độ là nước duy nhất sản xuất được loại gạo này. Tuy nhiên, gạo Basmati của Ấn Độ lại được thế giới ưa chuộng hơn so với gạo của Pakistan, do chất lượng gạo của Ấn Độ cao hơn. Giá xuất khẩu gạo Basmati luôn cao hơn gạo thường từ 1,5-4 lần. Điều này sẽ được minh hoạ rõ nét hơn qua bảng giá gạo xuất khẩu ( Đơn vị Rupees/ tấn và 1USD=43 Rupees)
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-de_tai_san_xuat_va_xuat_khau_gao_cua_an_do_tu_sau_cai_cach_k.qZctTydHxG.swf /tai-lieu/de-tai-san-xuat-va-xuat-khau-gao-cua-an-do-tu-sau-cai-cach-kinh-te-thang-7-nam-1991-77770/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Như vậy việc phát triển Nông nghiệp theo hướng quảng canh không thể đem lại hiệu quả lớn. Vậy nên vấn đề mấu chốt ở đây chính là làm sao nâng cao được năng suất cây lúa . Ngay sau khi kế hoạch 5 năm lần thứ ba kết thúc năm 1966, vào tháng 7. 1967 chính phủ ấn Độ đã quyết định đưa nông nghiệp và nghành xản xuất lúa gạo phát triển theo hướng thâm canh- nghĩa là phát triển theo chiều sâu với nội dung chính là sử dụng giống cao sản.
3.Thành quả và hạn chế
Với một loạt cac chính sách kinh tế nhằm cải biến tình hình, nghành sản xuất lúa gạo đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế .
Luật thay thế Daminda cũng đã làm giảm đi phần nào số lượng nông dân không có ruộng đất hay có ruộng đất nhưng ở dưới mức tối thiểu để có thể duy trì nổi cuộc sống. Thêm vào đó, cuộc cải cách ruộng đất cũng có nhiều tác động nhất định đối với sản xuất lúa gạo: phá vỡ những dàng buộc kiểu phong kiến đồng thời cũng mở ra hàng loạt các quan hệ sản xuát và kinh doanh nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cho phép tiếp thu kĩ thuật mới, góp phần nâng cao năng suất lao động và sản lượng lúa gạo.
Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận một điều rằng cải cách ruộng đất cũng chỉ đơn thuần là một cuộc cải cách mang tính chất cải lương: chỉ hạn chế phần nào số lượng chủ đất chứ không xoá bỏ hoàn toàn chênh lệch về sở hữu ruộng đất giữa địa chủ và nông dân
Bằng chứng là số nông dân không có ruộng đất vẫn tiếp tục tăng một cách nhanh chóng. Trong vòng 10 năm( 1947-1957), ấn độ đã có thêm 37 triệu người không có ruộng đất. Theo điều tra năm 1981, có tới 160 triệu người có sở hữu ruộng đất nhưng ở dưới mức sinh tồn ( nhỏ hơn 1 ha) và tới 140 triệu dân không có ruộng đất để sản xuất.
Về ba lần kế hoach 5 năm, đã đem lại những kết quả khả quan cho nghành sản xuất lúa gạo.: Tổng sản lượng lúa gạo tăng. Nhưng cũng cần lưu ý rằng sự gia tăng ấy có được chủ yếu dựa vào chiến dịch mở rộng diện tích đất canh tác( đưa thêm 100,45 triệu ha đất khai hoang vào sản xuất), nghĩa là phát triển trồng trọt theo hưởng quảng canh- theo bề rộng , chứ không phát triển theo hướng thâm canh- theo chiều sâu với tâm điểm là ứng dụng khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất, sử dụng giống cao sản ………Cho nên tổng năng xuất có tăng nhưng thực chất năng suất lúa gạo trên một đơn vị diện tích vẫn chẳng có gì thay đổi.
Có thể nói cuộc cách mạng xanh của nhân dân ấn Độ đã đóng vai trò quyết định đến việc tăng sản lượng lúa gạo. Nếu như trước năm 1967, ấn Độ liên tục phải nhập khẩu lúa gạo để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, thì đến đầu thập kỉ 80 ấn Độ đã tự túc được nguồn lúa gạo. Riêng sản lượng lúa nước trong vòng 40 năm ( 1950-1990) tăng gấp hơn 5 lần từ 20,6 triệu tấn lên 111,8 triệu tấn lúa gạo. Chính cuộc cách mạng xanh đã đặt nền móng cơ bản để ấn Độ trở thành một nước xuất khẩu lúa gạo lớn của thế giới trong những năm sau này.
Nhưng cuộc cách mạng xanh vẫn còn những hạn chế: chỉ được triển khai ở một số vùng có điều kiện thuận lợi như vùng đồng bằng sông ấn Hằng ( bang Punjap, Hairiana và một số bang khác). Vì những vùng này có các cơ sở hệ thống thuỷ lợi, người nông dân giàu có hơn nên có vốn đầu tư. Chính điểm hạn chế này đã khiến sản lượng lúa gạo của ấn Độ vẫn chưa đạt so với yêu cầu.
Chương 2 : Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7. 1991
1. Đổi mới chính sách nông nghiệp của ấn Độ từ cải cách kinh tế .
a.Nguyên nhân
Đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 có rất nhiều biến động xảy ra trên thế giới: sự tan rã, sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu- Đây vốn là các nước bạn hàng lớn và lâu năm của ấn Độ, thêm vào đó là cuộc chiến tranh vùng vịnh đã đem đến cho nền kinh tế ấn Độ không ít những điều bất lợi. Đặc biệt là có rất nhiều những khó khăn nảy sinh từ trong nội tại của nền kinh tế ấn Độ: đó là sự kìm hãm về cơ chế quản lí, sở hữh nhà nước quá cao, sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh doanh và cả sự hạn chế đối với tư bản.
Tất cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan kể trên đã biến ấn Độ từ mô hình “tự lực tự cường” không những trở thành một mô hình tự cấp tự túc ( hạn chế quan hệ với bên ngoài, kìm hãm sự tăng trưởng dẫn đến tình trạng lạc hậu và thấp kém hơn hẳn so với các nền kinh tế khác trong khu vực châu á như hàn Quốc, Đài Loan và các nước trong khối ASEAN) mà còn đưa nền kinh tế ấn Độ vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.
Cuộc khủng hoảng kinh tế biểu hiện trên nhiều khía cạnh: hơn 30 triệu dân ở trong tình trạng thất nghiệp; nợ nước ngoài lên đến 70 tỉ USD; nguồn dự trữ ngoại tệ tính cho đến tháng 5. 1991 chỉ còn vẻn vẹn 1 tỉ US D; Đầu tư trung bình chỉ đạt 100 triệu USD; thêm vào đó, sau vụ ấn Độ trục xuất hai công ty Côcacôla và IBM ra khỏi lãnh thổ thì xem chừng không khí đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ấn Độ đã lắng hẳn xuống, nhiều nhà đầu tư đã xa lanhs thậm chí còn bỏ rơi ấn Độ để tìm nơi đầu tư ở những quốc gia khác có triển vọng hơn.; mức tăng GDP tụt xuỗng còn có 0,8% vào những năm tài hính 1991-1992; lạm phát dâng cao, nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn, tình hình Xã hội luôn căng thẳng và bất ổn.
Riêng về tình hình sản xuất lúa gạo, mặc dù ấn Độ đã tự túc được lúa gạo từ những năm đầu của thập kỉ 80, sản lượng lúa tăng đáng kể, thậm chí còn tích trữ được một lượng lúa gạo để xuất khẩu :
1980-1981
1984-1985
Giá trị gạo xuất khẩu (triệu rupi)
2.238,6
1.1619,9
Tỉ trọng lúa gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu (%)
0,32
1,44
Nhưng xét đến cùng, thì tỉ trọng của mặt hàng gạo trong cơ cấu hàng xuất vẫn còn thấp hơn so với các mặt hàng khác như: hàng dệt 13,9% năm 1980-1981 và 20,4% năm 1984-1985; hàng thủ công mĩ nghệ 13,94% năm 1980-1981 và 14,09% năm 1984-1985……..Dù tình hình sản xuất lúa gạo có khả quan hơn trước nhưng không có nhà kinh tế nào dám chắc sẽ không còn người dân nào phải lấy lá cây hay giết bò cái để ăn thịt như những năm 1965-1966, nhất là khi nền kinh tế của ấn Độ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng mà tình hình xã hội lại căng thẳng trong khi dân số đang tăng lên vùn vụt.
Đứng trước tình trạng đó, chính phủ ấn Độ do ông Narasimha Rao (N.Rao) lãnh đạo, đã chủ trương điều chỉnh chính sách. Thủ tưởng N. Rao từng nói rằng : “ Thế giới đã thay đổi, các nước đều đã thay đổi và không có gì biện minh nếu như ấn Độ không thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi những nguyên tắc và những mục tiêu đó”.
Để thực hiên được điều này, từ tháng 7.1991 ấn độ tiến hành một cuộc cải cách kinh tế toàn diện- một cuộc chuyển đổi chiến lược từ cơ ch