jade_2192000
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Giá trị của học thuyết về lợi nhuận của Mark và ý nghĩa của việc nghiên cứu và thực hiện vấn đề lợi nhuận
MỤC LỤC
Trang
Phần I: Lời nói đầu 2
Phần II: Nội dung 3
Chương I: Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận 3
1. Các quan điểm trước Mark về lợi nhuận 3
2. Quan điểm về lợi nhuận của Mark 6
3. Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận 10
Chương II: Vai trò của động lợi nhuận 12
I. Lợi nhuận là động lực của nền kinh tế thị trường 12
II. Vấn đề lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam 16
Chương III: Giá trị của học thuyết về lợi nhuận của Mark và ý nghĩa của việc nghiên cứu và thực hiện vấn đề lợi nhuận 21
1. Giá trị của học thuyết về lợi nhuận của Mark 21
2. Ý nghĩa của lợi nhuận đối với quá trình đi lên CNXH ở Việt Nam 22
3. Hậu quả của việc theo đuổi lợi nhuận 24
Phần III: Kết luận 26
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-tieu_luan_gia_tri_cua_hoc_thuyet_ve_loi_nhuan_cua.5dXpeHaSbT.swf /tai-lieu/tieu-luan-gia-tri-cua-hoc-thuyet-ve-loi-nhuan-cua-mark-va-y-nghia-cua-viec-nghien-cuu-va-thuc-hien-van-de-loi-nhuan-75137/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Khi đó công thức giá trị hàng hoá (C + V + m) chuyển thành (k + m)
2.2.2 Lợi nhuận
Để sản xuất hàng hoá, xã hội phải chi phí một số lao động nhất định
-Lao động quá khứ (lao động vật hoá) là giá trị của tư liệu sản xuất
-Lao động sống (lao động hiện tại) là lao động tạo ra giá trị mới(v + m)
Do đó giá trị xã hội của hàng hoá là c + v + m
Nhưng nhà tư bản là chủ lao động, họ không phải hao phí lao động, họ chỉ quan tam đến việc đã bỏ chi phí bao nhiêu để sản xuất hàng hoá (gồm tiền mua tư liệu sản xuất và tiền mua sức lao động v). C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, và ký hiệu bằng k (k = c + m)
Như vậy, khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức giá trị hàng hoá : gt = c + v + m sẽ chuyển thành gt = k + m
Sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã bỏ ra (c + m) mà còn thu được số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này gọi là lợi nhuận
Vậy, giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước và mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận
Nếu ta ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức gt = c + v + m = k + m sẽ chuyển thành gt = k + p (hay giá trị hàng hoá bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận)
Vấn đề đặt ra là giữa p và m có gì khác nhau?
+Về mặt lượng : Nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì m = p,m và p giống nhau ở chỗ chúng đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê.
+Về mặt chất : m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ v, còn p thì được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đề ra. Dó đó p đã che dấu quan hệ bóc lột TBCN, che dấu nguồn gốc thực sự của nó, đó là lao động thặng dư không được trả công của người công nhân.Trên thực tế, do chi phí sản xuất TBCN luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi. Tương quan giữa m và p chính là tương quan giữa giá bán hàng hoá của nhà tư bản với giá trị hàng hoá. Sự không thống nhất giữa m và p này đã càng làm che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p’ ta có:
. 100% = . 100%
Về mặt lượng p’luôn nhỏ hơn m’. Về mặt chất thì m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Còn p’ không thể phản ánh được điều đó mà chỉ nói lên mức lãi của việc đầu tư.Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi. Do đó, việc thu p’ và theo đuổi p’ là động lực thúc đẩy nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản
2.3. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
2.3.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Khái niệm:Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá đó có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh: Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành: hình thành nên giá trị xã hội của từng loại hàng hoá.
2.3.2. Cạnh tranh giữa các ngành.
Khái niệm:Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phân phối tư bản (V và C) vào các ngành sản xuất khác nhau.
Kết quả của cuộc cạnh tranh: là hình thành dần tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá trị sản xuất.
Như chúng ta đều biết, do các xí nghiệp trong nội bộ từng ngành, cũng như giữa các ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản không giống nhau, cho nên để thu được nhiều lợi nhuận thì các nhà tư bản phải chọn những ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao để đầu tư vốn.Xét 3 ngành sản xuất sau:
Ngành sản xuất
Chi phí sản xuất
Giá trị thặng dư với m' = 100%
P'(%)
Cơ khí
80C + 20V
20
20
Dệt
70C + 30V
30
30
Da
60C + 40V
40
40
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Do đó nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm ở ngành da nhiều lên làm cho cung lớn hơn cầu, do đó giá cả của ngành da sẽ thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất ngành da sẽ hạ thấp xuống. Ngược lại, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi, nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Kết quả hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
3. Một số hình thức của lợi nhuận.
3.1. Lợi nhuận thương nghiệp.
Đối với tư bản thương nghiệp trước CNTB thì lợi nhuận thương nghiệp được coi là do mua rẻ, bán đắt là kết quả của việc ăn cắp lừa đảo
Đối với thương nghiệp TBCN thì lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dự được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp được hình thành do sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là họ mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì bán đúng giá trị của nó.
3.2. Lợi tức cho vay.
Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân, mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng.Lợi tức cao hay thấp còn tuỳ từng trường hợp vào nhiều yếu tố như sự cấp thiết, hoàn cảnh lịch sử, sự thoả thuận giữa các tư bản...
Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất.
3.3. Lợi nhuận ngân hàng.
Ngân hàng TBCN là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền vào, còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay.Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi trừ đi những khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân.
3.4. Địa tô.
Trong lĩnh vực nông nghiệp có 3 giai cấp: Địa chủ, tư bản kinh d...