Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiểu luận: “giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người”
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Như vậy có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh có mục tiêu cao cả nhất đó là giải phóng con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề con người là một vấn đề rộng lớn từ khái niệm về con người, vị trí, vai trò của con người đến chiến lược giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trong đó nổi bật là sự quan tâm chăm sóc của Người đối với thế hệ trẻ, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và thanh niên. Người không chỉ bàn về quan niệm con người mà còn chỉ dẫn sâu sắc và tinh tế phương pháp và biện pháp giáo dục, về nghệ thuật dùng người, cách thức ứng xử, cư xử với con người. Đó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật mà các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người đều cần lĩnh hội và thực hành.
Với ý nghĩa đó tác giả chọn vấn đề “giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người"1. Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình".Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
2. Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực sự nghiệp của cách mạng.
Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu lớn chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay".Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
4. Về chiến lược trồng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trồng người là một sự nghiệp có tính chiến lược. Người mong muốn biến khát vọng và chủ trương của các thế hệ cha anh về “khai dân trí” thành hiện thực. Do đó từ khi có chính quyền, Hồ Chí Minh đã thực hiện một sự nghiệp "khai dân trí" rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước ta và thu được những thành công hết sức to lớn, mặc dù sự nghiệp ấy được tiến hành trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Người đã xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ tư trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhất của đất nước lúc bấy giờ, là bước khởi đầu và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của sự nghiệp mở mang dân trí. Người chỉ rõ: "Dốt nát cũng là kẻ địch... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng... Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Từ đó, sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp của toàn thể dân tộc, và đối tượng của GD cũng là toàn thể dân tộc. Người chắt chiu, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn luyện cho từng tốp nhỏ học trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì, nhẫn nại. Người thường xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào quần chúng, kiên trì lắng nghe và tìm đọc, suy ngẫm về những gương tốt, những ý hay của nhân dân. Người viết “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi". Người căn dặn: Phải học, học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân dân, không học quần chúng là một sai lầm lớn.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò của GD-ĐT, xây dựng con người mới XHCN và coi đó là một chiến lược lâu dài. Với câu nói nổi tiếng: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của GD. Người chỉ rõ: Tiền đồ của dân tộc chúng ta sẽ ra sao, một phần quan trọng lŕ do sự nghiệp GD trực tiếp quyết định: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện/ Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền/Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do GD mà nên".
Hồ Chí Minh khẳng định: “...có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất". Theo Hồ Chí Minh "óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở nhà trường, ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà".
Với người học, người được GD, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người phải : “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" . Đặc biệt, Người coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn xung phong đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng CNXH; coi thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà.
Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả về nội dung và phương pháp. Người chỉ rõ: "Việc xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc". Hiểu sâu sắc thuyết cách mạng không ngừng, nhìn thấu quá khứ và tương lai, Hồ Chí Minh luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà con người Việt Nam sẽ phải đạt tới: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Trong việc "trồng người", Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức. Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì vậy, Người đòi hỏi tất cả mọi người không trừ một ai, không trừ một cấp nào đều phải thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng cho bền vững. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng đạo đức. Song cũng rất mực coi trọng tài năng. Người trân trọng đón mời, ưu đãi và trao thực chức, thực quyền cho những người có tài năng. Mặt khác, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải tinh thông nghiệp vụ của mình, ai cũng đều phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm bất cứ việc gì, làm bất cứ ở đâu mà không thành thạo sẽ gây ra tác hại. Đặc biệt là trong bộ máy Nhà nước, hoạt động của nó liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, sự không thành thạo công việc sẽ dẫn đến tác hại khôn lường. Bởi vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng và khuyến khích việc "chiêu hiền đãi sĩ", "cầu người hiền tài" và luôn nhắc nhở phải "khéo dùng cán bộ", phải "hiểu và đánh giá đúng cán bộ”, “có gan cất nhắc cán bộ”, “dụng nhân như dụng mộc” vě “muôn việc thŕnh công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp “trồng người” cũng là sự quy tụ ở mẫu người hay các mẫu người, được xây dựng về mặt lí thuyết và trong thực tế. Hồ Chí Minh không nói đến mẫu người siêu việt, đứng trên tất cả mọi người. Người từng chỉ ra rằng: trong xã hội không có áp bức, bóc lột thì "thánh hiền" là hàng triệu con người có thật trong nhân dân. Vì thế sẽ là thiếu sót nếu không chú ý tới một điểm độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc “trồng người” và nó liên quan đến mẫu người. Đó là tư tưởng và sự quan tâm của Người đến vấn đề “người tốt, việc tốt”. Một vấn đề thật đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, nhưng thật sâu sắc, sáng tạo bởi tính quần chúng và chiều sâu triết học, tầm cao của lòng yêu thương, trân trọng, khoan dung, đại lượng đối với con người và sự nghiệp "trồng người", đó là "người tốt", mẫu người mà ai cũng có thể trở thành. Nhưng để trở thành "người tốt", tuy dễ nhớ, dễ làm phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên mới có thể vượt qua được thói quen làm những "việc tốt" bình thường nhất, để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ ươm mầm, chở che, nâng niu cái thiện, đẩy lùi cái ác mở mọi nơi, mọi lúc.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, nêu gương là một phương pháp GD quan trọng. Người dạy: "Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình, muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người... Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày GD lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người về chiến lược “trồng người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại: Tư tưởng nhân đạo cộng sản. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân dân ta. Song, Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và "phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước... Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công và phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người là một quá trình đầy cam go, thử thách. Trong “Nhà nước và cách mạng” khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng, chẳng hạn như vấn đề chính quyền, V.I.Lê-nin từng nói rằng, đấu tranh giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm... Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhưng, chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con người.
Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ cách mạng. Thực vậy, trong tiến trình ấy, những lớp người hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết. Theo đó, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn. Vì vậy, để đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng được thành công triệt để thì việc nghiên cứu và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhất là trong sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tiểu luận: “giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người”
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Như vậy có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh có mục tiêu cao cả nhất đó là giải phóng con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vấn đề con người là một vấn đề rộng lớn từ khái niệm về con người, vị trí, vai trò của con người đến chiến lược giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trong đó nổi bật là sự quan tâm chăm sóc của Người đối với thế hệ trẻ, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và thanh niên. Người không chỉ bàn về quan niệm con người mà còn chỉ dẫn sâu sắc và tinh tế phương pháp và biện pháp giáo dục, về nghệ thuật dùng người, cách thức ứng xử, cư xử với con người. Đó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật mà các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người đều cần lĩnh hội và thực hành.
Với ý nghĩa đó tác giả chọn vấn đề “giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người"1. Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình".Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
2. Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực sự nghiệp của cách mạng.
Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu lớn chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay".Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
4. Về chiến lược trồng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trồng người là một sự nghiệp có tính chiến lược. Người mong muốn biến khát vọng và chủ trương của các thế hệ cha anh về “khai dân trí” thành hiện thực. Do đó từ khi có chính quyền, Hồ Chí Minh đã thực hiện một sự nghiệp "khai dân trí" rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước ta và thu được những thành công hết sức to lớn, mặc dù sự nghiệp ấy được tiến hành trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Người đã xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ tư trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhất của đất nước lúc bấy giờ, là bước khởi đầu và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của sự nghiệp mở mang dân trí. Người chỉ rõ: "Dốt nát cũng là kẻ địch... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng... Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Từ đó, sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp của toàn thể dân tộc, và đối tượng của GD cũng là toàn thể dân tộc. Người chắt chiu, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn luyện cho từng tốp nhỏ học trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì, nhẫn nại. Người thường xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào quần chúng, kiên trì lắng nghe và tìm đọc, suy ngẫm về những gương tốt, những ý hay của nhân dân. Người viết “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi". Người căn dặn: Phải học, học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân dân, không học quần chúng là một sai lầm lớn.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò của GD-ĐT, xây dựng con người mới XHCN và coi đó là một chiến lược lâu dài. Với câu nói nổi tiếng: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của GD. Người chỉ rõ: Tiền đồ của dân tộc chúng ta sẽ ra sao, một phần quan trọng lŕ do sự nghiệp GD trực tiếp quyết định: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện/ Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền/Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do GD mà nên".
Hồ Chí Minh khẳng định: “...có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất". Theo Hồ Chí Minh "óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở nhà trường, ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà".
Với người học, người được GD, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người phải : “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" . Đặc biệt, Người coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn xung phong đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng CNXH; coi thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà.
Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả về nội dung và phương pháp. Người chỉ rõ: "Việc xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc". Hiểu sâu sắc thuyết cách mạng không ngừng, nhìn thấu quá khứ và tương lai, Hồ Chí Minh luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà con người Việt Nam sẽ phải đạt tới: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Trong việc "trồng người", Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức. Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì vậy, Người đòi hỏi tất cả mọi người không trừ một ai, không trừ một cấp nào đều phải thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng cho bền vững. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng đạo đức. Song cũng rất mực coi trọng tài năng. Người trân trọng đón mời, ưu đãi và trao thực chức, thực quyền cho những người có tài năng. Mặt khác, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải tinh thông nghiệp vụ của mình, ai cũng đều phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm bất cứ việc gì, làm bất cứ ở đâu mà không thành thạo sẽ gây ra tác hại. Đặc biệt là trong bộ máy Nhà nước, hoạt động của nó liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, sự không thành thạo công việc sẽ dẫn đến tác hại khôn lường. Bởi vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng và khuyến khích việc "chiêu hiền đãi sĩ", "cầu người hiền tài" và luôn nhắc nhở phải "khéo dùng cán bộ", phải "hiểu và đánh giá đúng cán bộ”, “có gan cất nhắc cán bộ”, “dụng nhân như dụng mộc” vě “muôn việc thŕnh công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp “trồng người” cũng là sự quy tụ ở mẫu người hay các mẫu người, được xây dựng về mặt lí thuyết và trong thực tế. Hồ Chí Minh không nói đến mẫu người siêu việt, đứng trên tất cả mọi người. Người từng chỉ ra rằng: trong xã hội không có áp bức, bóc lột thì "thánh hiền" là hàng triệu con người có thật trong nhân dân. Vì thế sẽ là thiếu sót nếu không chú ý tới một điểm độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc “trồng người” và nó liên quan đến mẫu người. Đó là tư tưởng và sự quan tâm của Người đến vấn đề “người tốt, việc tốt”. Một vấn đề thật đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, nhưng thật sâu sắc, sáng tạo bởi tính quần chúng và chiều sâu triết học, tầm cao của lòng yêu thương, trân trọng, khoan dung, đại lượng đối với con người và sự nghiệp "trồng người", đó là "người tốt", mẫu người mà ai cũng có thể trở thành. Nhưng để trở thành "người tốt", tuy dễ nhớ, dễ làm phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên mới có thể vượt qua được thói quen làm những "việc tốt" bình thường nhất, để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ ươm mầm, chở che, nâng niu cái thiện, đẩy lùi cái ác mở mọi nơi, mọi lúc.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, nêu gương là một phương pháp GD quan trọng. Người dạy: "Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình, muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người... Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày GD lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người về chiến lược “trồng người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại: Tư tưởng nhân đạo cộng sản. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân dân ta. Song, Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và "phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước... Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công và phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người là một quá trình đầy cam go, thử thách. Trong “Nhà nước và cách mạng” khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng, chẳng hạn như vấn đề chính quyền, V.I.Lê-nin từng nói rằng, đấu tranh giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm... Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhưng, chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con người.
Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ cách mạng. Thực vậy, trong tiến trình ấy, những lớp người hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết. Theo đó, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn. Vì vậy, để đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng được thành công triệt để thì việc nghiên cứu và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhất là trong sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VỪA LÀ MỰC TIÊU VỪA LÀ ĐỘNG LỤC CỦA CÁCH MẠNG, phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm sau đây của hồ chí minh nói một cách tóm tắt mộc mạc chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống 1 cuộc đời hạnh phúc, giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng hcm về phát huy nguồn lực của dân làm lợi ích cho dân, Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội - Giá trị lý luận và thực tiễn., giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo dức